Né gọi Grab vì cước nhân giờ cao điểm, nhưng giá cước taxi thường thậm chí "chát" hơn

Gần đây, với việc giá cước tăng cao hơn trước cũng như việc "đội giá" vào giờ cao điểm, thời tiết xấu của các hãng xe công nghệ, nhiều khách hàng đã chuyển đổi sang gọi taxi truyền thống nhưng giật mình vì giá cước còn "chát" hơn taxi công nghệ và rất khó để gọi được xe.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chị Mai Hoa (Hà Đông), một hành khách thường xuyên sử dụng taxi để di chuyển tại Hà Nội cho biết, cùng cự li từ nhà vào khu vực phố cổ Hà Nội vào giờ bình thường chị đặt GrabCar khoảng 120.000 đồng, tuy nhiên giờ cao điểm buổi trưa giá "đội" lên 170.000 đồng, tương ứng với mức tăng khoảng hơn 40%. Cước Grab đội lên cao cùng lúc việc gọi xe cũng khó khăn hơn do số lượng xe không nhiều như trước kia, có thể phải chờ 5 hoặc 10 phút mới có xe.

Hành khách này chuyển sang gọi taxi truyền thống để di chuyển với mức phí phải trả thậm chí lên đến 200.000 đồng. "Thường GrabCar sẽ nhân cước khá cao giờ cao điểm nhưng taxi truyền thống với nhiều đợt tăng giá cước để bắt kịp giá xăng dầu, giá mở cửa taxi đã lên đến 20.000 đồng, cước phí mỗi km tiếp theo lên đến 17.000 đồng/km. Và như vậy, dù Grab đã tăng cước mạnh, cước taxi truyền thống hiện nay vẫn đắt hơn, bù lại tôi không mất thời gian chờ mà có thể vẫy xe dọc đường", chị Hoa nói.

GrabCar thường báo tăng giá vào giờ cao điểm.
GrabCar thường báo tăng giá vào giờ cao điểm.

Trao đổi với chúng tôi, tài xế của hãng Taxi Group cho biết, nếu thời gian tới giá xăng vẫn tiếp tục tăng thì hãng taxi vẫn phải điều chỉnh giá cước tăng theo. Tài xế này cho rằng việc tăng giá cước do giá xăng dầu tăng dày, và tăng mạnh, điều mà các tài xế cũng không mong muốn bởi giá tăng cao sẽ khiến khách hàng giảm đi lại, thu nhập lái xe càng bị ảnh hưởng.

“Trước đây, nếu chạy xe 100km tôi sẽ mất khoảng 180.000 đồng tiền xăng, nhưng từ khi giá xăng tăng đến nay con số này tăng gấp 3 lần. Việc tăng giá cước giúp tài xế chúng tôi đỡ được phần hao thu nhập, nhưng khách hàng sẽ mất thêm chi phí, hiện nay lượng khách của tôi cũng giảm đi rõ rệt", tài xế này chia sẻ.

Trước đó, bắt đầu từ 15 giờ ngày 21/6, giá xăng E5 RON 92 tăng lên 31.300 đồng một lít, xăng RON 95-III đã lên tới mức là 32.870 đồng một lít. Đây là lần tăng giá thứ 12 trong năm.

Ngay từ khi giá xăng rục rịch tăng từ đầu năm, các hãng taxi cả công nghệ và truyền thống cũng phải đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước nếu không muốn chấp nhận lỗ.

Theo đó, từ 10/3, Grab Việt Nam phát đi thông báo về việc điều chỉnh tăng cước phí tất cả dịch vụ với lý do để bù đắp một phần chi phí của đối tác, giúp tài xế có thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống, cũng như khuyến khích họ phục vụ tốt hơn. Cụ thể, giá GrabCar tăng từ 20.000 đồng lên 29.000 đồng/2km đầu tiên. Và ở các km tiếp theo tăng từ 9.000 đồng lên 10.000 đồng.

Hay Be đã tăng giá cước tại Hà Nội từ ngày 10/2, dịch vụ beCar 4 chỗ, ứng dụng điều chỉnh tăng cước 2 km đầu tiên từ 27.000 đồng lên 29.000 đồng. Cước phí mỗi km tiếp theo tăng từ 9.350 đồng lên 9.500 đồng, mỗi phút di chuyển tăng từ 440 đồng lên 500 đồng. Cước phí mỗi km tiếp theo sau 12 km cũng tăng từ 8.500 đồng lên 9.000 đồng.

Đối với taxi truyền thống cũng điều chỉnh tăng giá cước để phù hợp với chi phí giá xăng. Riêng Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thống kê, tính đến hết tháng 3 đã có 16 đơn vị vận tải gửi hồ sơ xin tăng giá cước, trong đó có 14 hãng xe taxi tăng giá cước từ 5 đến 15% tùy loại xe.

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE