“Năm 2025, chúng ta sẽ có bản đồ giá đất đai”

Năm 2025, chúng ta sẽ có cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có bản đồ về giá đất đai. Khi hoàn thành xong việc đo đạc, các thửa đất đều thể hiện trên bản đồ địa chính, gắn với giá đất thu thập hàng ngày.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết tại buổi trả lời trực tuyến trên VnExpress chiều 19/8.

Theo đó, tại buổi trả lời trực tuyến trên, bạn đọc hỏi: Khái niệm giá đất phù hợp với giá phổ biến thị trường hiểu nôm na là giá đất sát với giá thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường sẽ theo từng thời điểm, phụ thuộc vào quy luật cung - cầu. Đây là một giá trị biến động khó dự đoán. Hơn nữa, bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm và công bố vào ngày đầu năm thì làm sao sát với giá thị trường của từng thời điểm trong năm được?

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tất cả vấn đề cần giải quyết ở đây là làm sao xác định sát giá thị trường trong điều kiện bình thường. Có mấy phương pháp, trước tiên là quá trình giao dịch đất đai, từ việc nhà nước giao đất là thị trường sơ cấp, cũng cần hướng đến chủ yếu là đấu giá, đấu thầu, thì sẽ sát thị trường.

Người dân tham gia giao dịch đất đai và nhà đầu tư bất động sản phải công khai trên sàn giao dịch, giá phản ánh đúng thị trường. Khi có giá phản ánh rộng rãi như vậy chính là giá chúng ta sẽ xác định được nó là giá trị của thị trường mang tính chất ổn định.

Còn hiện nay dựa vào 5 phương pháp định giá đất, cũng tìm cách có phương án dự báo, thống kê để quy đổi, chuyển từ tất cả biến động đó ra giá thị trường, nhưng giá thị trường đó còn nhiều sai lệch. thông qua hệ số biến động xác định biến động của thị trường.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là thông tin về giá đất, tức phải tạo bản đồ vùng giá trị, thể hiện giá giao dịch hôm nay của nhà nước giao đất, đấu giá đất; giá trên sàn thương mại thế nào. Nó sẽ đưa ra giá đầy đủ, chúng ta chỉ cần làm phép tính đơn giản để đưa ra giá trị trung bình.

Với các nước mất 5-10 năm để đưa ra bảng giá trị giá đất. Hiện ở Việt Nam nhiều địa phương đã áp dụng phương pháp này xác định biến động giá đất thị trường.

Ở nước ta, việc lập bản đồ giá trị đất đai phụ thuộc vào từng khu vực, nơi nào giao dịch đất đai diễn ra nhiều thì có thể diễn ra sớm hơn.

Năm 2025, chúng ta sẽ có cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có bản đồ về giá đất đai. Khi hoàn thành xong việc đo đạc, các thửa đất đều thể hiện trên bản đồ địa chính, gắn với giá đất thu thập hàng ngày.

“Tôi nói 5 năm ở các nước là thay đổi từ 5 phương pháp sang phương pháp vùng giá trị đất. Tôi nghĩ trong vòng 5 năm, Việt Nam sẽ có hệ thống định giá đất mới. Còn hiện nay chúng ta phải kết hợp các phương pháp định giá”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Chat với BizLIVE