Lợn hơi còn 59.000 đồng/kg, giá thịt tại chợ vẫn cao gấp 3

Giá lợn hơi tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã xuống thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, nhưng tại các chợ truyền thống giá thịt vẫn duy trì ở mức cao.
Trong khi người nông dân đang bán heo với giá rất rẻ nhưng người tiêu dùng vẫn phải bỏ tới gần 200.000 đồng cho 1 kg sườn heo. Ảnh: Zing.
Trong khi người nông dân đang bán heo với giá rất rẻ nhưng người tiêu dùng vẫn phải bỏ tới gần 200.000 đồng cho 1 kg sườn heo. Ảnh: Zing.
Nếu như thời điểm 3 năm về nước, khi giá lợn hơi khoảng 60.000 đồng/kg thì giá thịt thành phẩm tại chợ chỉ khoảng 80.000-110.000 đồng/kg. Còn hiện nay, khi lợn hơi đã hạ xuống cùng mức giá 59.000 đồng/kg (loại 2) và 65.000 đồng/kg (loại 1), tại chợ, siêu thị người dân lại phải mua với giá cao gấp 2, 3 lần từ 120.000-180.000 đồng/kg.
Thực tế, từ đầu năm tới nay, giá lợn hơi có xu hướng giảm liên tục, hiện phổ biến cả ba miền ở mức 65.000-68.000 đồng/kg, thậm chí lợn hơi loại 2 có giá bán ra ở mức 59.000-60.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong 2 năm qua.
Nghịch lý giá thịt heo từ chuồng ra chợ
Chị Diệu Thuý, chăn nuôi heo ở Lâm Đồng cho biết giá heo hơi giảm mạnh trong khi giá nguyên liệu như: Cám, thức ăn tổng hợp, thuốc thú y đều tăng khiến người chăn nuôi điêu đứng.
"Một cặp giống 5 triệu đồng, tôi mua 6 cặp giá 30 triệu đồng, tiền cám hết 35 triệu, thuốc hết 1 triệu đồng. Tổng đã phải chi ra 66 triệu đồng nhưng hôm qua thương lái thu mua giá 60.000 đồng/kg, tôi bán được 62 triệu đồng chưa kể tiền công, điện nước", chị nói.
"Cứ đà heo xuống giá, cám thì tăng giá liên tục thì chỉ chết người chăn nuôi", chị Thuý thở dài.
gia heo hoi giam manh anh 1
Ông Nguyễn Quang Thọ, Giám đốc Công ty TNHH Thy Thọ, đơn vị thu mua heo trực tiếp của nông dân và giết mổ phân phối heo thịt tại Đồng Nai cũng cho biết hiện tại giá heo hơi thu mua đang xuống thấp, ở mức 65.000-68.000 đồng/kg.
"Công ty tôi cung cấp heo cho các tiểu thượng tại chợ giá hợp lý theo thị trường nhưng do tiểu thương bán giá quá cao. Giá thịt ba rọi, sườn heo rất cao nhưng các loại thịt nạc (loại thịt người tiêu dùng ít lựa chọn) lại rất thấp", ông nói.
Tương tự, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng với mức giá heo hơi thấp như hiện nay trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng rất cao khiến người nông dân thua lỗ nặng
"Hiện nay, tình hình dịch bệnh khiến lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền bị chậm, các doanh nghiệp tăng đàn tốt dẫn đến thừa nguồn cung nên giá heo hơi xuống thấp liên tục thời gian qua", ông nói.
Mặt khác, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đánh giá hiện nay, việc khống chế dịch tả heo châu Phi chưa hữu hiệu. Dù phía Bộ NNPTNT cho biết sẽ có vaccine trong quý III tới nhưng người chăn nuôi cần cẩn trọng, an toàn sinh học vẫn phải đặt lên hàng đầu. Nhiều nước lớn trên thế giới cũng chưa kiểm soát được dịch bệnh này.
Khâu trung gian "ăn dày"
Trong khi người nông dân đang bán heo với giá rất rẻ thì người tiêu dùng vẫn phải bỏ ra tới gần 200.000 đồng cho 1 kg sườn heo. Thực tế, phần chênh lệch giữa giá bán tại chuồng với giá đến tay người tiêu dùng chảy vào túi bộ phận trung gian là các thương lái, tiểu thương.
Ngày 17/6, khảo sát một số chợ tại TP.HCM cho thấy giá thịt heo ở thời điểm này so với một tháng trước chỉ chênh lệch khoảng 5.000 đồng. Hiện, thịt heo tại chợ có giá 120.000-175.000 đồng/kg, tùy loại.
Tại chợ Bùi Văn Ba (quận 7), chợ Xóm Chiếu (quận 4) thịt heo được bày bán với nhiều mức giá. Cụ thể, thịt thăn giá 120.000-130.000 đồng/kg, thịt ba rọi 130.000-150.000 đồng/kg, nạc vai 150.000 đồng/kg, sườn non giá 160.000-175.000 đồng/kg ... Với mức này, giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn cao gấp 2, 3 lần so với giá heo hơi.
Đa số, các tiểu thương đều lý giải do giá nhập từ các lò mổ cao nên phải bán giá cao. Theo một tiểu thương tại chợ Xóm Chiếu (quận 4), để đến tay người tiêu dùng, thịt heo phải qua ít nhất 6 khâu trung gian, từ người nuôi, thương lái, người vận chuyển, lò mổ, tiểu thương nhập hàng mới đến tay người mua, mỗi khâu đội lên trung bình khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cái khó nhất trong tình hình hiện nay là khâu phân phối của Việt Nam vẫn có "điểm nghẽn". "Lúc giá heo hơi lên thì tại chợ lên rất nhanh, nhưng lúc giảm thì giảm rất chậm, không tương ứng. Rõ ràng, ngành nông nghiệp chưa làm thật tốt khâu này", ông đánh giá.
Hy vọng sắp tới, Bộ NNPTNT sẽ đưa ra được giải pháp để giải quyết được vấn đề còn tồn đọng trong ngành chăn nuôi. "Chúng ta phải làm sao rút ngắn được các khâu trung gian, từ chăn nuôi đến tay người tiêu dùng phải hợp lý nhất, ngắn nhất", ông nói.
Về vấn đề thịt heo tại chợ vẫn bán ra ở mức cao, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng, Cục chăn nuôi cũng thừa nhận do các khâu trung gian đẩy giá quá cao. Thực chất giá bán tạichuồng hiện nay đã xuống ở mức rất thấp so với trước. "Từ giá heo xuất chuồng đến giá người tiêu dùng rất cao chứng tỏ các khâu trung gian lãi rất nhiều", Phó cục trưởng Cục chăn nuôi nói.
Ông đánh giá hiện nay thị trường chưa hài hoà được 3 khâu là khâu sản xuất, khâu lưu thông và khâu tiêu dùng. Giá bán tại chợ vẫn cao chứng tỏ khâu lưu thông đang lãi tương đối nhiều trong khi khâu sản xuất là người nông dân chăn nuôi chịu thiệt thòi lớn. "Hiện nay, giá thức ăn tăng rất cao, giá xuất chuồng thấp và người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng giá rẻ", ông cho biết.
Theo Zing News

Đọc tiếp

10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 516.868 tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hạt điều có khả năng vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt 215.112 tấn, chiếm tỷ lệ 41,61%. Do chiếm tỷ lệ lớn nên sự tăng, giảm xuất khẩu của một trong 2 thị trường đều ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu toàn ngành điều.

10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản đạt 7,42 tỷ USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10/2023 tăng 3,4% so với tháng trước, tuy nhiên lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm đến 21%. Theo Tổng thư ký Vasep, thị trường có nhiều khó khăn nên xuất khẩu thủy sản năm nay có thể chỉ đạt khoảng 9 tỷ USD.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm

Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
Thu hoạch lúa Hè Thu bị chậm tiến độ do ảnh hưởng mưa

Các nước tăng mua đẩy giá gạo xuất khẩu tăng thêm 20 USD/tấn

Indonesia sẽ mua 2 triệu tấn gạo trong năm nay, từ nay đến cuối năm Philippines mua thêm ít nhất 1,5 triệu tấn gạo, châu Phi và Trung Quốc cũng đang có nhu cầu lớn. Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ rất sôi động và “cuộc chơi” sẽ thuộc về doanh nghiệp có chân hàng lớn.
Gạo tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gạo có thể mang về 4 tỷ USD năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 4,2 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 22,2% về lượng và tăng 34,7% trị giá. Nhu cầu thị trường đang tốt, dự báo cả năm xuất khẩu gạo có thể đạt trên, dưới 8 triệu tấn, mang về 4 tỷ USD.
Chat với BizLIVE