Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp sẽ đạt 42,5 tỷ USD

10 tháng qua, tuy có những khó khăn nhất định nhưng xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp vẫn đạt 38,75 tỷ USD. Theo thông lệ xuất khẩu tăng cao nhất vào quý 4 và có khả năng đạt 42,5 tỷ USD, nếu dịch bệnh ổn định sẽ có thặng dư.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa qua chế biến - Ảnh minh họa
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chưa qua chế biến - Ảnh minh họa
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm, thuỷ sản ước đạt trên 74,3 tỷ USD tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng xuất khẩu ước đạt gần 38,75 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 10, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 3,4 tỷ USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 4,2% so với tháng trước đó.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng mạnh 
Nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: cà phê, cao su, gạo, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế… Đặc biệt, xuất khẩu cao su tăng 13,9% khối lượng và tăng hơn 46% giá trị; hạt điều tăng hơn 14% khối lượng và 13,5% giá trị, sắn và sản phẩm từ sắn tăng hơn 7% khối lượng, nhưng tăng hơn 21% giá trị.
Xuất khẩu hồ tiêu dù giảm 5,7% về lượng, nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 52,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng 44,2%. Cà phê giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 4,1% về giá trị. 
Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 42,8% thị phần, châu Mỹ chiếm 30%, châu Âu là 11,4%, châu Phi 1,9% và châu Đại Dương 1,5%.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới gần 28% thị phần. Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
Thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt gần 7,5 tỷ USD (chiếm 19,3% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. 
Thị trường Nhật Bản đứng thứ ba với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%) và xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất, chiếm 43,4% giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản... 
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu toàn ngành ước đạt hơn 35 tỷ USD, tăng 39%. trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 54%. Nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt trên 2,9 tỷ USD, giảm 0,5%. Nhóm hàng thủy sản trên 1,6 tỷ USD, tăng 11,7%. Nhóm lâm sản chính khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 26,5%. Nhóm đầu vào sản xuất gần 6 tỷ USD, tăng 31%.
Trong số các thị trường xuất khẩu nông sản vào Việt Nam thì Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất đạt gần 3,3 tỷ USD, chiếm 9,2% thị phần. Kế đến là Campuchia đạt khoảng 3,15 tỷ USD, chiếm 8,9%; riêng mặt hàng điều chiếm gần 65%.
Chỉ có 20% nông sản xuất khẩu được qua chế biến
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn tăng trưởng và năm sau đạt giá trị cao hơn năm trước, nhưng có một thực tế là có đến 80% nông sản của Việt Nam xuất thô, và chỉ có 20% xuất qua chế biến. 
Việc thiếu công nghệ trong chế biến và bảo quản đã khiến các mặt hàng nông sản của Việt Nam thường ở vào thế bấp bênh, khi thì ùn ứ dư thừa cần giải cứu. Chỉ khi nào lĩnh vực chế biến sâu được chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa thì nông sản Việt mới có vị trí cao hơn, và chấm dứt tình trạng giải cứu nông sản.
Theo hiệp hội cao su Việt Nam, Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhưng có trên 80% sản lượng cao su xuất khẩu là cao su thô. Việc xuất khẩu nguyên liệu thô đang là sự lãng phí, bởi lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm đã được chế biến.
Xuất khẩu thô làm giảm mạnh giá trị nông sản, vấn đề này ai cũng biết nhưng có một thực tế là hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp có tư duy “đánh lẻ”, và để giành lấy thị trường họ sẵn sàng hạ giá bán bất chấp thiệt hại chung của ngành.
Làm sao đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chế biến để mang về giá trị cao hơn? Vấn đề này đã làm cho những người trong ngành nông nghiệp trăn trở. 
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng ngày nay với xu thế thị trường nông sản toàn cầu, đã đến lúc doanh nghiệp kinh doanh nông sản cần thay đổi tư duy, đừng nghĩ đơn giá trị mà hãy nghĩ đa giá trị. Tại Đài Loan đã có đến 80% nông sản xuất khẩu đã qua chế biến còn Việt Nam thì ngược lại, có đến 80% là xuất nguyên liệu thô chỉ có 20% xuất khẩu qua chế biến.
“Mặc dù tất cả doanh nghiệp nông nghiệp đều biết nông sản được qua chế biến thì giá trị sẽ tăng cao, và công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho một chuỗi ngành hàng, nhưng vì sao đến nay Việt Nam vẫn xuất khẩu nông sản thô cao hơn sản phẩm chế biến?
Có phải do doanh nghiệp lâu nay quen với tư duy “đánh” từng thương vụ một cho nhanh, hạch toán liền biết ngay lời lỗ, thay vì đầu tư một nhà máy chế biến phải mất từ năm đến bảy năm mới hoàn vốn, và trong bối cảnh thị trường sản phẩm nông sản chế biến của các nước, hay của các doanh nghiệp đi trước đã đầy trên các kệ hàng ở các siêu thị rồi nên phải mất thêm chi phí lo về thị trường, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại…”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đặt vấn đề.  

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE