Lạm phát bào mòn lợi nhuận của Unilever

Chi phí nguyên vật liệu tăng cao buộc Unilever phải tăng giá bán của các sản phẩm khá mạnh tay. Điều này đè nặng lên khối lượng hàng bán và lợi nhuận của tập đoàn.
Unilever phải tăng giá bán mạnh tay trong quý III để bù đắp chi phí tăng vọt. Ảnh: Reuters.
Unilever phải tăng giá bán mạnh tay trong quý III để bù đắp chi phí tăng vọt. Ảnh: Reuters.

CNBC đưa tin trong một tuyên bố hôm 27/10, tập đoàn đa quốc gia Unilever không mấy lạc quan về tâm lý người tiêu dùng ở châu Âu và Trung Quốc - 2 trong số những thị trường quan trọng của gã khổng lồ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, giá bán các sản phẩm tăng cao có thể thúc đẩy doanh số cả năm của Unilever.

Theo CNBC, giống như những công ty khác trong ngành hàng tiêu dùng, lợi nhuận của Unilever đã bị bào mòn kể từ khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh hưởng của xung đột đã đẩy chi phí năng lượng và các nguyên vật liệu lên cao. Unilever buộc phải mạnh tay tăng giá bán để bù đắp chi phí tăng vọt.

Unilever là tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, dầu gội, hóa chất giặt tẩy. Ảnh: Reuters.

Tăng giá bán 12,5%

Nói với CNBC, Giám đốc điều hành Alan Jope cho biết ông khá ngạc nhiên về doanh số bán hàng dù tập đoàn buộc phải tăng giá bán khá mạnh tay. "Đó là minh chứng cho sức mạnh thương hiệu và hiệu quả hoạt động của chúng tôi", ông Jope bình luận.

Người tiêu dùng trên khắp thế giới đã phải trả thêm 12,5% cho các sản phẩm của Unilever trong quý III. Đây là mức tăng giá kỷ lục của công ty. Trong giai đoạn này, khối lượng hàng bán sụt giảm 1,6%, nhưng doanh số vẫn tăng cao hơn dự kiến.

"Niềm tin của người tiêu dùng tại châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục", ôngGraeme Pitkethly - Giám đốc Tài chính của Unilever - nhận định. Ông cũng cảnh báo về những lo ngại đối với giá năng lượng và lạm phát ở châu Âu tăng cao, còn tiết kiệm của người tiêu dùng suy yếu.

Trong quý vừa qua, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã phải trả thêm 12,5% cho các sản phẩm của Unilever. Ảnh: Reuters.

Ông cho rằng lạm phát đã đẩy nhiều quốc gia vào cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Người tiêu dùng có xu hướng tìm tới những sản phẩm thay thế rẻ hơn.

"Người tiêu dùng đang chi nhiều tiền hơn cho những nhu cầu cơ bản, chẳng hạn tiền điện, chi phí xăng xe và đồ ăn. Họ có xu hướng cắt giảm chi tiêu đối với những mặt hàng không thiết yếu", ông nói thêm.

Unilever là tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm... Tập đoàn này sở hữu hơn 400 nhãn hàng nổi tiếng và quen thuộc với người tiêu dùng.

Những thách thức không nhỏ

Tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ 3 của Unilever, doanh số bán hàng đã tăng 1%. Tuy nhiên, ông Pitkethly cho rằng con số này vẫn có thể tăng cao hơn nữa, vì nhu cầu tại đất nước 1,4 tỷ dân hiện vẫn bị kìm hãm bởi các đợt phong tỏa nhằm chống dịch.

Unilever dự báo tăng trưởng doanh số cơ bản cho cả năm 2022 sẽ vượt ngưỡng 8%. Vào tháng 7, công ty đã nâng tăng trưởng dự kiến từ mức 4,5% trước đó lên 6,5%.

"Như những gì chúng ta đã chứng kiến với những tên tuổi khác trong ngành, việc tăng giá và giữ khối lượng hàng bán ở mức cao đang trở thành thách thức không nhỏ", ông Matt Britzman - chuyên gia phân tích tại Hargreaves Lansdown - bình luận.

"Mức sụt giảm 1,6% trong khối lượng hàng bán của Unilever chưa phải là tất cả. Mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn nữa", vị chuyên gia cảnh báo.

Tập đoàn đa quốc gia cũng đang gặp những rắc rối về các sản phẩm nghi chứa hóa chất gây ung thư. Mới đây, CNN đưa tin Unilever vừa thu hồi nhiều sản phẩm dầu gội khô dạng xịt như Dove, Nexxus, Suave, TIGI và TRESemmé vì nghi chứa benzen, hóa chất có thể gây ung thư.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết các sản phẩm bị thu hồi gồm nhiều loại dầu gội khô dạng xịt như Dove Dry Shampoo Volume and Fullness, Dove Dry Shampoo Fresh Coconut và Nexxus Dry Shampoo Refreshing Mist... Những sản phẩm này đều được sản xuất trước tháng 10/2021 và phân phối đến các nhà bán lẻ trên toàn quốc.

Nhà sản xuất cho biết một cuộc điều tra nội bộ đã xác định hoạt chất giúp đẩy sản phẩm ra ở dạng xịt là nguồn gốc của benzen. Công ty đang làm việc với nhà cung cấp của hoạt chất này để giải quyết vấn đề.

Theo Zing News

Đọc tiếp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE