Mỹ tiến gần hơn đến giảm mạnh thuế với hàng Trung Quốc nhằm hạ nhiệt lạm phát?

Nếu kịch bản đó xảy ra, đây sẽ là thay đổi chính sách đầu tiên dưới chính quyền Biden liên quan đến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể tạm thời giảm thuế nhập khẩu thời Donald Trump với hàng Trung Quốc nhằm giải quyết phần nào tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát leo thang, theo một chính trị gia cấp cao của Mỹ có tham gia vào các vòng đàm phán thương mại liên quan đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói với Nikkei.

Hạ nghị sỹ Mỹ Ami Bera chia sẻ: “Xét đến những tác động mà người tiêu dùng tại Mỹ đang phải gánh chịu bởi giá hàng hóa và dịch vụ cao, bất kỳ điều gì chúng ta có thể làm để giải quyết các rắc rối của chuỗi cung ứng, ví như việc đưa thêm được hàng hóa lên các kệ hàng cho người tiêu dùng Mỹ nhằm giảm được giá bán ra”.

Ông Bera là nghị sỹ đại diện cho quận California, hiện ông đang giữ chức chủ tịch tiểu ban các vấn đề nước ngoài phụ trách châu Á, Thái Bình Dương, Trung Á thuộc Hạ viện Mỹ.

Tháng 7/2018, Mỹ áp thuế 25% với tổng hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 34 tỷ USD trong đó có các sản phẩm máy móc. Cuối cùng, Mỹ áp thuế bổ sung với khoảng 370 tỷ USD các sản phẩm hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền Joe Biden hiện đang cân nhắc rút đi một số chính sách thuế quan như một cách hạ nhiệt lạm phát. Tháng 6/2022, lạm phát Mỹ đã chạm mức 9%.

“Thuế có thể giảm tạm thời, hoặc giảm với một số loại mặt hàng nhất định cho đến khi mọi chuyện trở lại bình thường”, ông Bera nói.

Các yếu tố gây gián đoạn do đại dịch COVID-19 và căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tiếp tục gây căng thẳng các thị trường toàn cầu.

Dù rằng ủng hộ việc giảm thuế, ông Bera hiện vẫn quan tâm đến căng thẳng Mỹ - Trung Quốc. Tháng trước, ông giới thiệu dự thảo với hạ nghị sỹ Mỹ Steven Chabot nhằm đảm bảo những nguồn lực cần thiết về ngoại giao và hỗ trợ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Từ đó đến nay, chính quyền Joe Biden đã thông báo kế hoạch mở đại sứ quán tại Kiribati và Tonga nhằm đương đầu với sức ảnh hưởng ngày một lớn dần tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Khi được hỏi về kế hoạch của Nhật liên quan đến chi tiêu quốc phòng, ông Bera nói: “Tôi không muốn bình luận về con số cụ thể là bao nhiêu thế nhưng tôi nghĩ đó là quyết định của riêng phía Nhật”.

Tuy nhiên Quốc hội Mỹ cũng như chính quyền Biden đánh giá cao việc Nhật đã nhìn nhận và hành động trong bối cảnh rủi ro địa chính trị trong khu vực đang leo thang.

Việc Mỹ tính giảm thuế với hàng Trung Quốc đã được Wall Street Journal nhắc đến trong bài báo từ đầu tháng 7/2022.

Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể sớm thông báo rút đi một số biện pháp thuế quan của Mỹ áp dụng với hàng hóa tiêu dùng Trung Quốc cũng như việc tiến hành điều tra với một số chính sách trợ cấp công nghiệp của nước này, kết quả có thể sẽ có thêm các biện pháp thuế quan áp với nhiều lĩnh vực chiến lược ví như công nghệ, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa đưa ra quyết định cuối cùng, sẽ cần phải chờ thêm thời gian để biết quan điểm chính sách này có thành hiện thực hay không.

Nếu kịch bản đó xảy ra, đây sẽ là thay đổi chính sách đầu tiên dưới chính quyền Biden liên quan đến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong những tuần gần đây, Tổng thống Biden đã có nhiều cuộc họp với quan chức tư vấn kinh tế cấp cao, trong đó, đã có những cân nhắc về chính sách thuế quan dưới thời chính quyền Trump.

Hiện xuất hiện ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Joe Biden đang tính đến nới lỏng chính sách thuế quan áp với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu bởi lạm phát tại Mỹ leo thang và gây áp lực lên giới chức Mỹ nhằm kiềm chế đà tăng của giá cả hàng hóa sinh hoạt.

Vào tháng trước, cũng chính ông Biden đã nói ông sẽ đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cũng đang cân nhắc sẽ quyết định về việc liệu có nâng thuế hay không.

Nhiều thành viên trong nội các của chính quyền Biden cho rằng ông Biden sẽ tận dụng cuộc điện đàm sắp tới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm đề nghị ông này giảm thuế tương ứng với hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc.

Nữ phát ngôn viên Nhà Trắng khẳng định cho đến nay chưa có quyết định nào liên quan đến thuế quan được đưa ra, tuy nhiên chính quyền muốn đảm bảo rằng họ vẫn giữ được các ưu tiên về kinh tế và chiến lược và không đẩy tăng chi phí hàng hóa cho người Mỹ một cách không cần thiết.

Vào tháng 5/2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên nói đến sẽ điều chỉnh lại các biện pháp thuế quan với Mỹ, quá trình này dự kiến sẽ được khởi động ngay khi các biện pháp thuế quan cũ kết thúc vào tháng 7/2022. Những ngành từng được hưởng lợi theo chính sách thuế quan dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thời hạn từ nay đến 6/7 để bình luận và đề nghị kéo dài ưu đãi thuế quan.

Ngày 8/6/2022, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng chính quyền Joe Biden đang tính đến xem xét lại chính sách thuế quan thời Donald Trump áp dụng với hàng Trung Quốc theo điều 301 Luật Thương mại Mỹ năm 1974.

Cựu Tổng thống Trump đã sử dụng điều 301 Luật Thương mại Mỹ nhằm trừng phạt Trung Quốc bằng các biện pháp thuế quan từ tháng 7/2018 sau khi kết quả các cuộc điều tra cho thấy rằng Trung Quốc đánh cắp bản quyền trí tuệ của nhiều doanh nghiệp Mỹ và bắt buộc họ chuyển giao công nghệ.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE