Logistics, nút thắt kìm hãm kinh tế ĐBSCL phát triển

Cho đến nay năng lực logistics của Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn yếu kém, khiến chi phí logistics trở nên đắt đỏ và đẩy giá thành hàng hóa tăng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp bị bào mòn, và để kinh doanh có lãi họ quay về mua nông sản của nông dân giá thấp.
Quang cảnh hội nghị "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics". Ảnh Nguyễn Huyền
Quang cảnh hội nghị "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics". Ảnh Nguyễn Huyền

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của khu vực trung bình từ 17 đến 18 triệu tấn mỗi năm.

Mất nhiều thời gian, chi phí vận chuyển cao làm khó doanh nghiệp

Phát biểu khai mạc hội nghị "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics", Thượng tá Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) cho biết, ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi gồm mạng lưới đường thủy dài và chất lượng cao, có khả năng khai thác vận tải, với 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ TP.HCM đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn ra-vào sông Hậu...

Song, phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu phải trung chuyển qua các cảng ở khu vực khác do thiếu kết nối hạ tầng giao thông và logistics, gây mất nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa, khiến vùng ĐBSCL phát triển chưa xứng với tiềm năng vốn có.

Thượng tá Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng giám đốc TCSG

Hiện ĐBSCL đang được quan tâm và đầu tư phát triển hệ thống logistics bài bản và vững vàng, phát huy tiềm năng trung tâm đầu mối xuất khẩu hàng hóa và là cửa ngõ tích hợp nhiều dịch vụ cảng biển tiện ích của vùng.

Mới đây, ĐBSCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để đạt được mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới thì ngành Logistics cần xác định trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn và nhóm ngành cần được ưu tiên, có vai trò hỗ trợ cho nhóm ngành sản xuất kinh doanh.

“Cần làm gì để phát triển logistics giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp là câu hỏi tồn tại trong suốt nhiều năm qua. Hội thảo hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ được lắng nghe định hướng phát triển từ các cấp lãnh đạo nhà nước, cùng tham mưu đề xuất của các chuyên gia trong ngành logistics về giải pháp mang tính tiên phong, toàn diện với mục tiêu chung là tăng cường tính liên kết, xây dựng một vùng kinh tế - xã hội ĐBSCL bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, Phó Tổng giám đốc TCSG nêu vấn đề.

Nhận diện những điểm nghẽn vận tải logistics ở ĐBSCL

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc VCCI Cần Thơ

Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cho biết, thời gian vận chuyển đường bộ từ Cần Thơ đi cảng Cát Lái mất 5 giờ, đi cảng Cái Mép mất 8 giờ. Vận chuyển bằng đường thuỷ từ Cần Thơ đi cảng Cát Lái mất 18 giờ, đi cảng Cái Mép đi 36 giờ.

Gạo xuất khẩu trên 6 triệu tấn/năm, chi phí vận chuyển gạo từ ĐBSCL lên TP.HCM mất 400.000 đồng/tấn, nếu xuất khẩu tại Cần Thơ chỉ mất 200.000 đồng/tấn.

Cá tra xuất khẩu trên dưới 1,5 triệu tấn/năm và tôm gần 800.000 tấn/năm, chi phí vận chuyển các sản phẩm này từ ĐBSCL đi TP.HCM khoảng 7 -14 triệu đồng/container (20 hoặc 40 feet). Do vậy, hàng hóa ĐBSCL qua cảng chỉ chiếm khoảng 3%, vận chuyển bằng container chưa được 1%, còn lại phải trung chuyển lên cảng TP.HCM.

“Hiện có đến 80% hàng hóa ở ĐBSCL xuất qua cảng ở TP.HCM và Đông Nam Bộ, khiến họ mất rất nhiều thời gian cho vận chuyển hàng hóa và chi phí vận chuyển tăng cao. Những điểm nghẽn logistics ở ĐBSCL đang làm mất tính cạnh tranh của hàng hóa khu vực này mà còn làm cản trở đầu tư FDI. Nếu hàng hóa ở ĐBSCL được xuất khẩu trực tiếp qua các cảng ở khu vực thì chi phí logistics sẽ được kéo giảm rất lớn cho doanh nghiệp.

Quốc hội và Chính phủ đã nhận ra điểm yếu của ĐBSCL đang đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng cho khu vực này, và Chính phủ đang đầu tư kênh Quan Chính Bố, tỉnh Long An cũng đang xây dựng cảng Quốc tế nhưng so với tiềm năng và lợi thế thì vẫn chưa xứng tầm”, Giám đốc Chi nhánh VCCI Cần Thơ nhấn mạnh.

Còn theo ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ĐBSCL là nơi sản xuất chính cá tra và tôm, là những hàng hóa thủy sản đông lạnh cần vận chuyển nhanh ít trung chuyển, nhưng đến nay cảng Cái Cui có thể tiếp nhận hàng hóa nhưng không đảm bảo thời gian.

Nhằm giảm chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp thủy sản, ĐBSCL cần có hệ thống cảng biển đảm bảo vận chuyển container, và khi TP.HCM thu phí cảng biển là thời điểm tốt để Cần Thơ phát triển thành cảng trung chuyển lớn, và triển khai quy chế ‘Một cửa’ đối với dịch vụ xuất khẩu bằng tàu biển nhằm đảm bảo về thời gian và tính thông suốt trong quá trình vận chuyển”, Tổng thư ký VASEP đề nghị.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Thượng tá Bùi Văn Quỳ nhấn mạnh, với vai trò là ban tổ chức hội thảo đồng thời cũng là một doanh nghiệp khai thác cảng, logistics đang hoạt động tại thị trường ĐBSCL, chúng tôi rất mong muốn được làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành, các hiệp hội.

Đồng thời, với kế hoạch phát triển Hiệp hội Logistics vùng ĐBSCL để kết nối và phát triển các nhà cung cấp dịch vụ Logistics của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics (VLA), kết quả kinh doanh vượt mức kỳ vọng của hãng tàu Maersk Sealand khi tiên phong mở code rỗng tại cảng Tân cảng Cái Cui (đạt 100 Teu/tuần và dự kiến sẽ tăng lên mức 200 Teu/tuần), kế hoạch mở rộng thêm dịch vụ lạnh tại Tân cảng Cái Cui, Tân cảng Sa Đéc là một tín hiệu đáng mừng cho hệ sinh thái tích hợp của TCSG hướng đến mục tiêu “đặt khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh” mang cảng đến gần chân hàng nhằm đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tại địa phương.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần tăng cường hơn nữa tính liên kết theo hướng “hợp tác cùng có lợi”, TCSG sẵn sàng hợp tác với các khách hàng, các đối tác trên cơ sở phát huy sức mạnh của mỗi bên.

“Với sự đóng góp chung tay của các bên tôi tin chắc rằng mục tiêu ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại ĐBSCL dưới góc độ logistics” sẽ được phát huy hơn nữa trong thời gian tới”, ông Quỳ khẳng định.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE