Ngân hàng đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên kịch trần

Ngay sau khi quyết định từ Nhà điều hành, một loạt các ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất mới, với mức lãi suất áp dụng có kỳ hạn dưới 6 tháng ở phần lớn các thành viên được đẩy lên mức kịch trần mới.
Ngân hàng đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên kịch trần

Lãi suất huy động đồng loạt tăng mạnh

Tối muộn ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố quyết định nâng mạnh một loạt lãi suất điều hành lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua.

Trong đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.

Ngay sau khi có quyết định từ Nhà điều hành, một loạt các ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất mới, với mức lãi suất áp dụng có kỳ hạn dưới 6 tháng ở phần lớn các thành viên được đẩy lên mức kịch trần mới.

Trong thông báo mới nhất, ngân hàng Bản Việt điều chỉnh lãi suất tiền gửi ở một loạt kỳ hạn với mức điều chỉnh tăng từ 0,5% - 1,2% theo từng kỳ hạn gửi. Đây là lần điều chỉnh thứ hai của Bản Việt kể từ ngày 23/9/2022.

Cụ thể, với các khoản tiền gửi tiết kiệm tại quầy Bản Việt nâng lãi suất tiền gửi 1-5 tháng từ 5%/năm lên kịch trần 6%/năm. Không chỉ các mốc lãi suất kỳ hạn ngắn được điều chỉnh tăng, trong thông báo mới này, Bản Việt cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng từ mức 6,5-6,7%/năm lên 7,6-8,1%/năm. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất Bản Việt đưa ra đã tăng từ 7,0%/năm lên 8,2%/năm.

Trong khi đó, các khoản tiền gửi kỳ hạn dài 18, 24, 36, 48 và 60 tháng đến nay đã tăng lên đến 8,9%/năm.

Tương tự, với hình thức gửi tiền qua kênh trực tuyến, khách hàng gửi tiền tại ngân hàng với các kỳ hạn 1-5 tháng đều sẽ được áp dụng mức lãi suất kịch trần 6%/năm.

Đặc biệt, nếu gửi tiền qua kênh trực tuyến khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất lên tới 8,0%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 8,6%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 8,9%/năm với kỳ hạn 24 tháng. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại Bản Việt áp dụng với các khoản tiền gửi cá nhân.

Với biểu lãi suất kể trên, Bản Việt hiện là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất thị trường.

Tương tự, tại Sacombank, mức lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm tại quầy cũng đã được điều chỉnh tăng mạnh từ 4,1-4,6%/năm trước đó lên 5,6-6%/năm theo biểu lãi suất mới, tương đương mức tăng 1,4-1,5 điểm %.

Với hình thức gửi tiền qua kênh online, khách hàng gửi tiền tại Sacombank với các kỳ hạn 1-5 tháng đều sẽ được áp dụng mức lãi suất kịch trần 6%/năm.

Không chỉ các mốc lãi suất kỳ hạn ngắn, Sacombank cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng từ mức 5,8-6,3%/năm lên 7-7,25%/năm với kênh quầy.

Còn nếu gửi qua kênh online, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất 7,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 7,65%/năm với kỳ hạn 9 tháng và 7,75%/năm với kỳ hạn 11 tháng, tăng 1,2-1,5 điểm % so với biểu lãi suất trước đó.

Tại BacABank, lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng đã được đẩy lên mức kịch trần mới. Cụ thể, lãi suất không kỳ hạn và kỳ hạn 1 tuần - 3 tuần được áp dụng 1%/năm trong khi lãi suất kỳ hạn 1 tháng – 5 tháng là 6%/năm, tăng 1 điểm %/năm so với trước.

Với kỳ hạn dài hơn, ngân hàng này cũng điều chỉnh tăng phổ biến 0,6-0,8 điểm % so với đầu tháng 10. Hiện, lãi suất cao nhất tại ngân hàng là 8,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trên 1 tỷ đồng, kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.

Một số ngân hàng khác như NCB, SeABank cũng đã áp dụng biểu lãi suất mới kể từ ngày 25/10 với lãi suất tăng mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, trong đó, các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng đều được tăng kịch trần 6%/năm.

Hiện khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trở lên tại NCB theo hình thức trực tuyến đã có lãi suất trên 8%/năm và cao nhất là 8,45%/năm dành cho kỳ hạn từ 24 tháng. Còn tại SeABank, mức lãi suất cao nhất đang được áp dụng là 7,4%, áp dụng cho các kỳ hạn từ 24 – 36 tháng, tăng 1,2 điểm % so với đầu tháng 10.

Sẽ còn tiếp tục tăng...

Trong báo cáo mới công bố, các chuyên gia VNDirect cho rằng, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2022 với 5 nguyên nhân. Thứ nhất là tác động từ việc NHNN tăng lãi suất chính sách. Thứ hai, NHNN đã chính thức cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại từ đầu tháng 9, dẫn đến việc tăng về nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

Thứ ba, tăng trưởng huy động chậm trong 7 tháng đầu năm 2022 (+4,2% so với đầu năm, +9,9% so với cùng kỳ) do lãi suất huy động kém hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác.

Thứ tư, Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất điều hành lên mức quanh 4,5% vào cuối năm 2022. Và cuối cùng, USD mạnh gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam.

Theo đó, các chuyên gia dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức 6,5-6,7%/năm (bình quân) vào cuối năm 2022. Đối với năm 2023, lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng thêm khoảng 50 điểm cơ bản, theo đó lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên 7,0-7,2%/năm (bình quân) vào cuối năm 2023.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE