Minh bạch nguồn gốc gạo, chọn gạo chất lượng cao phục vụ nội địa

"Xét về quy cách và tiêu chuẩn lý tính, gạo Ấn Độ có sự khác biệt lớn với hạt gạo Việt Nam và có thể nhận ra ngay từ cảm quan bên ngoài", ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long chia sẻ.

Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long.
Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long.

Mới đây, vào ngày 24/6, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu gạo của doanh nghiệp trong nước.

Trước đó chỉ 2 ngày, để phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu (XNK) cũng đã có công văn gửi các công ty nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin về tình hình nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ, tồn kho gạo Ấn Độ của đơn vị.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động trên, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long, một trong những doanh nghiệp lớn tham gia vào cả hoạt động xuất và nhập khẩu gạo.

Theo ông nguyên nhân vì sao Bộ Công Thương thành lập Đoàn công tác và phối hợp cùng với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiến hành kiểm tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu gạo của thương nhân, đặc biệt đối với hoạt động nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ?

Bộ Công Thương thực hiện vai trò quản lý và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam nên công tác kiểm tra lần này là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh gạo giá rẻ từ Ấn Độ đã được nhập khẩu về trong 5 tháng đầu năm.

Diễn biến thị trường từ cuối năm 2020 đến giữa vụ thu hoạch Đông Xuân năm nay, giá gạo và phụ phẩm trong nước luôn ở mức cao từ 40% đến 50% so với cùng kỳ các năm. Người dân, doanh nghiệp sản xuất lúa gạo và Chính phủ đều quan tâm việc tấm, gạo nhập khẩu từ Ấn Độ có cạnh tranh với gạo Việt Nam tại thị trường nội địa, và ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo trong thời gian tới như thế nào.

Ngoài ra, có thông tin đồn đoán cho rằng trong thời gian qua có sự tráo đổi xuất xứ gạo Ấn Độ trong các lô gạo xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Đại diện cho Tân Long, tôi đã có cuộc họp trực tiếp với đại diện Cục XNK và Hiệp hội Lương Thực (VFA) về công tác sản xuất và XNK gạo của tập đoàn vào ngày 25/6/2021.

Về những thông tin đồn đoán nói trên, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo giá rẻ của Ấn Độ sau đó tái xuất với tên “gạo Việt Nam”, gây nghi ngờ cho nhà nhập khẩu quốc tế, ảnh hưởng đến giá trị thật của hạt gạo Việt. Ông cho rằng có hay không thực trạng như trên?

Gạo xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước từ trước đến nay vẫn tồn đọng một số vấn đề liên quan đến nguồn gốc và chất lượng.

Về việc nhập khẩu gạo giá rẻ, sau đó tái xuất với tên “gạo Việt Nam” như ở trên đề cập, trên quan điểm và hành động của Tân Long, chúng tôi tuyệt đối không để thực trạng đó xảy ra, nhất là trong bối cảnh các quy trình kiểm soát chất lượng gạo ngày càng nghiêm ngặt, và chính thị hiếu của người tiêu dùng gạo cũng khắt khe hơn.

Về mặt chất lượng, gạo Ấn Độ được nhiều thương nhân thương mại chào bán và nhập khẩu về Việt Nam, chủ yếu là tấm và gạo vụ cũ với giá rẻ, chất lượng giảm sâu, màu sắc cảm quan ngả vàng, đặc tính nấu chín bị khô cơm. Xét về quy cách và tiêu chuẩn lý tính, gạo Ấn có sự khác biệt lớn với hạt gạo Việt và có thể nhận ra ngay từ cảm quan bên ngoài.

Ví dụ, phân biệt cơ bản gạo Ấn 5% tấm là so sánh hình hạt, gạo Ấn Độ là gạo hạt trung, hạt rất nhỏ, chiều dài hạt là 5.0-5.2mm, trong khi gạo dài Việt Nam chiều dài hạt là 6.2-6.5mm (IR50404, OM5451) đến 6.9mm (Jasmine, ĐT8, Nàng Hoa). Mặt hàng tấm cũng đặc thù là kích thước hạt tấm rất nhỏ, tương đương hạt 1/3 (còn gọi là tấm nhỏ/tấm mài) được dùng nhiều trong sản xuất.

Để lô hàng được cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam thì sản phẩm phải đạt yêu cầu chứng nhận về kiểm định chất lượng của một cơ quan kiểm định độc lập, như: SGS, Cotecna, Intetek, Omic, FCC, và kiểm dịch thực vật, kiểm hóa hải quan.

Hơn ai hết, các công ty gạo Việt đều hiểu rất rõ các chỉ tiêu từ cảm quan đến chất lượng của gạo. Còn việc không trung thực dẫn đến đánh mất lòng tin vào các đối tác quốc tế lớn thì rõ ràng không cân xứng và không đáng để đánh đổi.

Được biết, Tập đoàn Tân Long cũng có tham gia nhập khẩu gạo và tấm của Ấn Độ. Việc nhập khẩu này nhằm phục vụ hoạt động cụ thể ra sao, thưa ông?

Trong các tháng đầu năm nay, giá cám và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng rất mạnh, vì vậy, chúng tôi nhập gạo tấm Ấn Độ để cung ứng cho các hoạt động sản xuất, cụ thể là cung ứng nguyên liệu đầu vào cho nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Ví dụ, cám gạo Việt Nam ở tầm giá 7.800đ/kg, giá bắp 8.200 - 8.400đ/kg, giá khô đậu (đầu nành) 12,700-13,000đ/kg, và đều cao hơn giá gạo tấm Ấn Độ. Vì vậy, các đối tác trong mảng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lựa chọn tấm Ấn Độ bổ sung cho đầu vào.

Trong các tháng đầu năm, Tập đoàn nhập khoảng hơn 10.000 tấn gạo tấm Ấn Độ, sử dụng chính vào hoạt động cung ứng nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi, còn một phần nhỏ được cung ứng cho các cơ sở sản xuất bánh phở, bún, bia…

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gạo giá rẻ Ấn Độ với mục đích phục vụ cho nhu cầu cung ứng nguyên liệu để sản xuất, do giá thấp hơn các mặt hàng sử dụng trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, xu hướng nhập gạo Ấn trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ giảm vì lượng gạo tồn kho tính đến hết năm 2021 lớn, Việt Nam lại đang thu hoạch Hè Thu, nguồn cung được bổ sung nên giá gạo trong nước đang điều chỉnh giảm so với vụ Đông Xuân.

Là doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa với thương hiệu gạo A An gần đây được rất nhiều người tiêu dùng biết đến và đón nhận. Vậy, việc nhập khẩu gạo giá rẻ của Ấn Độ liệu có ảnh hưởng đến uy tín của gạo A An?

Như chúng tôi đã chia sẻ từ đầu, quan điểm của Tân Long là gạo nhập khẩu Ấn Độ giá rẻ không thể cạnh tranh với gạo Việt Nam về chất lượng, nhất là khi thị hiếu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao, không chỉ ăn no mà còn là ăn ngon, sạch và an toàn.

Gạo giá rẻ Ấn Độ được nhập khẩu để cung ứng cho sản xuất, còn gạo mang thương hiệu A An là gạo chất lượng cao từ nguồn lúa được thu mua từ đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, chúng tôi bao tiêu và tạm trữ chủ yếu đối với nhóm gạo thơm như Jasmine, ĐT8, gạo đặc sản như ST21, ST24, ST25, Lúa Tôm và gạo giống Nhật Japonica… Đây cũng là những sản phẩm chủ lực mà gạo A An đang và sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới vì mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục phát triển nội địa, chú trọng vào phân khúc gạo chất lượng cao và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Tập đoàn Tân Long nói chung và thương hiệu gạo A An của tập đoàn nói riêng luôn nỗ lực vì mục tiêu và sứ mệnh “Tỏa sáng cùng nông nghiệp Việt”, phát triển thương hiệu gạo Việt trước hết để phục vụ tốt nhất cho chính người Việt.

Trong mọi hoạt động kinh doanh, Ban Lãnh đạo luôn xác định phải minh bạch, lấy chất lượng làm giá trị cốt lõi của sự phát triển đối với tất cả các thị trường, từ khách hàng cá nhân trong nước đến các nhà nhập khẩu tư nhân và Chính phủ nước ngoài.

Cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

Đọc tiếp

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE