Mở lại hoạt động du lịch quốc tế theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 11

“Lộ trình mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch quốc tế khẩn trương, nhưng phải bảo đảm đầy đủ các quy định, triển khai khoa học, an toàn”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu yêu cầu.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh du khách nước ngoài khi vào Việt Nam phải an toàn về dịch bệnh, tiêm đủ mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, được xét nghiệm đầy đủ - Ảnh: VGP
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh du khách nước ngoài khi vào Việt Nam phải an toàn về dịch bệnh, tiêm đủ mũi vaccine hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, được xét nghiệm đầy đủ - Ảnh: VGP
Tại cuộc họp trực tuyến về phương án đón khách du lịch quốc tế trong tình hình mới do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, cùng với Kiên Giang, một số địa phương khác như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch khôi phục lại hoạt động du lịch quốc tế.
Trong đó, Khánh Hòa, Quảng Nam và Đà Nẵng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ xin phép được đón khách du lịch quốc tế trong tháng 11 tới, với điều kiện đã tiêm đủ 2 liều vaccine cho người lao động, khách đi tour trọn gói, lưu trú tại khách sạn được lựa chọn và không tiếp xúc với cộng đồng dân cư.
Thứ trưởng Đoàn Văn Việt cho biết, trên cơ sở đề xuất và tình hình thực tế của từng địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất định hướng, lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế gồm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021) thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam, Đà Nẵng.
Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022) sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ.
Khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm đển sau khi đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày, trước mắt kết nối Phú Quốc (Kiên Giang), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh.
Giai đoạn 3 (từ quý 2/2022) mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định.
Trước đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, lộ trình mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch quốc tế khẩn trương, nhưng phải bảo đảm đầy đủ các quy định, triển khai khoa học, an toàn.
Đối với giai đoạn 1, Phó thủ tướng yêu cầu việc đón du khách nước ngoài đến năm tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh phải nêu rõ, chi tiết điểm đến, khu du lịch, nghỉ dưỡng cụ thể. Ví dụ, khách quốc tế đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) không phải là toàn bộ đảo, mà có quy định cụ thể là những địa điểm nào.
"Những du khách hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày, muốn tiếp tục đi tới những điểm đến khác thì phải thực hiện xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế", Phó thủ tướng nói.
Đối với giai đoạn 2, ngoài 5 địa phương đã nêu, các địa phương khác có thể đăng ký để thí điểm đón khách nước ngoài phù hợp với chiến lược vaccine và tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Trong trường hợp một số địa phương đã đầy đủ điều kiện, sẵn sàng tham gia giai đoạn 2 từ trước tháng 1/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định.
Theo Phó thủ tướng, việc mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực du lịch cần căn cứ cụ thể vào tình hình dịch bệnh, những bài học, kinh nghiệm đã được đúc rút, tổng kết từ việc triển khai giai đoạn 1, giai đoạn 2.
Du khách nước ngoài khi vào Việt Nam phải an toàn về dịch bệnh, tiêm đủ mũi vaccine, hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, được xét nghiệm đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế”, Phó thủ tướng nêu yêu cầu.
Phó thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn việc đón khách du lịch trong giai đoạn đầu để các địa phương căn cứ vào đó thực hiện.
UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào hướng dẫn này để quyết định áp dụng những biện pháp, điều kiện bảo đảm an toàn, kiểm soát được dịch bệnh khi đón du khách nước ngoài. Tất cả các biện pháp, điều kiện bảo đảm an toàn dịch bệnh phải công khai để khách du lịch biết trước khi quyết định đến địa phương.
Đối với thủ tục nhập cảnh, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành, tổ chức công tác nhập xuất cảnh cho khách du lịch thuận lợi, an toàn.
Cùng với đó, Phó thủ tướng yêu cầu ứng dụng số về an toàn dịch bệnh dành cho du khách quốc tế sử dụng trong quá trình nhập xuất cảnh và ở tại Việt Nam cần đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu.
Ngoài ra, Phó thủ tướng giao Bộ Y tế quy định cụ thể về thời điểm, phương thức, loại xét nghiệm dành cho du khách quốc tế; tập huấn cho các nhân viên ở khách sạn, khu du lịch, điểm đến… hướng dẫn, giám sát du khách tự lấy mẫu xét nghiệm.
Tại họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày hôm nay (21/10), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, còn được gọi là “hộ chiếu vaccine”, của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được các quốc gia và vùng lãnh thổ này giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại giao.
Những người có giấy chứng nhận này sẽ được sử dụng trực tiếp tại Việt Nam, được giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày theo hướng dẫn Bộ Y tế về rút ngắn thời gian cách ly cho người đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hoặc đã khỏi COVID-19.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết Bộ Ngoại giao đang trao đổi với gần 80 đối tác việc công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine”.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE