Ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu vốn thực góp thấp hơn vốn pháp định

Khi vốn điều lệ của ngân hàng giảm thấp hơn vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp xử lý; trong đó, trường hợp xấu nhất là sẽ thu hồi giấy phép hoạt động.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Một trong những nội dung quan trọng trong thông tư này chính là quy định về giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
Theo đó, giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định bằng vốn điều lệ, vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
Khi vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá, kiểm tra hoặc yêu cầu ngân hàng, chi  nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm toán độc lập để xác định  giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp tại phương án xử lý do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo theo quy định.
Bên cạnh đó, Nhà điều hành cũng sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp xử lý của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định trong trường hợp cần thiết.
Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
“Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư nêu rõ.
Theo đó, các biện pháp cụ thể bao gồm các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm xuống dưới 80% của mức vốn pháp định.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sẽ áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu có giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp dưới 50% mức vốn pháp định, hoặc giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý.
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 01/01/2020.
Được biết, theo Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Chính phủ vừa ban hành mới đây, thì mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách là 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng Hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu đô la Mỹ (USD); công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng; tổ chức tài chính vi mô là 05 tỷ đồng; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn là 0,5 tỷ đồng; và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường là 01 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Lợi nhuận ngân hàng có thể tăng 15% từ nền thấp năm 2023.

Lợi nhuận ngân hàng có thể tăng 15% từ nền thấp năm 2023

Lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng niêm yết năm 2024 được dự báo tăng trưởng ở mức 15% với giả định Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất trong năm nay và các ngân hàng lớn đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm.

Chat với BizLIVE