Làng Đại học Đà Nẵng "treo" 25 năm ở Quảng Nam: Cần hơn 4.100 tỷ để giải phóng mặt bằng

Tỉnh Quảng Nam đề xuất sớm bố trí khoảng 4.164 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án, trong trường hợp không đủ vốn thì giảm diện tích từ 160 ha xuống còn 50 ha.
Dự án Làng ĐH Đà Nẵng "treo" suốt 25 năm khiến người dân khốn khổ
Dự án Làng ĐH Đà Nẵng "treo" suốt 25 năm khiến người dân khốn khổ

Ngày 9/8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có báo cáo về tình hình triển khai dự án Đại học (ĐH) Đà Nẵng trên địa phận thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Văn Phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Theo báo cáo, dự án ĐH Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 1997 với tổng diện tích khoảng 300 ha. Trong đó, khoảng 110 ha thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng; khoảng 190 ha thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.

Tuy nhiên, đến nay đã 25 năm, dự án mới chỉ triển khai được một phần thuộc địa phận TP.Đà Nẵng. Dự án kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội và xây dựng tại địa phương.

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết do quy hoạch dự án "treo" nhiều năm nên hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội tại khu vực không được đầu tư, nâng cấp. Đường sá không được xây dựng, chủ yếu toàn đường đất; hệ thống đường dây điện xuống cấp, mất an toàn; các công trình văn hóa – thể dục thể thao chưa được đầu tư xây dựng; nhà trẻ, trường mẫu giáo tạm bợ…

Từ năm 1997 đến nay, người dân trong khu vực quy hoạch "treo" không được thực hiện một số quyền được luật pháp cho phép như lập hộ mới, tách thửa, tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển mục đích sử dụng đất; không được cấp phép xây dựng, cải tạo nhà cửa. Chỉ đến khi Luật Xây dựng năm 2013 có hiệu lực, các hộ dân trong khu vực mới được cấp phép xây dựng có thời hạn trong phạm vi đất thuộc dự án ĐH Đà Nẵng…

Làng ĐH Đà Nẵng treo 25 năm ở Quảng Nam: Cần hơn 4.100 tỉ để giải phóng mặt bằng - Ảnh 2.

Nhà cửa của người dân ở phường Điện Ngọc - thị xã Điện Bàn xuống cấp, ọp ẹp không thể sửa chữa

Liên quan công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay qua kiểm tra, rà soát thực trạng tại khu vực dự án đối với gần 160 ha thuộc địa phận thị xã Điện Bàn (đã trừ 30 ha được chỉnh trang theo dọc tuyến ĐT 607 trong tổng số 190 ha), có tất cả 1.845 hộ bị ảnh hưởng.

Trong đó, 1.375 hộ ảnh hưởng đất ở, 30 hộ ảnh hưởng đất tôn giáo, 440 hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp. Số căn nhà thuộc diện giải tỏa trắng là 817 căn. Tổng số lô tái định cư dự kiến cần bố trí là 3.155 lô.

Dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực tế khoảng 4.164 tỷ đồng. Qua phân tích, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng việc triển khai thực hiện công tác GPMB dự án cơ bản không khả thi.

Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam cho biết qua khảo sát, trong khu vực dự án ĐH Đà Nẵng thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, có khoảng 50 ha có khả năng thuận lợi trong công tác GPMB.

Khu đất nằm ở địa phận khối phố Tứ Hà và Câu Hà, phường Điện Ngọc, gồm 6 ha đất ở; 3,9 ha đất nông nghiệp và 40 ha đất nghĩa trang, tín ngưỡng. Tổng số có 222 hộ dân bị ảnh hưởng.

Tỉnh Quảng Nam tính toán tổng chi phí GPMB dự kiến khoảng 333,8 tỷ đồng; suất vốn đầu tư xây lắp và thiết bị với diện tích 50 ha khoảng 482 tỷ đồng - cộng lại khoảng 815,8 tỷ đồng.

Làng ĐH Đà Nẵng treo 25 năm ở Quảng Nam: Cần hơn 4.100 tỉ để giải phóng mặt bằng - Ảnh 3.

Quảng Nam đưa ra giải pháp "cởi trói" cho dự án Làng ĐH Đà Nẵng

Quan điểm của UBND tỉnh Quảng Nam là ủng hộ tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tỉnh đề nghị Bộ KH-ĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành xem xét, báo cáo Thủ tướng bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, GPMB và đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu liên quan trong giai đoạn 2023 - 2025 với diện tích 160 ha.

Trong trường hợp không bố trí đủ nguồn vốn để GPMB toàn bộ diện tích trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2025, Quảng Nam đề nghị điều chỉnh quy hoạch phân khu (1/2000) để tập trung triển khai thực hiện trên phần diện tích khoảng 50 ha nêu trên.

Phần diện tích còn lại loại ra khỏi ranh giới dự án để UBND tỉnh Quảng Nam lập quy hoạch chỉnh trang, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân tại khu vực; đồng thời hình thành khu đô thị vệ tinh phục vụ Làng ĐH Đà Nẵng.

Theo Người lao động

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Giao dịch bất động sản khởi sắc trở lại

Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, nguồn cung nhà ở mới quý I/2024 đạt gần 2.300 sản phẩm, tổng nguồn cung sơ cấp đạt gần 15.100 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 30-40%, tăng 320% so với quý I/2023.

Chat với BizLIVE