Lạm phát toàn cầu tiềm ẩn rủi ro tăng cao sau quyết định mới nhất của Ấn Độ

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài khiến cho nguồn cung gạo nội địa của Ấn Độ đương đầu với nhiều thách thức.
Lạm phát toàn cầu tiềm ẩn rủi ro tăng cao sau quyết định mới nhất của Ấn Độ

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo vỡ và đánh thuế cao hơn với nhiều loại hàng hóa xuất khẩu khác trong động thái tiềm ẩn khả năng sẽ gây ra nhiều áp lực hơn nữa lên lạm phát toàn cầu và làm căng thẳng thêm những yếu tố gây gián đoạn nguồn cung thực phẩm do căng thẳng Nga – Ukraine.

Theo Wall Street Journal, quy định này có hiệu lực ngay lập tức.

Ngoài ra, chính quyền New Delhi đã áp quy định thuế xuất khẩu 20% đối với gạo trắng và gạo nâu xuất khẩu, 2 loại gạo chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ. Gạo đồ và gạo basmati không thuộc diện bị áp thuế xuất khẩu cao hơn.

Kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine thực sự leo thang, nhiều nước trên thế giới hiện đang phụ thuộc vào Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, để có thể tăng được nguồn cung thực phẩm. Ấn Độ là nước cung cấp các sản phẩm gạo và lúa mì quan trọng của thế giới. Liên hợp quốc (UN) đã cảnh báo rằng thế giới đương đầu với khả năng thiếu thực phẩm. Ấn Độ hiện đang chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch giao dịch thương mại gạo toàn cầu, theo tính toán của một số chuyên gia.

Ấn Độ là nước cung cấp gạo vỡ, một loại gạo giá rẻ quan trọng, cho một số nước châu Phi hiện đang sử dụng nó như một loại thực phẩm chính. Trung Quốc cũng là nước mua nhiều gạo vỡ của Ấn Độ. Trung Quốc sử dụng gạo vỡ làm thức ăn chăn nuôi cũng như làm ra các loại mì, bún và rượu.

Hoạt động xuất khẩu gạo vỡ sẽ được cấp phép cho đến ngày 15/9/2022 sau khi các nhà buôn hoàn tất cả đơn hàng cũ đã ký kết với khách hàng.

Như vậy đây là lần thứ 3 liên tiếp Ấn Độ hành động để giảm xuất khẩu thực phẩm. Nguyên nhân chính do giới chức Ấn Độ lo ngại về nguồn cung và lạm phát suy giảm. Tháng 5/2022, Ấn Độ đã hạn chế việc xuất khẩu lúa mì và đường do những lo lắng về khả năng hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng bởi nhiều đợt nắng nóng gay gắt. Vào tháng 3 và tháng 4/2022, Ấn Độ từng trải qua nhiều đợt nắng nóng căng thẳng và tồi tệ nhất trong 100 năm.

Sau đó, Ấn Độ lại trải qua nhiều đợt mưa lớn tồi tệ trong tháng 7 và tháng 8/2022 tại nhiều bang chủ chốt bao gồm Uttar Pradesh, West Bengal và Bihar, diện tích canh tác gạo giảm 13% xuống còn hơn 23,1 triệu hecta từ 26,7 triệu hecta của 1 năm trước, theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ.

Diện tích canh tác gạo giảm đi sẽ có thể khiến cho sản lượng năm nay giảm, tuy nhiên sẽ cần phải chờ đến tháng 10 năm nay mới có thể biết tình hình này tệ hại đến đâu, theo phó giám đốc điều hành cao cấp tại Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ - ông Vinod Kaul.

Cũng theo ông Kaul, quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo vỡ của Ấn Độ sẽ khiến cho nước này bị mất đi thị phần bởi những nước đang chật vật tìm kiếm nguồn cung sẽ tìm đến Việt Nam và Thái Lan, hai nước hiện đang đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 về xuất khẩu gạo. Ông cũng cho rằng quyết định sẽ gây tổn hại đến vị thế của Ấn Độ trên thế giới.

Trong năm tài chính gần nhất, Ấn Độ xuất khẩu ước tính khoảng 3,8 triệu tấn gạo vỡ. Từ tháng 4 đến tháng 6/2022, xuất khẩu gạo vỡ của Ấn Độ ước tính khoảng 1,4 triệu tấn. Với quy định hạn chế mới, xuất khẩu sẽ giảm xuống còn khoảng 2 triệu tấn.

Xuất khẩu thực phẩm và nhiều loại hàng hóa khác, với ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine, đã gây áp lực lên quá trình phục hồi kinh tế. Lạm phát bán lẻ tại Ấn Độ dù đã hạ nhiệt nhưng ở thời điểm tháng 7/2022 vẫn tăng 6,7%, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia. Từ tháng 5/2022, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã 3 lần nâng lãi suất ước tính khoảng 1,4 điểm phần trăm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE