Lần đầu tiên người dân được xin lỗi vì thiếu xăng dầu

Các lô hàng xăng dầu của doanh nghiệp ở miền Tây về bị chậm so với kế hoạch, dẫn đến thiếu hụt cục bộ tại các đơn vị bán lẻ xăng dầu. “Công ty gửi lời xin lỗi đến người tiêu dùng” - NSH Petro cho hay.
Xe bồn nhận hàng tại Tổng kho Xăng dầu của NSH Petro.
Xe bồn nhận hàng tại Tổng kho Xăng dầu của NSH Petro.

Vì sao doanh nghiệp xin lỗi?

Trưa 16/11, thông tin với PV, ông Mai Văn Thành - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) - cho hay, sáng cùng ngày, tàu chở 3.000m3 xăng Ron 95 đã cập cảng Tổng kho Xăng dầu của NSH Petro tại Cần Thơ. Đây là số hàng được NSH Petro mua từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Cụ thể, ngày 4/11, công ty đã hoàn thành thủ tục để nhận hàng theo đúng lịch mà nhà máy xác nhận (10/11). Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hàng cục bộ nên các đơn vị tập trung lấy hàng tại Nhà máy Dung Quất quá nhiều, dẫn đến kẹt cầu cảng vì lượng tàu nhận hàng rất đông.

Đến ngày 13/11, NSH Petro mới nhận được lô hàng 3.000m3 xăng Ron 95 nói trên. Dự kiến ngày 15/11 tàu sẽ đến Tổng kho Xăng dầu của công ty, nhưng do thủy triều thấp, mớn nước tàu không đủ vào cảng nên đến sáng 16/11 tàu mới cập cảng.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch, NSH Petro đã ký hợp đồng mua hàng hóa MTBE (nguyên liệu dùng để pha chế xăng dầu) với số lượng 1.900 tấn (tương đương 2.600m3), thời gian nhận hàng dự kiến ngày 31/10/2022 nhưng do ảnh hưởng bão nên thời gian nhận hàng bị chậm trễ so với kế hoạch (trễ 5 ngày).

Cụ thể, đến ngày 5/11 tàu You Shen 9 mới nhận hàng tại Đài Loan, nhưng khi nhận hàng xong vẫn bị ảnh hưởng bão nên tàu không thể khởi hành, đến ngày 9/11 tàu mới về tới Việt Nam và đến ngày 13/11, lô hàng MTBE mới nhập về Tổng kho Xăng dầu của NSH Petro.

Theo đại diện NSH Petro, việc chậm trễ trên là do yếu tố khách quan và ảnh hưởng cục bộ đến việc cung cấp hàng cho các đơn vị bán lẻ. Ngoài ra, do nguồn cung thiếu hụt nhưng theo nhu cầu đảm bảo phục vụ các sự kiện quan trọng của các địa phương, NSH Petro đã chia sẻ nguồn dự trữ của công ty cho các đơn vị khác dẫn đến nguồn hàng của công ty thiếu hụt cục bộ.

“Công ty gửi lời xin lỗi đến người tiêu dùng” - NSH Petro cho hay.

Cam kết đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Tại Hậu Giang, chiều 15/11, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh này tổ chức triển khai cho các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và tổng đại lý xăng dầu trên địa bàn tỉnh ký cam kết về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ.

Người dân chờ mua xăng dầu trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung.

Người dân chờ mua xăng dầu trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung.

Theo đó, 9 thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và tổng đại lý xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã ký cam kết với các nội dung như: Đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc và các cửa hàng đại lý nhượng quyền bán lẻ đã ký hợp đồng. Áp dụng thống nhất giá bán lẻ trong toàn hệ thống phân phối. Không kinh doanh xăng dầu (KDXD) nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không găm hàng tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu và chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu bán ra trên toàn bộ hệ thống phân phối của mình theo quy định...

Chấp hành quy định pháp luật trong KDXD. Trong đó, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về nghĩa vụ thương nhân tại Điều 26 của Nghị định 83/2014/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Tại buổi ký cam kết, Cục QLTT Hậu Giang cũng triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Hậu Giang về công tác giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong KDXD.

Theo Báo Tiền phong

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE