Lợi thế “chợ container rỗng” đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Đại dịch COVID-19 xảy ra, việc thiếu container rỗng đóng hàng xuất khẩu trở thành nổi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực gạo, thủy sản và trái cây ở miền Tây. Từ thực tế này, Sealand Maersk đã thành lập “chợ container rỗng” đầu tiên tại cảng Cái Cui...
Ông Hoàng Cao Đỉnh - Giám đốc Marketing khu vực phía Nam hãng tàu Sealand - A Maersk Company Asia. Ảnh: Nguyễn Huyền
Ông Hoàng Cao Đỉnh - Giám đốc Marketing khu vực phía Nam hãng tàu Sealand - A Maersk Company Asia. Ảnh: Nguyễn Huyền

Ông Hoàng Cao Đỉnh - Giám đốc Marketing khu vực phía Nam hãng tàu Sealand - A Maersk Company Asia cho biết những thông tin đáng chú ý về “chợ container rỗng” đầu tiên này.

Ông vui lòng giới thiệu đôi nét về Sealand?

Hãng tàu Sealand Maersk thuộc của hệ thống Tập đoàn Maersk, và trên thế giới hiện chỉ có 3 hãng tàu là Sealand Asia, Sealand Europe và Sealand America.

Sealand Maersk có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 (trải qua nhiều tên như: APM SAIGON SHIPPING, MCC TRANSPORT).

Sau 27 năm phát triển, Sealand Maersk hiện là một công ty hàng đầu trong thị trường khu vực châu Á, với các dịch vụ chất lượng cao trải dài trên các cảng chính tại TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quy Nhơn. Được hỗ trợ bởi mạng lưới kết nối của Maersk, Sealand có thể cung cấp đa dạng các dịch vụ vận chuyển tới hầu hết các cảng trên thế giới.

Các chuyến tàu hoạt động trong khu vực châu Á do SeaLand phụ trách, còn đi các tuyến xa như từ châu Á đi châu Mỹ hoặc châu Âu thì tập đoàn Maersk sẽ đảm nhiệm.

Các hoạt động của Sealand ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm những dịch vụ gì, thưa ông?

Thực ra hoạt động của Sealand ở đây khác hơn so với các hãng tàu khác, và chúng tôi tự hào là hãng tàu đầu tiên chuyển container rỗng từ TP.HCM xuống một cảng ở ĐBSCL và hiện tại là cảng Cái Cui (Cần Thơ).

Chúng tôi chủ động vận chuyển container rỗng xuống cảng Cái Cui và để tại đây để làm depot, khi khách hàng đặt chỗ (booking) họ sẽ rất chủ động.

Thứ nhất, không tốn thời gian, vì bình thường với các hãng tàu khác khi khách hàng booking xong phải tốn thời gian từ 02 đến 03 ngày để chuyển container rỗng từ TP.HCM xuống ĐBSCL để đóng hàng.

Thứ hai, nếu khách hàng đi với Sealand thì dễ dàng hơn, có booking ở Cần Thơ khách hàng chỉ cần ra cảng Cái Cui lấy container rỗng về đóng hàng, việc này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian từ 2 đến 3 ngày.

Sealand đảm bảo sẽ có đủ container rỗng đáp ứng nhu cầu có khách hàng.

Giá cước thuê container của Sealand nếu lấy container rỗng tại cảng Cái Cui so với lấy rỗng tại TP.HCM khác nhau như thế nào?

Hiện tại giá cước thuê container của Sealand nếu lấy container rỗng tại cảng Cái Cui cao hơn so với tại TP.HCM là 150 USD/cont 20 feet, container 40 feet giá gấp đôi.

Ví dụ, ở TP.HCM giá 2.000 USD/cont thì ở cảng Cái Cui là 2.150 USD/cont. 150 USD này là phí Sealand vận chuyển container rỗng từ TP.HCM về Cái Cui và vận chuyển container hàng từ Cái Cui lên TP.HCM

Nếu khách hàng tự vận chuyển container rỗng từ TP.HCM về Cần Thơ thì giá cũng tương đương nhau, thậm chí họ có thể được giảm giá một chút từ người cung cấp hoặc sà lan, nhưng khi Sealand cung cấp dịch vụ này thì hoạt động của Sealand sẽ được vươn tới cảng Cái Cui, và trách nhiệm của khách hàng là chỉ cần hạ container đầy ở cảng Cái Cui và hoàn thành thủ tục hải quan là xong, giai đoạn từ cảng Cái Cui lên Cát Lái và đi tiếp thuộc trách nhiệm của Sealand.

Như vậy khách hàng sẽ không mất thời gian trung chuyển hàng hóa gây và tốn kém.

Hình thức tập kết container rỗng để cung ứng cho khách hàng có thể gọi là “chợ container rỗng”?

Hiện nay chỉ có hãng tàu Sealand về hoạt động, nếu cảng Cái Cui thu hút thêm được vài hãng tàu về nữa khi đó gọi là “chợ container rỗng” sẽ đúng hơn. Các hãng tàu khác chưa về đây cũng có nhiều nguyên nhân.

Có thể là do các hãng tàu chưa đánh giá được tiềm năng và lợi thế của khu vực ĐBSCL, hoặc có thể trước đây họ đã thử qua nhiều lần nhưng kết quả thu về không như mong đợi.

Ở Sealand có quan điểm và tầm nhìn hơi khác hơn một chút, là luôn mong muốn khám phá thị trường mới và dẫn đầu thị trường, và làm những gì mà thị trường chưa có người làm.

Theo bộ phận khai thác thị trường, đầu tư về cơ sở hạ tầng hay chi phí ở cảng Cái Cui thực ra không quá lớn nhưng sẽ làm áp lực cho đội ngũ kinh doanh, vì khi có một code cảng mới ở ĐBSCL họ sẽ phải bỏ ra nhiều công sức để đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng cảng mới này.

Sealand mở ra dịch vụ này được bao lâu, và doanh nghiệp được lợi ích gì khi đóng hàng tại cảng Cái Cui?

Dịch vụ này có tại cảng Cái Cui từ tháng 7/2021 tới nay đã hơn nửa năm, trong quá trình hoạt động chúng tôi nhận thấy khách hàng rất hài lòng với dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho họ.

Đầu tiên, đối tượng khách hàng Sealand hướng đến là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tầm hoạt động của họ ở các tỉnh như: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng..., xà lan của họ đi từ đây đến cảng Cái Cui khá ngắn, giúp giảm thiểu chi phí.

Ngoài ra, khách hàng còn chủ động được thời gian đóng hàng, vì hiện tại cảng Cái Cui gần như chỉ phục vụ Sealand, nên không bị áp lực về bãi đóng hàng so với khi họ đóng hàng ở cảng Cát Lái, mặc dù năng lực đóng hàng ở cảng Cát Lái cao hơn nhưng do có quá nhiều doanh nghiệp xuất hàng nên phải giành bãi, giành container rỗng.

Đó là đối với khách hàng. Còn đối với các tỉnh ĐBSCL, khi Sealand mở được một dịch vụ mới về logistics ở miền Tây sẽ giúp cho sản lượng hàng hóa xuất khẩu nơi này ngày càng tăng.

Hiện lượng hàng xuất khẩu qua cảng Cái Cui đã tăng lên gấp đôi so với những ngày đầu chúng tôi mới mở ra dịch vụ này, trong khi nhu cầu của khách hàng cao gấp 3 lần mà chúng tôi vẫn chưa đáp ứng đủ, do năng lực cảng Cái Cui có giới hạn.

ĐBSCL có 3 sản phẩm chính xuất khẩu đi các nước là gạo, thủy sản và trái cây, tại sao Saeland chỉ cung cấp dịch vụ cho mặt hàng gạo?

Bước đầu chúng tôi phục vụ mặt hàng gạo để thăm dò thị trường và trong năm nay chúng tôi sẽ triển khai thêm dịch vụ với mặt hàng thủy sản, còn trái cây thì Sealand vẫn đang nghiên cứu.

Với lại phần lớn gạo của Việt Nam xuất đi các thị trường châu Á, như Philippines, Trung Quốc, Malaysia... thì xuất phát ở cảng Cái Cui thuận lợi hơn, nếu đi châu Phi thì phải đi cảng Cái Mép.

Định hướng của Sealand là cùng hợp tác phát triển với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, ngoài cung ứng container rỗng sắp tới đây Sealand sẽ phát triển thêm các dịch vụ đối với mặt hàng lạnh tại cảng Cái Cui, xem xét đề án mở thêm dịch vụ tại Tân Cảng Sa Đéc.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ngày hội chăm sóc xe Hyundai Care Day 2024

Ngày hội chăm sóc xe Hyundai Care Day 2024

Hyundai Care Day 2024 sẽ được Hyundai Thành Công (HTV) tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là chuỗi sự kiện chăm sóc và trải nghiệm đặc biệt, tập trung tới những khách hàng đang sử dụng xe Hyundai.

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tập đoàn Đất Xanh

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh – ông Lương Trí Thìn cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, Đất Xanh dự kiến hoàn thiện pháp lý 8 dự án trọng điểm quy mô lớn, chuẩn bị nguồn 20.000 sản phẩm tại các khu vực đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Chat với BizLIVE