Long An kêu gọi đầu tư 800 ha đất công nghiệp

Đất sạch của Long An phục vụ công nhiệp còn trên 2.500 ha, đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đủ điều kiện kêu gọi đầu tư 800 ha, còn lại nằm trong diện xúc tiến kêu gọi đầu tư hạ tầng.
Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng BQL KCN tỉnh Long An
Ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng BQL KCN tỉnh Long An

Thông tin được ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Long An chia sẻ tại Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2022 do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 11/8.

Ông Thanh cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh Long An có 37 KCN với tổng diện tích quy hoạch 12.285 ha. Trong đó có 32 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam với tổng diện tích là 11.944 ha và 2 KCN nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Long An với tổng diện tích 340,5 ha. Đã có 18 KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy 86%.

Các KCN thu hút được 1.736 dự án, trong đó có 836 FDI với tổng số vốn (cấp mới và tăng vốn) là 5,5 tỷ USD và 900 trong nước với tổng số vốn (cấp mới và tăng vốn) là 109.384 tỷ đồng.

Trong đó, có 594 dự án thuê nhà xưởng với tổng diện tích nhà xưởng khoảng 238,24 ha. Đến nay, có 1.565 doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, trong đó có 628 doanh nghiệp FDI, với 178.509 lao động trong đó có gần 3.000 lao động nước ngoài. Trong năm 2021 các doanh nghiệp trong KCN đóng góp 5.171 tỷ đồng vào ngân sách tỉnh tăng 1.300 tỷ so năm 2020; trong 5 tháng đầu năm 2022 đã nộp vào ngân sách tỉnh là 2.823 tỷ đồng.

Trưởng BQL KCN tỉnh Long An cho biết, vấn đề đặt ra hiện nay với Long An là giải phóng mặt bằng. Long An đã bồi thường giải phóng mặt bằng được 7.720,68 ha đạt 70% so với tổng diện tích đất các KCN được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư (ngoài ra còn có 599 ha đất công nghiệp đã chuyển sang dân cư, nhà ở cho chuyên gia và người lao động).

“Công tác GPMB liên quan 100.000 hộ và 100.000 người, chuyển đổi nghề, thay đổi sinh hoạt, là điều vô cùng phức tạp và vô cùng tế nhị. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Long An đã ra nghị quyết chuyên đề GPMB, làm công tác tuyên truyền vận động người dân, xây dựng phương án đền bù. Xây dựng phương án bố trí nền tái định cư và nền giá ưu đãi cho người dân. Khi không đạt được thỏa thuận mới đi đến biện pháp cưỡng chế, nhưng điều này cũng rất hiếm hoi. Vì lẽ đó, Long An đã có quỹ đất sạch thu hút đầu tư vào KCN”, ông Thanh cho biết.

Điểm nghẽn nữa là những KCN mở rộng xin cấp chủ trương đầu tư, theo quy định của Nghị định 35 là 60 ngày. Ở Long An, cấp giấy chứng nhận đầu tư là 1 ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín, nộp đầy đủ hồ sơ. Tuy nhiên thực tế diễn ra đều trên 1 năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đề cập rõ hơn, ông Thanh cho biết, hiện nay, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, các doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay vì nộp cho địa phương như trước đây. Bộ sẽ lấy ý kiến các cơ quan liên quan, địa phương giải trình, nhà đầu tư giải trình cùng nhiều vấn đề khiến dự án kéo dài 1 năm hoặc trên 1 năm.

Ngoài ra, ông Thanh cũng chỉ ra, thời gian cho thuê đất đầu tư thứ cấp còn khoảng hơn 30 năm, chứ không phải 50 năm, lại tốn thêm thời gian GPMB, đầu tư hạ tầng, có những khu chỉ còn thời gian sử dụng dưới 30 năm, gây khó khăn thu hút đầu tư. Trong Nghị định 35 không nêu, thực tế xảy ra điểm này, Trung ương nên gỡ.

Hiện nay, đất sạch của Long An phục vụ công nhiệp còn trên 2.500 ha, đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đủ điều kiện kêu gọi đầu tư 800 ha, còn lại nằm trong diện xúc tiến kêu gọi đầu tư hạ tầng. Long An ưu tiên công nghiệp phụ trợ, thân thiện môi trường, ít thâm dụng lao động. Long An thuận lợi nằm sát TP.HCM, có nhiều cửa khẩu, và cảng biển cửa ngõ ĐBSCL, có điều kiện kết nối giao thông, đồng bộ hạ tầng.

Cái khó của Long An là nền đất địa phương còn yếu nên suất đầu tư cao, giá cho thuê lại, đầu tư thứ cấp cao, điều này khiến kêu gọi đầu tư vào Long An gặp khó khăn. Tuy nhiên, vì tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều nên Long An vẫn có cơ hội thu hút đầu tư.

Nói về triển vọng thu hút đầu tư vào các KCN của Long An, ông Nguyễn Thành Thanh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, đất công nghiệp cho thuê đạt 125 ha, vốn FDI thu hút 350 triệu USD tăng 30% so với cùng kỳ, vốn trong nước thu hút 12.000 tỷ, tăng 80% so với cùng kỳ.

“Sau đại dịch, nhà đầu tư đã tìm đến Long An như Lotte, Coca-cola, Daiwa… họ quan tâm đầu tư vào kho lạnh, logictics. Tôi nghĩ dư địa trong thời gian tới dựa vào nhiều điều kiện thuận lợi, Long An sẽ thu hút đầu tư tốt hơn”, ông Thanh cho biết.

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm 2024. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá vừa diễn ra, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện trong năm 2024 với lý do chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động khiến EVN ghi nhận lỗ khoảng 43.200 tỷ đồng trong 2022-2023.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Chat với BizLIVE