Nga đẩy mạnh bán dầu giá rẻ cho Trung Quốc

Nga đang tìm cách tăng cường đẩy dầu thô vào thị trường Trung Quốc. Giá dầu Nga rẻ hơn đáng kể so với giá dầu Saudi Arabia và giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu.
Nga là một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Việc thiếu hụt nguồn cung từ Nga khiến thị trường dầu toàn cầu chao đảo.
Nga là một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Việc thiếu hụt nguồn cung từ Nga khiến thị trường dầu toàn cầu chao đảo.

Theo Bloomberg, dầu thô giá rẻ của Nga đang tìm đường vào nhiều ngóc ngách hơn trong ngành công nghiệp lọc dầu Trung Quốc. Các thương lái từ vùng ven biển đến sâu trong đất liền đều tăng mua dầu Nga - những thùng dầu không thể được đưa tới Mỹ hay châu Âu.

Theo dữ liệu hải quan của Trung Quốc, các công ty đăng ký tại 9 khu vực hành chính trên khắp đất nước đã nhập khẩu lượng dầu thô kỷ lục từ Nga vào tháng trước.

Các lô hàng cũng được bán cho nhiều công ty Trung Quốc nhất kể từ tháng 1/2020. Điều này cho thấy Nga đang tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới trong thị trường lọc dầu lớn nhất châu Á.

Mua dầu giá rẻ

Trong cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây, các nước châu Á là những đối tượng hưởng lợi lớn nhất. Trung Quốc và Ấn Độ đã nhập khẩu lượng dầu kỷ lục từ Nga, sau khi Anh, Mỹ và châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.

Các nỗ lực của phương Tây nhằm chặn nguồn thu khổng lồ từ ngành công nghiệp năng lượng của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những đòn trừng phạt đã làm gián đoạn dòng chảy dầu trên toàn cầu. Các nước nhập khẩu dầu buộc phải tìm kiếm những nguồn cung thay thế nhằm bù đắp lỗ hổng mà dầu Nga để lại. Theo giới quan sát, Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu nhằm giữ giá ở mức cao để bù đắp doanh thu lao dốc.

Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc nhập khẩu dầu Nga với mức giá trung bình 93 USD/thùng vào tháng trước, rẻ hơn 17 USD/thùng so với dầu nhập khẩu từ Saudi Arabia cùng thời điểm.

Giá dầu toàn cầu đã tăng cao do xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga. Theo dữ liệu của Trading Economics, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu hiện ở mức 109 USD/thùng.

Ngân hàng đầu tư UBS đã nâng dự báo giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu lên 130 USD/thùng vào cuối tháng 9 và 125 USD/thùng trong quý cuối năm. Trước đó, nhà băng này dự đoán giá dầu ở mức 115 USD/thùng.

Trong khi đó, nhu cầu dầu tại Trung Quốc được dự đoán sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi nước này nới lỏng các biện pháp chống dịch. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ước tính mức tiêu thụ của nước này có thể tăng 12% trong quý III/2022.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung Quốc Quốc tế dự báo nhu cầu dầu sẽ phục hồi nhẹ vào quý III, nhưng tăng mạnh trong quý IV.

Các đại gia năng lượng

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga đã tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục trong tháng 5. Lượng dầu mà Trung Quốc nhập khẩu từ Saudi Arabia tăng 9% lên 7,82 triệu tấn, tương đương 1,84 triệu thùng/ngày. Còn Iran bán cho Trung Quốc 260.000 tấn dầu thô vào tháng trước.

Theo số liệu, khoảng 32% trong số 8,42 triệu tấn (2 triệu thùng/ngày) dầu thô nhập khẩu từ Nga được bán cho các công ty đặt trụ sở ở Bắc Kinh. Đáng nói, hầu hết hãng lọc dầu quốc doanh của Trung Quốc đặt trụ sở tại đây, bao gồm các gã khổng lồ dầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Sinopec.

Chỉ hơn 30% dầu nhập khẩu từ Nga được bán cho các công ty ở Hắc Long Giang, một khu vực được bao bọc bởi đất liền ở đông bắc Trung Quốc, giáp với Nga.

Các lô hàng được bán cho Trung Quốc bao gồm dầu thô ESPO và Urals.

Nhu cầu dầu tại Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi sau khi nước này nới lỏng các biện pháp chống dịch. Ảnh: Reuters.

Dầu có thể được vận chuyển qua đường ống ESPO. Một số nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng đặt tại Hắc Long Giang.

Nhà phân tích Emma Li cho biết ước tính của công ty phân tích và dữ liệu Vortexa Ltd. chỉ ra các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đang hoạt động với công suất tối đa. Ước tính dựa trên dòng chảy dầu Nga sang Trung Quốc qua đường ống ESPO.

Theo dữ liệu hải quan, các công ty đăng ký tại Sơn Đông, Giang Tô, Liêu Ninh, Chiết Giang, Hà Nam, Hà Bắc và Quảng Tây cũng nhập khẩu một lượng dầu đáng kể từ Nga. Sơn Đông có ngành công nghiệp lọc dầu tư nhân lớn nhất Trung Quốc, chiếm khoảng 1/4 công suất của cả nước.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE