Lỗ lũy kế của Vietnam Airlines đến cuối năm 2021 đã xấp xỉ 22.000 tỷ đồng, “ngốn” gần hết vốn điều lệ

Nếu tình hình kinh doanh không được cải thiện trong thời gian tới, khoản vốn chủ sở hữu ít ỏi còn lại hơn 507 tỷ đồng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HVN thời điểm 31/12/2021 âm 21.978 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HVN thời điểm 31/12/2021 âm 21.978 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – mã HVN) đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021 với doanh thu đạt 9.179 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn khiến Vietnam Airlines lỗ gộp 1.100 tỷ đồng trong quý cuối năm 2021. Con số này cùng kỳ năm trước thậm chí còn lên đến 2.085 tỷ đồng.

Sau khi trừ chi phí, Vietnam Airlines lỗ ròng 1.184 tỷ đồng trong quý 4 qua đó tiếp tục đào sâu khoản lỗ ròng cả năm 2021 đến 13.337 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thời điểm 31/12/2021 âm 21.978 tỷ đồng và đã “ngốn” gần hết vốn điều lệ 22.144 tỷ đồng.

Dù vẫn lỗ cả chục nghìn tỷ năm qua nhưng cổ đông của Vietnam Airlines đến thời điểm hiện tại đã có thể “thở phào” khi tạm thoát khỏi nguy cơ bị hủy niêm yết. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh doanh không được cải thiện trong thời gian tới, khoản vốn chủ sở hữu ít ỏi còn lại hơn 507 tỷ đồng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn bị mất cân đối tài chính trầm trọng vào cuối năm 2021 khi nợ ngắn hạn (41.259 tỷ đồng) vượt đến gần 30.000 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn (11.425 tỷ đồng). Số dư nợ vay thời điểm 31/12/2021 lên đến 34.800 tỷ đồng, chiếm hơn 55% tổng tài sản của Hãng hàng không này.

Thực tế, việc cổ phiếu HVN thoát án hủy niêm yết trong năm 2021 chủ yếu do được “bơm oxy” từ đợt tăng vốn thêm gần 8.000 tỷ đồng sau khi được tạo điều kiện vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% tài trợ bởi 3 Ngân hàng thương mại để duy trì thanh khoản và tránh phá sản.

Trong đợt tăng vốn, SCIC đã thực hiện mua số cổ phần thuộc quyền của cổ đông Nhà nước tại Vietnam Airlines có giá trị khoảng 6.880 tỷ đồng. Hiện, cổ đông Nhà nước vẫn nắm đến 86,34% vốn của Hãng hàng không này trong đó Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sở hữu 55,20% và SCIC sở hữu 31,14%.

Đương nhiên, Vietnam Airlines sẽ không thể mãi trông chờ cổ đông Nhà nước giải cứu mà cần phải cải thiện tình hình kinh doanh trong bối cảnh ngành hàng không có nhiều triển vọng phục hồi hậu COVID.

Đến năm 2024 mới có lợi nhuận?

Trong báo cáo ngành hàng không mới đây, VCSC cho rằng chi phí nhiên liệu cao hơn có thể gây áp lực lên lợi nhuận của Vietnam Airlines và hãng hàng không này không thể chuyển hoàn toàn chi phí xăng dầu tăng sang cho hành khách. Vietnam Airlines có thể phải đến năm 2024 mới bắt đầu ghi nhận lợi nhuận dù triển vọng phục hồi của ngành hàng không là khá rõ ràng.

VCSC đánh giá tích cực về sự phục hồi của ngành hàng không giai đoạn 2022-2026 do các hạn chế đối với hàng không trong nước vẫn ở mức thấp dù số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày gia tăng cùng với tốc độ nhanh hơn dự kiến của Chính phủ trong việc nâng tần suất các chuyến bay quốc tế và mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế vào giữa tháng 3/2022.

Số lượng chuyến bay nhanh chóng phục hồi với 25.220 chuyến trong tháng 2/2022 chủ yếu bao gồm các chuyến bay trong nước. VCSC ước tính số lượng các chuyến bay trong nước trong tháng 2/2022 đã gần bằng mức trước khi dịch COVID-19 khởi phát. Với Vietnam Airlines, số lượng chuyến bay trong nước sẽ phục hồi về mức khoảng trước dịch COVID-19 vào năm 2023 và số lượng chuyến bay quốc tế sẽ xấp xỉ con số năm 2019 vào năm 2026.

Ngoài ra, VCSC cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ giành được thị phần du lịch quốc tế từ các quốc gia khác trong khu vực trong trung và dài hạn nhờ (1) kế hoạch được chuẩn bị tốt về phát triển cơ sở hạ tầng hàng không sau đại dịch, (2) tỷ lệ tiêm chủng cao với mức độ sẵn sàng tiêm chủng cao và khả năng tiếp cận vaccine dễ dàng.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tập đoàn Đất Xanh

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh – ông Lương Trí Thìn cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, Đất Xanh dự kiến hoàn thiện pháp lý 8 dự án trọng điểm quy mô lớn, chuẩn bị nguồn 20.000 sản phẩm tại các khu vực đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Chat với BizLIVE