Lạm phát lương thực tại Nhật Bản lập kỷ lục trong 31 năm qua

Giá lương thực ở Nhật Bản đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/1991 khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn khi chi tiêu.
Giá dầu ăn, mỳ ống dẫn đầu mức tăng giá. Ảnh: WSJ.
Giá dầu ăn, mỳ ống dẫn đầu mức tăng giá. Ảnh: WSJ.

Theo Nikkei Asia Review, số liệu từ CPINow cho thấy mức trung bình 7 ngày tính đến ngày 18/10 đã tăng 4,5% trong năm. Tình trạng này có nguy cơ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 cũng như tác động tiêu cực đến nhóm hộ gia đình nghèo.

Trong 217 sản phẩm được quan sát, 197 sản phẩm, tức khoảng 90%, tăng giá. Tốc độ tăng trưởng tổng thể đã tăng 1,5 điểm % từ tháng 9, mức tăng mạnh hơn nhiều kỷ lục của giai đoạn tháng 10/2008.

Giá rượu và đồ uống tăng 6,1% sau khi giảm 0,4% vào cuối tháng 9 sau khi các nhà sản xuất bia tăng giá lần đầu tiên kể từ 14 năm trước.

“Việc tăng giá bán buôn đang được phản ánh một cách hợp lý vào giá bán lẻ”, đại diện một hãng bia lớn cho biết.

Dẫn đầu danh sách lương thực tăng giá là dầu ăn (23%), mỳ ống khô (17,1%). Sốt mayonnaise tăng 16,7% trong một tháng khi Kewpie, công ty nắm giữ một nửa thị phần tại Nhật Bản, đã có 3 lần tăng giá kể từ năm 2021. Hãng cũng đang thúc đẩy các lựa chọn cho người dùng để tránh sụt giảm doanh số.

Một số nhà sản xuất có tốc độ tăng giá chậm hơn do các nhà bán lẻ cạnh tranh giá cả. Tại thị trường thịt chế biến đông đúc của Nhật Bản, giá chỉ tăng 2,2% đối với giăm bông và thịt xông khói, 3,3% đối với xúc xích mặc dù các nhà sản xuất công bố mức tăng lên tới 1/3.

Prima Meat Packers đã tăng giá giăm bông và xúc xích từ 5% lên 20% trong tháng 9. Nhưng vì các đối thủ NH Foods và Itoham Foods mới tăng giá từ ngày 1/10, Prima đã quyết định chờ đợi để theo dõi và đàm phán về một đợt tăng mới.

Đánh giá về sự gia tăng mạnh mẽ của giá trên các kệ hàng, chỉ số giá tiêu dùng chính thức của Nhật Bản tiếp tục cho thấy lạm phát ở mức cao. Thực phẩm, không bao gồm thực phẩm tươi sống dễ bay hơi, chiếm hơn 1/5 chỉ số, bên cạnh các chi phí như tiền thuê nhà, xăng và điện.

Tình trạng này ăn mòn sức chi tiêu của người tiêu dùng. Dữ liệu hàng tháng từ Bộ Lao động Nhật Bản cho thấy tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát trong năm giảm 5 tháng liên tiếp cho đến hết tháng 8. Các hộ gia đình có thu nhập thấp đang giảm tiêu dùng và chi tiêu có thể giảm hơn nữa nếu lạm phát vẫn tăng.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE