Làm sao để kéo nhà đầu tư quay lại?

Chuyên gia SSI cho rằng thị trường chứng khoán có đem lại cơ hội đầu tư rõ ràng và chắc chắn hay không cho các nhà đầu tư thì mới kéo được nhà đầu tư quay trở lại.
Bà Hoàng Việt Phương
Bà Hoàng Việt Phương

Nhận định được bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán SSI đề cập trong talkshow do báo Đầu tư tổ chức sau phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6.

Trả lời câu hỏi: thanh khoản vẫn tụt áp kéo dài hơn 3 tuần liên tiếp, dòng tiền đang lo ngại điều gì và yếu tố nào sẽ kích thích dòng tiền tham gia thị trường?, bà Phương cho biết, thanh khoản trong các tuần vừa qua có mức giảm đáng kể, dòng tiền thực sự đã có sự lo ngại. Quan sát sẽ thấy là sự tham gia của một nhóm đầu cơ hoặc thao túng chứng khoán trước đây đã giảm hẳn. Thứ hai, do diễn biến thị trường trong thời gian qua, danh mục một số nhà đầu tư đã có sự sụt giảm mạnh dẫn đến tâm lý e dè, lo ngại và cảm giác thị trường chứng khoán đang có nhiều rủi ro hơn. Đó là những yếu tố khiến thị trường sụt giảm.

Liệu thị trường chứng khoán có đem lại cơ hội đầu tư rõ ràng và chắc chắn hay không cho các nhà đầu tư thì mới kéo được nhà đầu tư quay trở lại. Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta hãy nhìn diễn biến sắp tới của thị trường vì thị trường chứng khoán luôn phản ánh trước tương lai. Đợt sụt giảm vừa rồi cũng là điểm tốt vì chúng ta đang ở thời điểm giá cổ phiếu đã chiết khấu rất nhiều so với trước kia và cũng phản ánh khá nhiều điểm xấu trong tương lai.

Đối với giai đoạn này, khả năng thị trường vẫn sẽ có những đợt biến động và sẽ tạo ra sự khó khăn nhất định cho các nhà đầu tư, đặc biệt cho các nhà đầu tư ngắn hạn. Trong thời gian tới, chúng tôi dự báo thị trường đi theo diễn biến sideway trước khi chờ đợi một sự phục hồi trở lại của thị trường.

Nếu nhìn trong quý 3, thị trường có thể có biến động như thế nào, nổi bật nhất vẫn là diễn biến lạm phát và lãi suất. Điều này chủ yếu đến từ thị trường thế giới, trong tháng 7 FED sẽ có một lần tăng lãi suất, sau đó là các đợt vào tháng 9, 11, 12, những điều này chắc chắn sẽ có tác động đến thị trường.

Những yếu tố nào hỗ trợ/không hỗ trợ thị trường từ trong, ngoài nước từ nay cho đến cuộc họp tháng 7 của FED?

Bà Phương cho rằng, thị trường vừa trải qua một đợt sụt giảm mạnh, một điểm rất thuận lợi nếu chúng ta muốn có khoản đầu tư dài hạn vì định giá thị trường đã hấp dẫn hơn nhiều so với trước kia.

Có những nhóm ngành đã giảm quá mạnh và mức định giá hiện tại có thể nói là khó có khả năng sụt giảm mạnh hơn nữa. Ngược lại, có những nhóm ngành mới chỉ bắt đầu quá trình sụt giảm, chúng ta có thể xem xét triển vọng của những nhóm ngành đó như thế nào.

Yếu tố không thuận lợi vẫn liên quan đến kỳ vọng lạm phát và lãi suất nhưng chủ yếu vẫn ở thị trường Mỹ chứ không phải ở Việt Nam. Tôi vẫn kỳ vọng trong nửa cuối năm nay, kể cả về lạm phát chúng ta vẫn có thể kiểm soát được. Đối với con số tăng trường GDP của quý 3 và quý 4 vẫn ở mức tích cực, chủ yếu do nửa cuối năm nay chúng ta có mức nền thấp để so sánh nên trong nửa cuối năm nay vẫn rất tốt.

Một số cổ phiếu trụ cột của thị trường như ngân hàng, chứng khoán, thép có những biến động tăng giảm mạnh thời gian qua, nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu này có nên cơ cấu danh mục sang các nhóm có triển vọng khác hay chờ cơ hội? Một số nhà đầu tư có tiền mặt tâm lý dè dặt chưa muốn tham gia thị trường, cơ hội chọn danh mục cho họ?

Chuyên gia SSI nhận định, trong 3 ngành ngân hàng - chứng - thép, có một ngành liên quan đến hàng hóa là thép. Giá thép đã đạt đỉnh và có sự điều chỉnh. Với những ngành mang tính chu kỳ, khi nhà đầu tư quan tâm việc xuống tiền hoặc bán, phải rất quan tâm đến cổ phiếu đang ở chu kỳ nào, doanh nghiệp đang ở chu kỳ nào. Chu kỳ bây giờ ngắn hơn so với trước kia, khoảng 2 – 3 năm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đang ở đỉnh chu kỳ ấy và trên đà đi xuống thì nghĩa là trong giai đoạn 2-3 năm tới, cơ hội sẽ hạn chế và nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội ở nhóm ngành khác.

Với ngân hàng và chứng khoán, chu kỳ hơi khác một chút. Chẳng hạn ngân hàng là một ngành rất tốt trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng tốc, nhưng nó ngược lại ở giai đoạn cuối khi kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái, chúng ta lại phải tránh ngành ngân hàng.

Đấy là một số đặc điểm mang tính chu kỳ của cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định liệu có nên mua cổ phiếu đó trong dài hạn hay không, còn trong ngắn hạn phải bắt buộc theo một phương pháp khác có thể áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật. Lúc đấy chúng ta có thể xác định trong khoảng thời gian tới giá cổ phiếu bị quá bán thì mua để có một khoản sinh lời 10 – 20% trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng không có nghĩa về mặt dài hạn doanh nghiệp đó có thay đổi gì về bức tranh triển vọng kinh doanh theo hướng tích cực hơn. Hai khái niệm đó phải tách rời nhau giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

Triển vọng quý 3?

Bà Phương cho rằng, trong quý 3 vẫn có những ngành liên quan đến giá hàng hóa hoặc đứt gãy nguồn cung là có triển vọng lợi nhuận tích cực như dầu khí, logistics vận tải biển. Hiện tại, giá cước tàu vẫn đang ở mức cao, vẫn có thể kỳ vọng lợi nhuận sẽ có một mức tăng trưởng tốt.

Đối với các nhóm ngành khác trong thời gian tới sẽ có những ảnh hưởng nhất định bởi chi phí đầu vào bị tăng dẫn đến biên lợi nhuận bị áp lực giảm xuống. Còn với nhóm ngành ngân hàng có tỷ trọng lớn nhất trong VN-Index, bức tranh khó nói hơn vì áp lực cho ngành ngân hàng từ đợt dịch vừa rồi hiện tại đã giảm đáng kể. Bản thân các ngân hàng cũng đã trích lập dự phòng rất nhiều về nợ xấu COVID-19, trong thời gian qua họ đã chủ động trích lập, không nhất thiết là phải theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên những rủi ro của ngành ngân hàng có thể mang tính dài hạn hơn, hiện tại vẫn chưa thể hiện ra nên có thể lợi nhuận các ngân hàng trong quý 3, 4 sẽ tương đối thú vị, sẽ có những mảng sáng.

Trong tuần này, nhóm ngân hàng – chứng – thép và bt động sản có sự khởi sắc, đây có phải tín hiệu thị trường hồi phục không và nhà đầu tư có nên thận trọng?

Bà Phương cho rằng, trong một vài tuần gần đây, diễn biến giá tốt, thực ra là tốt nhất trong giai đoạn vừa rồi như logistics, thủy sản có những biến động bất thường. Nếu nhìn về triển vọng của các nhóm ngành này thì cần xác định đỉnh lợi nhuận có thể nằm ở quý nào.

Với thủy sản có thể coi là một nhóm ngành liên quan đến hàng hóa và có độ biến động rất lớn. Vừa qua giá cá xuất khẩu đang ở mức rất cao, dự kiến cũng sẽ duy trì trong quý 3 này. Tuy nhiên, cũng có thể mang tính chu kỳ và chúng ta sẽ kỳ vọng mức giá cao sẽ không kéo dài lâu, cho nên lợi nhuận cũng sẽ đi theo xu hướng của giá bán. Có thể nhà đầu tư hiện tại đang cân nhắc xem đã đến thời điểm chốt lời hợp lý chưa. Cho nên giá biến động rất thất thường phản ánh kỳ vọng lợi nhuận vẫn có thể tốt trong quý tới hay nó sẽ chậm dần giống như chúng ta có thể quan sát thấy với cổ phiếu ngành thép cũng có biến động tương tự.

Với các nhóm ngành đã có sự hồi phục, chúng ta ở trong giai đoạn các nhà đầu tư đang chờ đợi giai đoạn mới và phải nhìn không chỉ nửa cuối năm nay mà có thể nhìn sang năm 2023 vì 2023 được dự đoán là một năm cực kỳ khó để có thể đưa ra nhận định ngay tại thời điểm này, những biến đổi không chỉ liên quan đến tình hình trong nước mà còn cả thế giới. Vì thế giới lúc đó đang có rủi ro suy thoái không biết liệu có rủi ro hay không và sẽ tác động đến tất cả các nền kinh tế.

Việt Nam so với kinh tế thế giới đang có sự lệch pha nhất định, ví dụ chúng ta chưa nhìn thấy lạm phát tăng, thì có thể 2023 có thể thấy điều đó. Lúc đó có thể xác định rõ hơn quyết định đầu tư vào ngành nào, còn hiện tại mức giá biến động có thể chỉ mang tính ngắn hạn.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối kể từ ngày 8/3

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối kể từ ngày 8/3

Từ ngày 8/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

1 ngày ra 15 "án phạt" - số tiền gần 7 tỷ đồng

1 ngày ra 15 "án phạt" - số tiền gần 7 tỷ đồng

Chỉ trong ngày 7/2/2024, ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo phạt đến 15 tổ chức, cá nhân vi phạm trên thị trường chứng khoán với tổng số tiền gần 7 tỷ đồng.

Chat với BizLIVE