Chứng khoán 14/4

Mới chớm hồi phục, phái sinh đã hỏi thăm?

Nhà đầu tư đang phải vật lộn với bài toán bán ra hay giữ lại các cổ phiếu trong danh mục thì VN30 lại tăng độ khó với những chuyển động thất thường vẫn có trước 1 tuần đáo hạn phái sinh.
VN-Index phiên 14/4
VN-Index phiên 14/4

VN30 làm mất sạch thành quả tăng cả phiên sáng

Ngoài những vận động mang tính xu hướng thì đáo hạn phái sinh vẫn luôn là "án treo" của thị trường trong khoảng thời gian 1 tuần trước ngày thực hiện.

Và những chuyển động cuối phiên chiều nay lại nhắc nhở cả nhà đầu tư vào HĐTL lẫn cơ sở phải nhớ về nỗi ám ảnh này. Một loạt các cổ phiếu trong VN30 như VCB (-1,7%), VNM (-1,1%), BID (-1%), NVL (-1,7%) lại cùng nhau tăng thêm áp lực tại rổ kéo theo một loạt các mã khác như STB (-1,8%), HDB (-2,5%), SSI (-1,3%), TPB (-2,4%), CTG (-1%) giảm theo.

Biên độ giảm là không lớn nhưng đủ để triệt tiêu hết lực đẩy từ MWG (+2,1%), GAS (+1,4%), VPB (+1,3%) khiến cho rổ VN30 mất sạch thành quả tăng cả phiên sáng. Đồng thời, thị trường cũng mất luôn điểm tựa cũng mất luôn điểm tựa trong giai đoạn nhạy cảm.

Một số cổ phiếu đã trở thành "nạn nhân" khi nhà đầu tư lại tỏ nhạy cảm bán tháo ra như HAG (-7%), VIX (-6,05%), DIG (-6,3%)... Dù vậy, phản ứng bán ra đã không còn quá mạnh đặc biệt là ở nhóm Bất động sản khi các mã LDG (-3,7%), VCG (-2,7%), SCR (-2,6%), TDC (-2,3%), LIG (-2,2%) không giảm sâu. Nhóm cổ phiếu FLC cũng không có sự đảo chiều giá và vẫn giữ sắc xanh ở FLC (+0,8%), AMD (+2,6%), HAI (+1,7%), ROS (+5,3%).

Nhóm Phân bón, Hóa chất, Tiêu dùng, Dầu khí là những điểm sáng nhất trong phiên cũng không đánh mất nhiều thành quả. PVT (+1,1%), PVD (+1,7%), DGW (+5,01%), DGC (+6,97%), DPM (+6,18%), DCM (+6,99%) đều tăng giá trong đó DCM và DGC tăng trần.

VN-Index chốt phiên trong sắc đỏ khi để mất 5,08 điểm xuống 1.472,12 điểm (-0,34%). Thanh khoản cả phiên không đạt nổi 20.000 tỷ đồng, dừng lại tại mức 18.500 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 7 tháng trở lại đây.

Hai sàn còn lại UPCoM và HNX cũng không có được tiền vào dù VN30 giao dịch thất thường. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn chỉ là hơn 2.600 tỷ đồng, quá thấp so với mức 4.000 tỷ đồng các phiên gần đây. HNX-Index chốt phiên giảm 0,88% trong khi đó UPCoM-Index thì tăng 0,1%.

*****

Nhóm Phân bón lại chạy trước Dầu khí

Các cổ phiếu Dầu khí đang được hậu thuẫn trở lại từ giá dầu nhưng các cổ phiếu Phân bón mới là nhóm đang đi nhanh hơn.

Ngoài Bán lẻ và Hóa chất, các cổ phiếu hưởng lợi từ giá dầu cũng đáng được quan tâm. Thực tế, giá dầu đã trở lại từ phiên hôm qua nhưng đà tăng của các cổ phiếu Dầu khí là khá rón rén.

Độ trễ nhất định đã khiến các cổ phiếu Dầu khí tới hôm nay mới bắt đầu tăng giá một cách rõ ràng hơn với PVD (+3,4%), GAS (+1,7%), PVT (+2,8%), PSH (+5,4%). Tuy nhiên, xét về thành tích, các cổ phiếu Phân bón đang thể hiện ấn tượng hơn khi có được đà tăng vượt trội lẫn quy mô lớn.

2 mã đầu ngành là DCM (+6,6%), DPM (+5%) đều đã có trên 300 tỷ đồng. Các mã cùng ngành là BFC (+4,3%) và LAS (+8,9%) trên HNX cũng đều có sử thể hiện khá tốt.

Sự bổ sung của các mã này đang giúp cho sắc xanh đang dần mở rộng thêm. Độ rộng của HOSE đang ghi nhận 47,5% mã tăng so với 43% mã giảm và 9,5%.

VN-Index tới cuối phiên sáng đang có nỗ lực lấp gap khi tăng lên 1.483,86 điểm (+0,45%). Thanh khoản vẫn ở mức trung bình khi chỉ đạt 10.588 tỷ đồng.

Còn HNX-Index đang tăng 0,61% lên 430,06 điểm. Thanh khoản sàn đạt 1.044 tỷ đồng.

*****

Điểm chính là dòng tiền hạn chế

Phiên hồi phục hôm qua của VN-Index không đem lại cảm giác an toàn cho nhà đầu tư vì vấn đề thanh khoản vẫn không hề được giải quyết. Sự hạn chế của dòng tiền càng được bộc lộ rõ hơn khi chỉ số cố gắng hồi phục thêm.

Trước mắt, xu hướng tăng ngắn hạn cần phải được lấy lại bằng việc vượt lên mốc 1.490 điểm. Nhưng với lượng giao dịch không cao thì gia tốc của các cổ phiếu cũng khó mạnh.

Nhóm VN30 đang có sự tham gia tích cực nhất của các mã MWG (+3,7%), PNJ (+3,4%), VPB (+3,1%), FPT (+2,9%) nên vẫn có thể duy trì được sắc xanh. Tuy nhiên, để thúc đẩy mạnh hơn, VN30 lại đang thiếu vắng sự tham gia của các mã như VIC (-0,4%), VHM (-0,8%, VCB (-0,1%).

Thị trường buộc phải sàng lọc các nhóm ngành thay vì tăng dàn trải. Nhóm Bán lẻ và Hóa chất đang cho thấy khả năng duy trì sự hồi phục tốt hơn nhiều so với nhóm Bất động sản, Chứng khoán. Các mã FRT (+6,97%), PET (+6,9%), DGW (+5,52%), DGC (+4,76%), là những cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn bên cạnh MWG, PNJ tại rổ VN30.

Trong khi đó, các mã Bất động sản như DPG (-2,8%), LDG (-1,8%), TDC (-1,8%), DIG (-1,4%), VCG (-1,1%), LIG (-0,7%) vẫn còn phải cân đối lại các lệnh bán ra sau nhịp bật lại chiều qua. Còn nhóm Chứng khoán chủ yếu lình xình với HCM (0%), VCI (+0,2%), SSI (+0,1%), VND (-0,7%) biến động trái chiều nhau trong biên độ hẹp.

Độ rộng hiện đang chưa hoàn toàn phân định được bên áp đảo khi sắc đỏ và sắc xanh gần như là xấp xỉ nhau. Dù sao, so với chuỗi 3 phiên điều chỉnh vừa qua, đây cũng là trạng thái khởi sắc hơn bởi vào đã có thời điểm HOSE ghi nhận tới 80% mã giảm.

Chỉ số VN-Index tính đến 10h30 đang giao dịch 1.482 điểm còn HNX-Index đang giao dịch tại 429 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE