Nạn trộm cắp gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cho các nhà bán lẻ

Kinh tế khó khăn khiến nạn trộm cắp trở nên trầm trọng đột biến, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cho các nhà bán lẻ.
Các nhà bán lẻ “thua lỗ” vì nạn trộm cắp. Ảnh: Aisle.
Các nhà bán lẻ “thua lỗ” vì nạn trộm cắp. Ảnh: Aisle.

Cuối tuần qua, Doug McMillon, Tổng giám đốc hãng bán lẻ khổng lồ Walmart, cho biết nạn trộm cắp gia tăng có thể dẫn đến việc tăng giá và đóng cửa hàng.

McMillon cho biết thêm nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ đang phải đối phó với tình trạng trộm cắp gia tăng cao hơn nhiều so với trước đây. Ông cho biết cách tiếp cận lỏng lẻo từ các công tố viên địa phương có thể dẫn đến việc đóng cửa và tăng giá nếu vấn đề vẫn tiếp diễn.

Walmart không phải là nạn nhân duy nhất. Trộm cắp bán lẻ có tổ chức, hay các nhóm tội phạm ăn cắp số lượng lớn sản phẩm chỉ để bán lại đang gia tăng.

Năm ngoái, gần 70% nhà bán lẻ đã báo cáo mức tăng đột biến, góp phần gây ra khoản lỗ lên tới 69 tỷ USD.

Khó có thể tưởng tượng rằng hành vi trộm cắp trong cửa hàng có thể ảnh hưởng đáng kể đến các công ty khổng lồ trị giá hàng tỷ USD, nhưng quy mô đã trở nên lớn đến mức ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ, và khiến họ mất hàng trăm triệu USD.

Hãng bán lẻ Target cũng đang phải đối phó với tình trạng gia tăng trộm cắp, mà theo họ chủ yếu là trộm cắp có tổ chức. Gần đây, Giám đốc tài chính của Target cho biết nạn trộm cắp tại các cửa hàng của họ đã tăng 50% so với năm ngoái. Tính riêng năm nay, thiệt hại do trộm cắp đã giáng một đòn mạnh 400 triệu USD vào biên lợi nhuận của hãng.

Một hãng bán lẻ khác là Rite Aid cho biết họ đã mất 5 triệu USD trong quý trước do hành vi trộm cắp tại các địa điểm ở New York và năm ngoái. Giám đốc điều hành của Best Buy cho biết tình trạng trộm cắp gia tăng đã gây nên rất nhiều khó khăn cho người lao động.

Có thể nói vào thời kỳ khủng hoảng, các công ty có thể bị mất tiền theo những cách không ngờ tới.

Khi nói về thua lỗ, chúng ta thường xem xét chi phí tăng, nhu cầu chậm lại và doanh số bán hàng giảm. Nhưng khi tình hình kinh tế của Mỹ xấu đi, lạm phát không phải là vấn đề duy nhất của các nhà bán lẻ: tội phạm cũng bắt đầu giáng đòn mạnh vào thu nhập.

Giờ đây, các nhà bán lẻ đang tăng cường các biện pháp an toàn như khóa các mặt hàng và bổ sung lực lượng bảo vệ có vũ trang, dù điều đó làm trải nghiệm mua sắm kém thú vị hơn.

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...

Theo Zing News

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE