Ngân hàng Nhà nước cấp tập hút tiền về

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một số động thái đi trước nhằm “rào đón” quyết sách từ bên kia bán cầu...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau cuộc họp chính sách quan trọng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố quyết định tiếp tục nâng lãi suất mục tiêu thêm 75 điểm cơ bản lần thứ 3 trong năm nay lên ngưỡng từ 3,00-3,25%, đồng thời phát đi thông điệp về khả năng sẽ có thêm đợt nâng lãi suất khác.

Ngay sau quyết định này, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác vọt tăng mạnh và hiện ở mức 111,64 điểm, tăng 0,9% so với chốt phiên trước. Hiện chỉ số này đã tăng khoảng 16% trong năm nay và thiết lập mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1981.

Tại Việt Nam, nhằm “rào đón” quyết sách từ bên kia bán cầu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có một số động thái đi trước khá mạnh tay.

Cụ thể, từ tuần trước, sau một thời gian tạm dừng khá lâu, Nhà điều hành đã trở lại sử dụng lại công cụ phát hành tín phiếu nhằm điều tiết thanh khoản trên thị trường.

Cụ thể, NHNN đã phát hành 44,6 nghìn tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất phát hành đã được đẩy lên 4% (tăng 130 điểm cơ bản so với trước đó). Nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày cũng được sử dụng đều đặn với khối lượng trung bình hàng ngày đạt 1 nghìn tỷ đồng (giảm từ mức gần 15 nghìn tỷ đồng) và lãi suất tăng nhẹ lên 4,6% (tăng 10 điểm cơ bản).

Động thái hút ròng tiếp tục được thực hiện sang tuần này và mạnh tay hơn qua phát hành tín phiếu, đặc biệt với quy mô lên tới 25.000 tỷ đồng ngày 21/9, ngay trước thềm Fed ra phán quyết về lãi suất; qua đó đưa tổng khối lượng lưu hành "tạm nhốt" ở kênh tín phiếu lên tới 76.400,1 tỷ VND.

Khi NHNN cấp tập hút tiền về như trên, lãi suất VND liên ngân hàng đã bật tăng trở lại; kỳ hạn qua đêm tiếp tục tăng lên mức 4,68% - tăng 0,18 điểm phần trăm so với cuối tuần trước trong khi kỳ hạn 1 tuần vẫn ổn định ở mức 4,8% và kỳ hạn 1 tháng tăng nhẹ 0,08 điểm phần trăm, lên 5,28%.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, NHNN đang có xu hướng điều tiết thanh khoản trên hệ thống ngân hàng duy trì ở mức vừa đủ, không còn quá dồi dào như giai đoạn năm 2020-2021 nhằm duy trì mặt bằng lãi suất liên ngân hàng VND phù hợp và có mức chênh lệch hợp lý với lãi suất USD, giảm thiểu áp lực lên tỷ giá.

Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND gia ngay liên tục tăng cao trong những phiên gần đây, đáng chú ý, vừa có phiên tăng tới 21 đồng trong ngày hôm qua (21/9), lên tới 23.696 đồng, áp sát mức giá bán ra của NHNN là 23.700 đồng.

Đọc tiếp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

MSB lùi lịch họp ĐHĐCĐ năm 2024 sang ngày 23/4.

MSB lùi lịch họp ĐHĐCĐ năm 2024

Thời gian tổ chức đại hội sẽ được lùi từ ngày 10/4 sang ngày 23/4, lý do được ngân hàng cho biết là để hoàn thiện công tác chuẩn bị đại hội.

ĐHĐCĐ VIB dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tới đây.

VIB dự kiến chia cổ tức 29,5%

VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

Chat với BizLIVE