Mỗi năm có tới gần 2.000 vụ khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến thương mại điện tử

Việc ban hành Nghị định 85/2021/NĐ-CP giúp người tiêu dùng được bảo đảm quyền lợi tốt hơn khi mua hàng trực tiếp, qua đó, góp phần giảm thiểu số lượng vụ việc khiếu nại.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sáng 24/11 đã diễn ra toạ đàm trực tuyến "Bảo vệ người tiêu dùng thúc đẩy kinh doanh trực tuyến". Thông tin tại toạ đàm này, ông Cao Xuân Quảng, Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công Thương cho biết, trung bình mỗi năm có tới 1.500 đến 2.000 khiếu nại của người tiêu dùng, trong đó phần lớn liên quan đến hình thức mua bán trực tuyến.
Cũng theo ông Quảng, thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng phát triển tất yếu và sự xuất hiện của dịch COVID-19 dường như tăng thêm động lực để hoạt động này trở lên sôi động hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Qua xem xét các khiếu nại này, Cục CT&BVNTD nhận thấy, thời gian qua các khiếu nại liên quan đến giao dịch trực tuyến đã tăng đáng kể. Một số hành vi thường gặp đó là thiếu bảo mật thông tin người tiêu dùng hay cung cấp thông tin không chính xác, giao hàng không đúng, không giải quyết thoả đáng khi xảy ra tranh chấp,..., ông Quảng cho biết.
Sau khi nhận được những khiếu nại như vậy, Cục CT&BVNTD sẽ chuyển thông tin, kết nối để các bên cùng giải quyết, đồng thời phối hợp với doanh nghiệp, người bán thúc đẩy giải quyết vấn đề cũng như rà soát, xem xét các quy định để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ông Quảng cũng đánh giá, mặc dù số lượng các vụ việc khiếu nại có xu hướng gia tăng trong thời gian vừa qua nhưng một phần cũng là do lượng đơn hàng tăng trưởng mạnh, ghi nhận thấy các sàn thương mại điện tử làm việc khá nghiêm túc, các chính sách với người tiêu dùng được công khai, minh bạch.
"Hầu hết các vụ việc giải quyết không thành công đều liên quan đến các cá nhân hoặc hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên các sàn thương mại điện tử", ông Quảng nhấn mạnh.
Mỗi năm có tới gần 2.000 vụ khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến thương mại điện tử ảnh 1
 Toạ đàm trực tuyến "Bảo vệ người tiêu dùng thúc đẩy kinh doanh trực tuyến"  
THÊM HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Cũng tại toạ đàm, bà Hồ Thị Tố Uyên, Phó trưởng Phòng TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Đây sẽ là hành lanh pháp lý quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử.
Bà Uyên cho biết, với Nghị định 85, các sàn TMĐT phải minh bạch thông tin về hàng hoá khi bán hàng, trong đó có sự quy định cụ thể các thông tin hàng hoá cần công khai để người tiêu dùng nắm rõ trước khi lựa chọn sản phẩm.
Chủ website cũng phải công bố những thông tin liên quan đến quy định về bán hàng có điều kiện, công khai giấy phép, giấy chứng nhận khi kinh doanh trên môi trường trực tuyến.
Thứ hai là việc tăng cường trách nghiệm của các sàn TMĐT trong việc phối hợp xử lý các phản ánh, khiếu nại của người dùng. Hiện tại các sàn TMĐT lớn như Shopee hay Lazada, người dùng có thể báo xấu hoặc đánh giá độ uy tín của người bán hàng trên các sàn này. Với những người bán có điểm phạt cao sẽ bị đánh giá kém uy tín và sẽ ít được hỗ trợ khi bán hàng trên sàn TMĐT.
Với các thông tin vi phạm, các sàn TMĐT phải gỡ bỏ trong vòng 24 giờ sau khi nhận được quyết định từ cơ quan quản lý nhà nước. Các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ bị gỡ bỏ, bà Uyên cho biết.
Bên cạnh đó, ngoài việc áp dụng quy định chặt chẽ hơn với các sàn TMĐT, một điểm mới đáng chú ý của Nghị định 85 là đưa các hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… vào diện quản lý.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE