Khối ngoại bán thẳng vào cổ phiếu trụ khiến VN-Index giảm hơn 14 điểm

Pha tăng lên của Ngân hàng chỉ giúp triệt tiêu bớt ảnh hưởng từ hoạt động rút ròng của khối ngoại. Một loạt cổ phiếu trụ như VCB, VHM, MSN, GAS đã bị khối ngoại bán ra trong phiên hôm nay.
Diễn biến giao dịch phiên 5/7
Diễn biến giao dịch phiên 5/7

Ngân hàng chỉ có thể gồng đỡ chỉ số và cũng không dám tăng quá mạnh ở phiên hôm nay. Mức tăng của các mã STB, MBB, BID, TCB duy trì 3-4% trong khi đó một loạt cổ phiếu Bluechips lại giảm sâu như MSN (-5,3%), GAS (-5,2%).

Vai trò của khối ngoại vẫn là rất lớn ở những cổ phiếu này khi họ bán ròng MSN (-36,5 tỷ đồng), GAS (-21,2 tỷ đồng). Cùng với đó, các mã bị bán ròng nhiều nhất như VHM (-0,82%), VCB (-0,13%) cũng đều chịu ảnh hưởng theo.

Những diễn biến này trở nên quá sức với cả nhóm Ngân hàng nên VN-Index đã phải đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, giảm 14,24 điểm xuống 1.181,29 điểm (-1,19%).

Nếu nhóm Ngân hàng cũng giảm mạnh cùng các cổ phiếu trên, chắc chắn chỉ số sẽ đứng trước nguy cơ dò đáy thêm một lần nữa.

Với số đông nhà đầu tư, nỗ lực của Ngân hàng cũng không được ghi nhận. Thay vào đó, tâm lý dễ bị ảnh hưởng hơn từ những chuyển động giảm sâu của các mã Bluechips. Một loạt cổ phiếu đã kết phiên trong trạng thái giảm sàn ở các nhóm Bán lẻ, Thủy sản, Năng lượng, Cảng biển, Phân bón như NT2, HAH, DPM, IDI, GEG, VHC, ANV, VOS. Các mã như PC1, DGC, VGC cũng đều giảm trên 6%.

Thị trường có rất ít những nhóm tích cực ngoại trừ các cổ phiếu nhóm FLC với FLC (+5,6%), AMD (+5,3%), HAI (+4,2%), ROS (+6,9%) hồi phục sau khi chạm đáy.

Độ rộng ghi nhận 67% mã giảm giá so với 23% mã tăng và 10% mã đứng giá. Thanh khoản của HOSE tính đến hết phiên là 13.806 tỷ đồng, tương đương 612 triệu đơn vị.

Còn HNX-Index và UPCoM kết phiên giảm lần lượt 1,16% và 0,81%. Tổng giá trị giao dịch là hơn 2.000 tỷ đồng.

****

VN-Index có độ trễ nhất định so với VN30 khi cuối phiên sáng chỉ số này đang giảm 0,38%. Trong khi đó, VN30 sau pha dúi xuống đã kịp lấy lại sắc xanh, tăng 0,05% lên 1.248 điểm.

Ngân hàng vẫn duy trì được đà tăng ở BID (+3,7%), TCB (+3,6%), MBB (+2,4%), CTG (+2,3%), VPB (+1,2%), VPB (+1,2%) nhưng chỉ mới tập trung giải quyết rung lắc cho VN30.

Sự lan tỏa của nhóm này chưa cao chính là nguyên nhân gây ra độ trễ của VN-Index so với VN30. Sẽ cần phải có thêm tiền đổ vào nhóm Ngân hàng hoặc có sự can thiệp của các trụ khác mới có thể giúp thị trường bớt đi sức ì.

Trước mắt, số đông các cổ phiếu trên sàn vẫn còn nhiều áp lực thể hiện qua sắc đỏ đã phủ rộng hơn trên HOSE với 19,72% mã giảm. Các mã Phân bón, Cảng biển, Năng lượng, Bán lẻ đều chưa thể thu hẹp đà giảm trong phiên sáng là dấu hiệu vẫn cần phải chú ý.

Cùng với đó, khối ngoại cũng đang bán ròng khá mạnh, hơn 200 tỷ đồng, tập trung vào nhiều Bluechips như VHM (-40 tỷ đồng), GAS (-28,32 tỷ đồng), MSN (-22 tỷ đồng), VCB (-19,22 tỷ đồng) cũng sẽ gây thêm trở ngại cho chỉ số. Ở phiên cuối tuần trước, tự doanh và khối ngoại đã cùng nhau bán thẳng vào nhiều trụ khiến chỉ số có một phiên giao dịch "thót tim".

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giao dịch tại 1.191 điểm, giá trị giao dịch đạt 6.519 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,73% xuống 279,13 điểm với giá trị giao dịch là 535 tỷ đồng.

****

Cổ phiếu Chứng khoán phiên hôm qua bật lên chủ yếu nhờ thông tin sẽ được sớm rút ngắn chu kỳ thanh toán. Tuy nhiên, trạng thái của các cổ phiếu Chứng khoán là không hề tích cực khi nhiều mã đã mất hết xu hướng. Việc duy trì sự hồi phục là nhiệm vụ không dễ dàng.

Ngay trong phiên sáng nay, một loạt cổ phiếu Chứng khoán đã điều chỉnh giảm nhẹ như SSI (-0,7%), VND (-1%), HCM (-0,4%), VCI (-1,1%), BSI (-3%), CTS (-1,8%). Nhà đầu tư ít nhiều sẽ có sự thấp thỏm nếu tham gia mua mới các cổ phiếu này trong phiên giao dịch hôm qua.

Tuy nhiên, thị trường lại có sự tham gia sôi động hơn của Ngân hàng với TCB (+3%) ,BDI (+2,7%), CTG (+1,9%), MBB (+1,8%), SHB (+1,8%), LPB (+1,8%), VPB (+1,2%). So với phiên hôm qua, đây là sự cải thiện đáng kể. Ít nhất, nhóm này cũng đã không để VIB (+3,1%) đơn độc tăng giá sau khi được nhiều CTCK kỳ vọng sẽ được vào VN30 thay thế PNJ.

Trong khi đó, cổ phiếu PNJ (-4,2%) đang có phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp cho thấy hiệu ứng thông tin thực sự có tác động. Cổ phiếu này dẫn đầu các mã giảm trong rổ VN30 vào lúc này bỏ khá xa các mã khác như GAS (-2,6%), MWG (-2,2%), VJC (-2%), POW (-1,9%), MSN (-1,9%).

Với các cổ phiếu Midcap và Penny, hiệu ứng Ngân hàng chưa thực sự được hưởng ứng rõ rệt nên số mã giảm vẫn đang gấp 3 lần số mã tăng. Các mã GEG (-2,6%), NT2 (-4,42%), REE (-2,35%), PC1 (-4,3%), vẫn tiếp tục bị chốt lời ở nhóm Năng lượng. Tương tự là FRT (-3,72%), DGW (-4,52%) ở nhóm Bán lẻ.

Một loạt cổ phiếu Cảng biển như DVP (-2,7%), VSC (-2,6%), HAH (-2,8%), GMD (-1,9%) cũng giảm nhẹ trong khi DGC (-4,6%), DPM (-4,2%), DCM (-3,8%) tại nhóm Hóa chất và Dầu khí đang giảm quanh 4%.

VN-Index mới chỉ hạn chế được tổn thất nhờ có sự tham gia của Ngân hàng. Chỉ số đang lùi về 1.193 điểm vào lúc 10h30. Thanh khoản được cải thiện cũng chủ yếu nhờ Ngân hàng, đạt 3.900 tỷ đồng. Nếu nhóm Ngân hàng chững lại, thị trường sẽ rất khó duy trì được khả năng hút tiền.

Trong khi đó, HNX-Index đang gặp áp lực hơn khi giảm về 279 điểm. Do ít có sự xuất hiện của Ngân hàng, mức giảm của chỉ số này cũng đang nhỉnh hơn so với VN-Index.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE