Mỹ và đồng minh có thể áp trần giá dầu của Nga ở ngưỡng khoảng 70USD/thùng?

Chính phủ các nước phương Tây đang cố gắng tăng cường các biện pháp để trừng phạt Nga bởi đã để leo thang căng thẳng với Ukraine.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ dự kiến vào ngày thứ Tư tuần này sẽ đồng thuận về mức trần của giá dầu Nga, giới chức các nước đang tính đến việc áp giá dầu bán ra của Nga ở mức khoảng 60USD/thùng trong nỗ lực cố gắng đi đến đồng thuận cuối cùng để hoàn tất kế hoạch này, theo những nguồn tin thân cận với vụ việc mà WSJ có được.

Cũng theo nguồn tin này, mức trần giá dầu có thể là 70USD/thùng. Chính phủ các nước phương Tây đang cố gắng tăng cường các biện pháp để trừng phạt Nga bởi đã để leo thang căng thẳng với Ukraine. Nhóm chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 và Australia dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng kế hoạch trần giá dầu từ ngày 5/12/2022 sau khi chật vật vẫn không thể thống nhất được về kế hoạch này.

Đại sứ từ 27 nước thành viên EU dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày thứ Tư tuần này để cố gắng thống nhất về mức giá phù hợp. Nhóm này sẽ cần đến sự đồng thuận về giá để có thể áp quy định mới, đồng thời các nhà ngoại giao cảnh báo rằng sự nhất trí này sẽ có thể khó đến. Nhóm G-7 dự kiến sẽ áp trần ngay sau EU.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã vận động ráo riết để có được kế hoạch mới nhất. Các chuyên gia thị trường nhận định rằng kế hoạch này chắc chắn sẽ làm suy giảm nguồn cung dầu của Nga ra thị trường.

Theo kế hoạch này, nhóm các nước G-7, EU và Australia sẽ cấm dịch vụ hàng hải phục vụ cho hoạt động vận chuyển dầu Nga trừ khi dầu được bán dưới giá trần. Chính phủ các nước phương Tây đang hy vọng sẽ tận dụng được quyền kiểm soát dịch vụ bảo hiểm hàng hải, tài chính và vận tải mà họ đang có để có thể gây ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động bán dầu của Nga.

Sau khi tính đến chương trình áp giá dầu trong nhiều tháng, việc lựa chọn được mức giá dầu thực tế là quyết định cuối cùng mà nhóm các nước đồng minh này đang tính đến. Các cuộc đối thoại liên quan đến giá dầu này hiện vẫn chưa thể kết thúc bởi chính phủ một số nước như Ba Lan hay Lithuania kêu gọi áp mức giá thấp hơn so với giá sản xuất. Giới chức Ba Lan cho rằng mức giá dầu mà Nga sản xuất ra ước tính chỉ khoảng 20USD/thùng.

“Nếu các nước muốn áp trần giá dầu ở ngưỡng khoảng 60,65USD/thùng, con số đó có thể hợp lý nếu nhìn từ quan điểm đồng minh của chúng tôi. Tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ của tôi, chúng tôi muốn chứng kiến mức tối thiểu, đó là chi phí sản xuất”, tư vấn kinh tế cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky – ông Oleg Ustenko phân tích.

Giới chức Mỹ muốn đặt giới hạn giá dầu ở ngưỡng đủ cao để Nga vẫn tiếp tục bán dầu ra thị trường thế giới ở mức giá đã được giới hạn. Chính quyền Tổng thống Biden đã tính toán đến ngưỡng giá dầu Nga thường bán ra thị trường thế giới ở thời điểm trước khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát, trung bình ở mức khoảng 65USD/thùng, họ đồng thời đang tính toán mức trần giá dầu khoảng 65USD/thùng.

Đóng cửa phiên ngày thứ Ba, giá dầu Brent đóng cửa ở mức khoảng 88USD/thùng, theo số liệu của Refinitiv. Những ngày gần đây, giá dầu Nga bán ra thấp hơn giá dầu Brent ước tính khoảng 26USD/thùng. Nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích khẳng định mức chênh lệch giá dầu trung bình của dầu thô Nga thực tế thấp hơn như vậy rất nhiều.

Phía Mỹ đã cố gắng làm cho quy định áp trần giá dầu của Nga đỡ căng thẳng hơn, chính vì vậy EU buộc phải sửa đổi kế hoạch của họ liên quan đến việc doanh nghiệp nào của Nga được sử dụng dịch vụ môi giới hoặc bảo hiểm dầu khí của châu Âu. Giới chức Mỹ lo sợ rằng kế hoạch của EU sẽ khiến cho các doanh nghiệp vận chuyển dầu sợ hãi chở dầu Nga.

Theo thỏa thuận mà Mỹ và các nước thành viên EU đã đồng thuận, quy định áp trần giá dầu Nga sẽ có hiệu lực ước tính khoảng 90 ngày, giới chức châu Âu cho hay. Đồng thời quy định được áp dụng đến đâu cũng còn tùy thuộc vào việc liệu dầu của Nga có bị phát hiện bán quá mức giá trần hay không.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE