Mặt bằng trung tâm TP.HCM ế ẩm vẫn hét giá thuê tiền tỷ

Gần một năm sau khi TP.HCM mở cửa trở lại sau đại dịch, nhiều mặt bằng đắc địa ngay trung tâm TP.HCM vẫn chưa được lấp đầy, không ít nơi xuất hiện tình trạng xuống cấp.
Mặt bằng trung tâm TP.HCM ế ẩm vẫn hét giá thuê tiền tỷ

Theo ghi nhận của Zing, ba mặt bằng liên tiếp nhau nằm ngay ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Chiêm (quận 1) đã đóng cửa nhiều tháng qua. Thời điểm hiện tại, giá thuê được môi giới báo lên đến 1 tỷ đồng/tháng.

Lô đất trải dài hơn 40 m trên mặt đường Hai Bà Trưng và hơn 20 m trên mặt đường Nguyễn Văn Chiêm với 2 căn xây sẵn và một khu đất trống.

Dù thực tế hiện nay mặt bằng đã xuống cấp trầm trọng cả bên trong lẫn bên ngoài, khách thuê buộc phải bỏ thêm một khoản chi phí lớn để cải tạo, nâng cấp, môi giới cho biết không thể thương lượng mức giá thuê thấp hơn.

Trao đổi với Zing, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan từng lý giải dòng tiền cho thuê không có ý nghĩa quá lớn với chủ sở hữu những tài sản này. "Nếu không ai thuê, họ sẵn sàng bỏ nhà trống. Do đó, đây là thị trường nơi người cho thuê là 'kèo trên', giá thuê được xác lập bởi kỳ vọng của chủ nhà", ông nói.

Trong khi đó, mặt bằng 4 căn 500 m2 ngay ngã tư Lý Tự Trọng - Trương Định cũng được báo giá thuê 45.000 USD/tháng (hơn 1,1 tỷ đồng), đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Các chuyên gia nhìn nhận mức giá chào thuê trên thị trường hiện nay thực sự gây "sốc" với người có nhu cầu thuê, khiến bài toán tài chính của họ rất khó khăn.

Dọc tuyến đường Lý Tự Trọng, hàng loạt mặt bằng cũng đang bị bỏ trống và không được tu sửa từ đầu mùa dịch đến nay. Tỷ lệ lấp đầy trên các tuyến đường trung tâm hiện chỉ khoảng 30-35%.

Khi liên hệ hỏi thuê một mặt bằng 2 mặt tiền Lý Tự Trọng - Pasteur, phóng viên được biết giá chào thuê cách đây 2 tháng là 20.000 USD/tháng. Còn hiện tại mặt bằng đang được thu hồi, dự kiến 2 tháng sau xử lý xong mới cho thuê được. "Tuy nhiên, mức giá lúc đó chắc chắn sẽ thay đổi", một người tự nhận là môi giới cho mặt bằng này chia sẻ.

Sau thời gian dài không được sử dụng, nhiều mặt bằng đã xuất hiện những vết nứt, hoen gỉ. Dẫu vậy, đà tăng giá nhà khu vực trung tâm ở mức 8-15%/năm cho phép các chủ nhà không quá sốt sắng tìm khách thuê.

Mặt bằng này rộng 1.000 m2, nằm ngay mặt tiền ngã tư Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu (quận 3) được một doanh nghiệp chuyên phân phối hàng thời trang cao cấp thuê, đã đóng cửa từ đầu năm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thuê lại dù đây từng được coi là "mặt bằng vàng".

Hiện tại, nơi đây vẫn được bảo vệ trông coi mỗi ngày, còn phía môi giới chào thuê với mức giá 35.000 USD/tháng (gần 900 triệu đồng), thời hạn hợp đồng 2 năm.

Cách đó không xa, mặt bằng 141 Hai Bà Trưng cũng chưa chốt được khách thuê. Giờ đây, vỉa hè phía trước trở thành điểm bán cà phê lề đường.

Ba mặt bằng khác nằm liền kề nhau trên tuyến đường này cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Giá thuê tại đây dao động ở mức 200-350 triệu đồng/tháng tùy diện tích và vị trí.

Trong khi đó, con đường Lê Lợi (quận 1) chỉ dài chưa đến 1 km nhưng vẫn có trên dưới 20 mặt bằng chưa được sử dụng. Nơi đây từng được kỳ vọng sẽ tấp nập trở lại sau khi gỡ bỏ rào chắn của công trình metro số 1.

Trao đổi với Zing, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam - cho rằng kể cả trong tình trạng nguồn cung mặt bằng trung tâm thương mại khan hiếm như hiện nay, cơ hội cho mặt bằng nhà phố vẫn không mấy sáng sủa. Lý do là chất lượng mặt bằng, an ninh, thậm chí cách làm việc của các chủ nhà, khó đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng, đặc biệt từ quốc tế hoặc ở phân khúc cao cấp, xa xỉ.

Theo vị chuyên gia này, ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất, cũng phải đến quý 4/2023 những mặt bằng bán lẻ ở khu vực trung tâm mới có thể đạt tỷ lệ lấp đầy 60%.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Viglacera đón thêm một khu công nghiệp nghìn tỷ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 234/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa.

Đất nền rục rịch ấm lên?

Đến chu kỳ đất nền tăng giá?

Giới đầu tư bất động sản cho rằng, sau chu kỳ tăng giá chung cư sẽ là đất nền ven đô và các tỉnh. Dấu hiệu cho thấy ở một vài khu vực đang có sự ấm dần lên ở loại hình này.

TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đề xuất xây nhà ở xã hội chỉ cho thuê

Chuyên gia cho rằng cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay giải quyết nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Bất động sản phía Nam có chuyển động mới

Bất động sản phía Nam có chuyển động mới

Sau khoảng thời gian im ắng, đến nay thị trường bất động sản phía Nam đã rục rịch trở lại. Các bên cùng lúc "bắt nhịp" với thị trường khiến cả nguồn cung và sức cầu cải thiện.

Chat với BizLIVE