Nắm trong tay quỹ đất lớn nhưng CEO Group khó triển khai do khó về vốn

Đó là nhận định được Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC) đưa ra tại báo cáo phân tích, nhận định về doanh nghiệp này mới được phát hành.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo, Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, mã chứng khoán: CEO) hiện đang sở hữu quỹ đất tiềm năng với diện tích rộng 962,1 ha, phần lớn là các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, tập trung nhiều ở Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha).

Công ty cũng đã bắt đầu triển khai và kinh doanh tại các dự án trọng điểm như River Silk City Hà Nam, CEO Mê Linh, Sonasea Vân Đồn Harbor City…

Do đó, trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh chuỗi bất động sản du lịch và resort hứa hẹn sẽ mang lại mảng lợi nhuận cho CEO khi ngành du lịch – hàng không bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế vào năm 2022 tới đây. Tuy nhiên, mặc dù sở hữu nhiều quỹ đất lớn nhưng khả năng triển khai dự án của CEO còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư.

Kinh doanh bết bát do khả năng thích nghi kém

Đề cập sâu hơn về hoạt động của doanh nghiệp này, báo cáo cho biết, doanh thu của tập đoàn trong báo cáo hợp nhất quý 3/2021 giảm một nửa chỉ còn 124 tỷ. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của CEO Group. Trước đó, doanh nghiệp này đã lỗ 27 tỷ đồng trong quý 4/2020, 19 tỷ đồng trong quý 1/2021 và 126.7 tỷ đồng trong quý 2/2021.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của CEO đạt 406 tỷ, giảm 40.5%. Sau khi trừ các khoản chi phí, CEO lỗ 224 tỷ trong 9 tháng, gấp đôi mức lỗ cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không hợp lý cũng là một trong những vấn đề của doanh nghiệp này. Tại thời điểm cuối tháng 9/2021, đòn bẩy tài chính của công ty ở mức cao, lượng tiền mặt của doanh nghiệp thời điểm này ghi nhận 50 tỷ đồng trong khi nợ ngắn hạn 2.066 tỷ đồng.

Theo SBSC, một thách thức đặt ra cho CEO Group trong thời gian tới là doanh nghiệp cần nguồn lực để tiến hành triển khai dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao Vân Đồn Complex. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ nhiều hạng mục bổ trợ các tuyến đường nội khu, bãi biển Sonasea Long Beach, các tiện ích công cộng.. nhằm sớm hoàn thiện tổng thể dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City.

Ngoài ra, việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp này cũng được đánh giá không hợp lý. Vay ngắn hạn quá nhiều cho những dự án dài hạn. Khi dịch Covid-19 xảy ra, sự linh hoạt và điều hành của ban lãnh đạo còn nhiều hạn chế, chậm chạp khiến doanh nghiệp có khả năng thích nghi kém so với các đối thủ cũng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đọc tiếp

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Hà Nội gỡ vướng cho 6 dự án bất động sản

Hà Nội gỡ vướng cho 6 dự án bất động sản

Dự án Công viên hồ điều hòa Thạch Bàn, dự án nhà ở thấp tầng, kết hợp thương mại, dịch vụ làng nghề truyền thống Vạn Phúc - Trí Đức, dự án Khu nhà ở Mai Lâm - Đông Anh… vừa được Hà Nội đưa ra họp bàn, thảo luận các biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Chat với BizLIVE