“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ”

Hội thảo “Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018” do Trung tâm Tin tức VTV24 và BizLIVE tổ chức đang diễn ra tại Trung tâm hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa. 
Hội thảo “Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018”. Ảnh: Quang Sơn
Hội thảo “Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018”. Ảnh: Quang Sơn
Để nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2017, dự báo các yếu tố tác động đến nền kinh tế trong năm 2018, từ đó chỉ ra những cơ hội đầu tư, kinh doanh trong năm tới, Trung tâm Tin tức VTV24 và BizLIVE tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018”.
Thời gian diễn ra vào lúc 8h00 - 17h00 thứ Sáu ngày 05/01/2018. Địa điểm: Trung tâm hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa. Hội thảo sẽ được tường thuật trực tiếp trên BizLIVE, Fanpage của Trung tâm Tin tức VTV24 và BizLIVE, cũng như có sự tham dự của khoảng 60 cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Khách mời là lãnh đạo các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, và các quỹ đầu tư uy tín trong và ngoài nước. Các diễn giả dự kiến sẽ tham dự hội thảo bao gồm:
- Ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)
- Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
- Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- Ông Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường
- Ông Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam
- Ông Lê Quang Minh - Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 - Đài Truyền hình Việt Nam
- Bà Vũ Minh Hường - Phó Giám Trung tâm tin tức VTV24 - Đài truyền hình Việt Nam
- Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/BizLIVE
- Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
- Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
- Ông Nguyễn Mạnh Khởi  - Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng
- Ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương
- Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV
- Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng
- Ông Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia tài chính
- Ông Nguyễn Xuân Thành -  Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam
- Ông Trương Thanh Đức -  Chủ tịch Hội đồng Thành viên BASICO
- Ông Noah Eric Silverman - Sáng lập Công ty Helios. AI - Chuyên gia Trí tuệ nhân tạo, tiền ảo
- Ông Lưu Đức Quang - Thành viên HĐQT Tập đoàn FLC
- Bà Bùi Hải Huyền - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC
- Ông Phạm Anh Tuấn -  Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam
- Ông Dương Đức Hiển - Giám đốc Bộ phận kinh doanh nhà ở - Savills Hà Nội
- Ông Đặng Văn Quang - Giám đốc đại diện JLL Việt Nam tại Hà Nội
- Ông Nguyễn Đức Hùng - Linh Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty chứng khoán SSI
- Ông Lê Đức Khánh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược Thị trường- CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI)
- Ông Nguyễn Ngô Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Artex
- Ông Lê Tiến Đông - Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Artex
- Ông Hoàng Xuân Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Kiến Thiết
- Ông Kang Moon Kyung - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam
- Ông Thomas Felix Baden - Quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ hợp lực (Unicap)
- Ông Chu Tiến Vượng - Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý quỹ hợp lực (Unicap)
- Ông Cao Minh Hoàng - Trưởng phòng phân tích, Công ty quản lý quỹ IPAAM
- Bà Nguyễn Thị Hằng Nga - Phó giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý quỹ Vietcombank - VCBF
- Ông Phạm Anh Tuấn -   Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam
- Bà Nguyễn Thị Hồng Mai - Trưởng ban đầu tư, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện
  
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lê Quang Minh - Giám đốc Trung tâm Tin tức VTV24 - Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, năm 2017 đã kết thúc lạc quan với nhiều chỉ số bất ngờ, tăng trưởng GDP ở mức 6,81% cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, nhiều chỉ tiêu như lạm phát lãi suất tỷ giá, tín dụng, nợ công, bội chi ngân sách đều đạt mục tiêu đề ra. Nhiều người lạc quan cho rằng kinh tế đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. 

Cách đây 6 tháng, lúc đó các chỉ số kinh tế còn thấp, Thủ tướng trao đổi với anh em chúng tôi điều quan trọng nhất đối với nền kinh tế đó là niềm tin. Có niềm tin thì người dân, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn bỏ tiền vào đầu tư các kênh chứng khoán, bất động sản va đầu tư khác, nền kinh tế sẽ tốt lên. Họ sẽ mạnh dạn mua sắm, tiêu dùng. 

Đến thời điểm này, chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm. Với sự lạc quan đó, thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi xin được tuyên bố khai mạc Hội thảo “Cơ hội đầu tư kinh doanh 2018”, do VTV24 và BizLIVE tổ chức. Chúng tôi kỳ vọng với uy tín của 2 cơ quan báo chí, hội thảo sẽ trở thành diễn đàn uy tín về thảo luận chính sách và phân tích diễn biến thị trường.

Năm 2018 không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức không hề nhỏ

Ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE): Với tên sự kiện là cơ hội đầu tư kinh doanh 2018, tôi nhớ lại một cuộc hội thảo như vậy trong năm 2017 cũng thời điểm này. Khi đó chúng ta ngồi đây và đánh giá rất thận trọng về tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài, vĩ mô. Khi đó tăng trưởng của chúng ta rất thấp, thảm hoạ môi trường ở miền Trung do Formosa gây ra chưa khắc phục được và nhiều tình hình mới trên thế giới diễn biến phức tạp, như Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên chính sách bảo hộ. Nhưng trong suốt năm 2017, chúng ta đã cố gắng và từ tháng 6/2017, tình hình sáng dần. Đến cuối năm đã vượt mục tiêu.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 1
 Ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). Ảnh: Quang Sơn

Theo khảo sát của Nhật về doanh nghiệp đầu tư của họ tại Việt Nam, có khoảng 25.000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm một phần tư số vốn. Dự kiến, 25% số doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh vào năm 2018. 

Khảo sát của Trung tâm dự báo kinh tế-xã hội quốc gia thì khoảng 62% doanh nghiệp Việt Nam đánh giá tình hình quý I/2018 khả quan. Con số ấn tượng nữa theo điều tra Trung tâm dự báo kinh tế - xã hội quốc gia tháng 10/2017, số doanh nghiệp Việt Nam có số doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị sản xuất từ 10 năm gần đây là 62,5%. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng máy móc từ năm 2011-2016 là 32%. Đấy là những con số tôi nghĩ giúp chúng ta có bức tranh rộng hơn về những tiến bộ của năm 2017.

Về thị trường chứng khoán, ba phiên vừa rồi tăng hơn 30 điểm lên trên 1.019 điểm. Nhiều người cho rằng đây sẽ là xu thế chủ đạo của quý I và có thể kéo dài cả nửa đầu năm 2018.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm vừa rồi, có ba điểm mới là trong số 35 tỷ USD vốn đăng ký thì có 6 tỷ USD mua bán và sáp nhập. Năm 2016 chỉ có gần 4 tỷ USD, chắc chắn 2018 còn nhiều hơn.

Cái thứ 2 rất quan trọng là trong số 7,5 tỷ USD thì đầu tư vào ngành công nghiệp thì công nghiệp chế tạo có giá trị gia tăng cao. Trong đó các thiết bị điện tử, linh kiện điện tử như máy tính bảng, smartphone cũng đạt giá trị tăng cao. 

Mặc dù vậy tôi nghĩ rằng là năm 2018 không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức không hề nhỏ. Trong đầu tư nước ngoài thì có các dự án chạy nhiệt điện bằng than chiếm hơn 7 tỷ USD. Nhìn vào đầu năm có rất nhiều chuyện liên quan đến chính trị, khủng bố nên không ai có thể dự báo được diễn biến thị trường nên khi hội nhập sâu rộng vào thế giới cần tăng cường năng lực phản ứng, để đủ sức để đối phó với bất kỳ tình huống nào. Do đó, tôi đồng tình với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi cho rằng dù chúng ta cố gắng rất nhiều nhưng GDP trên đầu người gần 2.400 USD vẫn còn chưa cao.

Trong ASEAN, GDP của Indonesia đã vượt quá 1.000 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam chỉ có 220 tỷ USD. Hy vọng những thành tựu kinh tế 2017 sẽ trở thành tiền đề vững chắc cho năm 2018 và tiếp theo. Cảm ơn các chuyên gia kinh tế đã đồng hành với BizLIVE, cảm ơn báo chí và cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế đã song hành cùng sự kiện này.
PHIÊN 1: TỌA ĐÀM VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 2

"Dường như chúng ta hơi say sưa vì thắng lợi"

Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam: Đánh giá về hiệu ứng 2017 và 2018 như thế nào, chúng ta cần bàn nghiêm túc. Đối với Việt Nam, mọi sự phấn khởi dẫn đến mất bình tĩnh. Các số liệu, nhiều con số chúng ta biết như số liệu tăng trưởng năm qua cao nhất 8-9 năm trở lại, quý III có sự nhảy vọt. Số danh nghiệp năm ngoái cũng ở mức cao kỷ lục, ít nhất 8-10 năm trở lại đây. 

Vì thế, chúng ta thấy nhiều báo năm nay dùng từ “kỳ tích 2017”, tôi cho rằng là “loạn”, một hai sự kiện thì được nhưng báo nào cũng gọi kỳ tích của 2017 đến mức dường như chúng ta hơi say sưa vì thắng lợi. Có gì ghê gớm đâu, tất nhiên với nỗ lực, xuất phát điểm thấp như đầu năm, điều ai cũng sửng sốt là kỳ tích nhưng nhiều chuyện còn hấp dẫn hơn, tôi cho rằng ở khía cạnh kinh tế nên đánh giá bình tĩnh hơn.

Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận thành tích năm nay. Nhưng vấn đề đáng quan tâm là chất lượng. Đó là chất lượng của các con số và chất lượng của cơ cấu.

Về chất lượng của tăng trưởng GDP cũng cần bàn lại, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu cũng cần bàn lại vì nó có liên quan đến cơ cấu.

Có lẽ quan trọng hơn tăng trưởng 6,81% là các động thái. Có những cái là cưỡng bức thay đổi động thái, có những cái là chúng ta chủ động. Đó là cơ cấu dịch chuyển nhưng do chúng ta hết cái để khai thác.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 3
 Ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam. Ảnh: Quang Sơn

Bản thân sự thay đổi về mặt chất lượng thể hiện ở mức nào?

Thứ nhất, khái niệm chế biến chế tạo vẫn chủ yếu dừng lại ở gia công chứ chưa phải công nghệ cao. 

Thứ hai, Chính phủ đã có nỗ lực thay đổi môi trường kinh doanh, thực sự làm và tạo được niềm tin và có hiệu ứng tích cực thực sự. Thủ tướng cũng khẳng định phải làm ráo riết làm, chứ buông tay một chút là không được. Người ta nói “trên nóng dưới vẫn lạnh” nhưng thật ra đang nóng dần lên.

Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân tự mình khẳng định được mình, chứ không cần phải tuyên ngôn có tính chất văn kiện. Từ lâu nó đã quan trọng rồi nhưng năm nay thể hiện rất nhiều, đặc biệt là vốn tư nhân thay được vốn đầu tư công chậm. Vốn đầu tư công cựu kỳ chậm nhưng năm này đầu tư tư nhân rất tốt. Vai trò tư nhân đã thay được nhiều cái trong nhà nước.

Điển hình như Sungroup làm sân bay Quảng Ninh trong vòng 18 tháng và tháng 6 sẽ khai trương đường bay. Tuy nhiên, nếu Nhà nước làm thì sẽ mất 15-20 năm. 

Ví dụ khác, như tại Phú Quốc hay TP. Hồ Chí Minh, hiện nay đóng góp tư nhân mang tính quyết định. Không thể phủ nhận là 2 khu vực nội địa và nước ngoài đã giúp xếp hạng Việt Nam tăng lên. Tôi cho rằng đây là xếp hạng thực chất.

Có mấy điểm về mặt chính sách tới đây sẽ cần đẩy mạnh trong năm 2018:

Quốc hội đã thông qua cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh, tạo đột phá mạnh trong phân cấp, phân quyền nhưng không dễ dàng khi áp dụng vào thực tế. Cần bàn lại Luật Đặc khu để ban hành trong tháng 5 này, khi đó sẽ có tác động mở cửa, đột phá mạnh nhất.

Cần có các nghị quyết để giải quyết nợ xấu, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, sở hữu chéo ngân hàng.

Đổi mới về thể chế, cơ chế rất quan trọng, sẽ tạo niềm tin cho năm 2018, mang đến những chỉ tiêu thành tích.

Tuy nhiên, cơ chế tăng trưởng, cơ cấu ngành, vùng còn chưa thay đổi được. Doanh nghiệp trong nước có nền tảng quan trọng bậc nhất nhưng còn yếu, đang cần cải cách. Kinh tế tư nhân tăng nhiều nhưng nhỏ bé, thiếu liên kết. Ngành tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán bùng lên nhưng nền tảng cấu trúc tài chính ngân hàng còn yếu.

Chuyện đó là bình thường nhưng là thách thức lớn cho 2018 chứ không phải dễ dàng. Chúng ta họp quá nhiều, vẫn bàn đặc khu có hội đồng nhân dân không, hay chỉ cần đặc khu thôi, đất cát cho thuê bao nhiêu năm thì thích hợp, 99 năm hay chỉ 55 năm thôi.

Tôi cũng muốn nói, vẫn có vấn đề khi ông sẵn sàng chịu khuyết điểm đột phá để làm. Người ngồi im có khi lại thăng tiến.

Nguồn nhân lực, cấu trúc tương lai nền kinh tế chưa có gì cả. 

Một số biểu đồ cho thấy gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, chi phí logistics cao, 18% của GDP, hơn 20% là theo số liệu khác, trong khi trung bình thế giới chỉ là 11% GDP. 

Gánh nặng này không dễ tí nào. Bộ Công Thương, tác giả của 675 thủ tục mới chỉ đề xuất giảm, còn chưa giảm được. Tác động của việc cắt giảm thủ tục trong năm 2018 như thế nào chúng ta còn phải chờ xem.

Một con số điển hình hiện nay là theo thống kê của báo chí, năm 2010, có 70% doanh nghiệp đóng thuế thu nhập, còn tới năm 2015 là 30%. 

Dự báo có thể tích cực, con số rất cao nhưng căn cứ theo năm 2017 thì dự báo năm 2018 sẽ rất cao do FDI, đầu tư tư nhân tăng cao. Nhưng kinh nghiệm giải ngân chậm năm 2017 là bài học của Chính phủ.

Lúc đặt ra mục tiêu năm 2017, chúng ta mới chỉ tạo ra cơ sở cho 3 năm sau. Cái quan trọng là mục tiêu tái cơ cấu.

Động lực nào cho tăng trưởng 2017?

Ông Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Ông Trần Đình Thiên phân vân liệu những con số này có đang ru ngủ, khiến chúng ta đang say sưa trên chiến thắng không? Và các diễn đàn, báo chí cũng đang đặt nhiều câu hỏi về số liệu này có thực không?

Với tư cách cá nhân, bằng nhận thức của mình, tôi khẳng định đây là kết quả phản ánh đúng nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên tham gia từ lập chính sách đến cộng đồng doanh nghiệp. 

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 4
 Ông Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Quang Sơn

Những lần gặp Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và chứng kiến các chuyên viên thực hiện, tôi khẳng định các công thức này chuẩn xác, không cần hoài nghi, phần còn lại là số liệu đầu vào có chuẩn hay không.

Ví dụ như số liệu ở các bộ ngành địa phương đưa lên có mức chính xác như thế nào, có thể ảnh hưởng phần nào. Nhưng tôi thấy con số địa phương cũng khá sát. Ví dụ như Hà Nội - khu vực đầu tàu có mức tăng trưởng trên 7% là con số khá chính xác.

Nền kinh tế có động lực lớn do bộ máy chính trị từ Đảng, Nhà nước cho đến Chính phủ đều đã và đang thực hiện đúng những cam kết của mình, trong đó cam kết quan trọng là xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạch, minh bạch chống tham nhũng. 

Như vậy có thể nói động lực lớn nhất là đến từ niềm tin. 

Tất nhiên còn rất nhiều việc phải làm. Một mặt tôi cũng chấp nhận cảnh báo là không nên ru ngủ. Nhưng khi các con số thống kê là xác thực thì ta phải tự tin để tiếp tục. Theo tôi ta nên đặt tiếp vấn đề là nhìn ở góc độ doanh nghiệp thì nên lường trước các rủi ro như thế nào trong hoàn cảnh sắp tới.

Vậy thì các vị cảnh báo rủi ro là gì, nhận định rủi ro là gì để Chính phủ có những biện pháp xử lý kiểm soát rủi ro đó. Chúng tôi cho là cần thiết có cảnh báo.

Năm sau nữa, chúng ta đã đặt ra đúng rồi thì vẫn phải tiếp tục làm mạnh nữa. Không say sưa, không có dừng lại chút nào nữa. Cải thiện là phải liên tục. Hội nhập là phải liên tục. 

Phải tiếp tục 3 đột phá, nhận diện cho đúng. Cái nào làm được đến đoạn nào, còn làm tiếp bao nhiêu phần trăm nữa phải rõ ra. Chính phủ kiến tạo cần tiếp tục kiểm soát vấn đề chi phí, kết cấu hạ tầng cần tiếp tục làm tiếp. Không thay đổi gì cả. Cải thiện hạ tầng để thay đổi chi phí logistics. 

Nhà nước cũng không cần làm hạ tầng mà ra chính sách thu hút dòng vốn xã hội. Như anh Trần Đình Thiên nói các công ty tư nhân xây dựng họ làm rất nhanh. Trên thế giới xây có nước xây sân bay rất to có 2 năm, giá rất rẻ. Nhà máy điện cũng vậy phải nhanh hơn cứ không thể cứ 5 năm. 

Về thể chế ta làm được khung cơ bản, tạm ổn. Về kinh tế thì phải chuyển sang giai đoạn thực thi đi vào cuộc sống. 2018 có mấy điều ngay từ đầu năm Nghị quyết 01 đã khẳng định luôn.

Cộng đồng doanh nghiệp nên thông qua các hiệp hội của mình để có những đối thoại về chính sách.
Hôm nay có chủ đề về cơ hội đầu tư kinh doanh, chúng ta theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá. Doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ, đặc biệt là vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Nguồn thu của cổ phần hoá không nên rải đều cho các dự án mà nên chi cho các cơ sở vật chất, hạ tầng cơ bản gồm đường trục Bắc - Nam, điện, cảng. Đây là nguồn đầu tư rất tốt cho tương lai. Nếu chúng ta kiên trì đầu tư này thì sẽ rất tốt.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng biên tập BizLIVE: Ông Đông vừa khẳng định lại số liệu đưa ra đủ độ tin cậy, thêm về yếu tố tác động, nêu ra câu chuyện 2018, đặc biệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhắn nhủ cộng đồng doanh nghiệp góp ý cùng Chính phủ. 

Vai trò kinh tế tư nhân, khẳng định rõ ràng, tôi không nhắc lại. Về tác động hội nhập với kinh tế 2018, tác động của Các mạng Công nghệ 4.0, TS. Võ Trí Thành có nghiên cứu bài bản, có gì nói về tác động của Cách mạng 4.0 đến 2018 và lời khuyên cho doanh nghiệp?

"Đây là giai đoạn phục hồi rõ hơn, chứ chưa tăng trưởng bền vững và lâu dài"

Ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Về Thành tích của năm 2017, tôi thích câu hỏi động lực nào. Có hai ý, đó là động lực cho tăng trưởng và động lực của Chính phủ. 

Về động lực cho tăng trưởng, tôi cho là có bốn ý. Tôi không nói về phía cung, cầu, năng suất mà bốn ý. 

Thứ nhất, Việt Nam là kinh tế mở, 2017 kinh tế thế giới chuyển sang tích cực hơn, Việt Nam được lợi hơn. 

Thứ hai, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi, tích cực hơn.

Thứ ba, đột biến trong sản xuất, xuất khẩu mà người ta hay đề cập đến Samsung và Formosa.

Thứ tư, nỗ lực cải cách, đặc biệt cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ được cộng đồng doanh nghiệp cảm nhận, thế giới ghi nhận. Nếu nhìn tăng trưởng 2017 thì 2 cái mang tính xu thế, tích cực của thế giới và giai đoạn phục hồi, quan trọng là cải cách môi trường kinh doanh.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 5
 Ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ảnh: Quang Sơn

Chính phủ có động lực, ông nào cũng muốn tăng trưởng cao, trong dài hạn có thể bắt kịp các nước đi trước. Đặc biệt Chính phủ Việt Nam mới, thì phải thể hiện mình, nói, làm bằng được và tin là làm được. Đó là động lực của Chính phủ.

Tiếp theo, sâu hơn một chút, đừng lạc quan tếu, đừng cười. Tôi nhấn mạnh, đây là giai đoạn phục hồi rõ hơn, chứ chưa tăng trưởng bền vững và có tính lâu dài, chỉ là phục hồi tốt hơn, thể hiện ở tăng trưởng GDP cả ba năm qua là trên 6%. Nhưng với đà phục hồi ấy, con số tăng trưởng với đất nước như thế này mà con số là 6,8 thì không đáng. Việt Nam đến năm 2035 bằng Malaysia bây giờ thì Việt Nam tăng trưởng 6-6,5%.

Tiếp nữa là hội nhập, phải nói Việt Nam đến năm 2015 đã tạo ra thế trận hay vì có 3 lợi thế: Một là lợi thế của người đi trước so với nhiều nước trên khu vực và thế giới. Hai là thế trận kết hợp giữa mạng sản xuất và xuất khẩu. Ba là vai trò đối tác chiến lược trong các hợp tác quốc tế. 

Tuy nhiên, từ 2016 có các tác động phát sinh làm thế trận ấy không còn đẹp, do các vấn đề khách quan, như câu chuyện bất định trong hiệp định TTP, hay câu chuyện ASEAN+6. Trong 2018, chúng ta cần duy trì các lợi thế và không làm giảm thiểu thế trận hiện tại.

Về cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0, là cách mạng trí tuệ nhân tạo, với công nghệ mới, người máy… Cuộc cách mạng 4.0 thực sự là cách mạng tái cấu trúc kinh tế, doanh nghiệp, tác động đến các kỹ năng, sản phẩm, ngành nghề. Trong đó, Uber là 1 platform để chúng ta xây dựng. Và cuối cùng mạng quản trị là một tác động đến tái cấu trúc doanh nghiệp. Ưu tiên như thế nào, bóc ngắn cắn dài ra sao… là trò chơi chúng ta cần thực hiện.

Ông Đặng Huy Đông: Cá nhân tôi nhận định rằng đây là thời điểm chúng ta phải đủ bản lĩnh để đưa nền kinh tế tăng tốc. Những nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan có những giai đoạn tăng trưởng đạt từ 8-9%. Và Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để chúng ta có thể duy trì tốc độ tương tự từ 8-9% trong 10 năm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Kết quả tăng trưởng 6,8% là đáng khích lệ nhưng không nên tự ru ngủ. Ta đang có cơ hội để tăng trưởng cao hơn nhưng nếu dừng lại thì nguy cơ tụt hậu vẫn hiện diện. 

Như ông Võ Trí Thành đã chỉ ra, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và không đảm bảo tăng trưởng quá mức như dự báo. Câu hỏi đặt ra là: tăng trưởng cao như vậy nhưng năng suất lao động vì sao vẫn thấp nhất trong khu vực? Đây là nghịch lý về tăng trưởng. 

Ông Võ Trí Thành: Câu chuyện cuối cùng vẫn là năng suất lao động, còn niềm tin về cái gọi là TFI chỉ vừa phải. Năng suất lao động của Việt Nam năm nay tăng chỉ ở mức vừa phải.

Nhưng đằng sau câu chuyện tăng năng suất lao động là sự dịch chuyển nội ngành hay ngoài ngành. Hiện nay tăng trưởng của nông nghiệp là cao nhất. Lĩnh vực tăng trưởng năng suất cực thấp là dịch vụ. Những shop nhỏ nhỏ tăng năng suất lao động rất thấp, nhưng không phải lĩnh vực nào năng suất của Việt Nam cũng là thấp nhất. Một số ngành năng suất của Việt Nam ở mức trung bình của ASEAN, còn một số ngành có thể còn thấp hơn cả Lào.

Ông Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE): Năng suất lao động tổng hợp thì thấp nhưng còn có những ngành tương đối nhanh. Tôi có hỏi Samsung về 3 câu chuyện. Thứ nhất, đối với lao động bình thường chỉ học hết phổ thông, đào tạo 1-2 tháng. Tôi hỏi Tổng giám đốc Samsung Bắc Ninh về nhóm lao động phổ thông này ở Bắc Ninh so với Hàn Quốc thế nào. Họ trả lời sau một vài năm đạt được 80% năng suất lao động của Hàn Quốc. Điều đó lý giải vì sao Samsung lại đầu tư nhiều vào Việt Nam. Bởi vì năng suất bằng 80% nhưng tiền lương lại bằng 30%.
Thứ hai, Samsung có trung tâm công nghệ cao ở Hà Nội. Ở đó có hàng nghìn người Việt Nam là kỹ sư phần mềm. Tôi hỏi một kỹ sư bình thương trong bao lâu có thể đạt được như người Hàn Quốc, họ trả lời là 1,5 – 2 năm. Thứ ba, tôi hỏi ai quản lý các nhà máy Samsung tại Việt Nam thì nói là chủ yếu người Việt Nam từ đốc công đến các bộ phận khác như marketing, nhân sự… Vào TP.HCM nghe phát biểu tổng kết 15 năm, bà giám đốc Intel đánh giá rất cao lao động Việt Nam. Tôi cũng xin nói thêm 1 ý nữa, năm nay là năm đầu tư FDI vào lĩnh vực đầu tư nghiên cứu rất nhiều ngoài Samsung. Ví dụ, Intel có thêm trung tâm với số vốn 400 triệu USD tại TP.HCM. Nên cần có phân tích năng suất lao động từng ngành. Điều này rất quan trọng. Mới đây có hội thảo năng suất lao động họ cũng đưa ra những thông tin nghiên cứu rất chính xác và nhiều thông tin đáng quý.
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Cả hai đều cho năng suất lao động tổng hợp thấp, nhưng trong một số ngành không phải là quá thấp. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành bình luận gì về triển vọng kinh tế năm 2018?
Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam: Về kinh tế 2017, để bổ sung thêm ý kiến, sự khởi sắc kinh tế nó đã diễn ra trong năm qua, nhóm yếu tố rất quan trọng là tính chu kỳ ngắn hạn của kinh tế.
Thứ nhất, từ yếu tố thị trường thế giới, sự khởi sắc kinh tế thế giới, hầu hết các nền kinh tế phát triển hay mới nổi đều cải thiện. Việt Nam trong bối cảnh chung như vậy.
Thứ hai, vấn đề tỷ giá, đồng đô la Mỹ xuống giá 10% so với bình quân các đồng tiền khác, trong khi đồng Việt Nam giữ bình ổn so với đồng USD. Tăng trưởng xuất khẩu của mình sang Mỹ không cao, chỉ 8%. Sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc mới tăng mạnh, trong đó có yếu tố tỷ giá. Ở trong nước mang tính chu kỳ là sự cải thiện tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp Việt Nam là có. Theo tính toán của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia, suất sinh lợi lên đến 10,1% năm 2017, điều này phản ánh yếu tố có thực.
“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 6
 Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam. Ảnh: Quang Sơn
Thứ ba, đó là công nghiệp chế biến chế tạo, sự dẫn dắt của FDI, trong lĩnh vực điện tử và thép, cần cân nhắc trong phân tích tiếp theo. Theo ông Đông, nếu tin vào số liệu chính thức của GSO, công nghiệp chế biến tăng 14,2%, trong 18 ngành công nghiệp chế biến, chỉ có hai ngành có tốc độ tăng trưởng trên mức bình quân, đằng sau điện tử là Samsung, sau kim loại là Formosa.
Những ngành mang tính truyền thống giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng cao nhưng tăng trưởng thấp như chế biến lương thực thực phẩm chiếm 18% công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng tăng 5,9%. Hay ngành da giày chiếm tỉ trọng 9% nhưng tăng 5,1%. Vì vậy, cần có những số liệu, thống kê khớp hơn vì sao công nghiệp tăng mạnh như vậy nhưng chỉ có 2 ngành tăng trên trung bình.
Tăng mạnh đầu tư tư nhân 16,8%, trong khi nhà nước tăng 6,7%, hai con số này rất khớp và giải thích cho con số tăng trưởng, là điều kiện thuận lợi cho đầu tư và xuất nhập khẩu. Tính về mặt tổng cầu, có sự tăng trưởng mạnh tiêu dùng trong nước, đầu tư tư nhân tăng nhanh, trong đó, 8,82% GDP có được do đóng góp tiêu dùng và đầu tư. Giá trị phần hụt đi là do nhập siêu, thâm hụt thương mại, nhưng Hải quan thống kê ta đang xuất siêu 2,7 tỷ USD, nhìn vào cán cân quốc tế ta có thể thấy thặng dư thương mại.
Trong 2018 ta đặt muc tiêu tăng trưởng là 6,7%. Nhìn vào giai đoạn 2015-2017 ta thấy có một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng là sự gia tăng của tiêu dùng dân cư. Thu nhập trung bình của người dân cao hơn, sức mua cao hơn. Đây chính là động lực quan trọng cho tăng trưởng 2018. Năm 2017, dịch vụ tăng 7,5% và với đà này, nếu các yếu tố tích cực ngắn hạn không còn hỗ trợ thì các yếu tố trung hạn vẫn sẽ thúc đẩy để tăng trưởng cao hơn. Nhưng để đạt được điều này thì các chính sách về tiền tệ phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Chính phủ có ổn định được lãi suất thì từ yếu tố tiêu dùng mới chuyển sang các chỉ số tăng trưởng tích cực.
Các đại biểu tham dự Hội thảo thực hiện voting về dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018
Theo quý vị năm nay GDP sẽ tăng trưởng ở mức nào?
1. Dưới 6,7% (15% người chọn)
2. 6,7% (15% người chọn)
3. 6,7%- 7% (50% người chọn)
4. Trên 7% (25% người chọn)

Ông Trần Đình Thiên: Kết quả phản ánh sự lạc quan của mọi người. Tôi cũng ấn chọn phương án 4.

Dự báo về CPI năm 2018?
1. Dưới 4% (14% chọn)
2. 4% (43% chọn)
3. Trên 4% (43% chọn)
Ông Trần Đình Thiên: Chính phủ đặt ra 4%. Đa số chọn phương án là vì thận trọng. Tôi cũng tin ở mức 4%.

Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Thương mại là động lực phát triển kinh tế. Hiện nay như các vị cũng biết có nhiều sự thay đổi nên nhiều bài toán đầu tư của chúng ta có thể không thành công. 

Việt Nam cũng đang thay đổi. Chắc chắn Chính phủ kiến tạo trong thời gian tới sẽ hướng tới xác lập ưu tiên phát triển kinh tế, tham gia các chương trình phát triển hiện nay. Một câu hỏi đặt ra là VCCI chúng tôi làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng tôi hướng đến một môi trường kinh doanh thuận lợi. 

Tại sao Việt Nam lại có năng suất thấp? Nguyên nhân là quản trị kinh doanh và công nghệ. Về tiêu dùng, khách hàng Việt Nam hướng đến tiêu dùng thông minh. Với các chính sách của chính phủ kiến tạo, sẽ có những chính sách tập trung, để phát triển doanh nghiệp.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 7
 Ông Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Quang Sơn

PHIÊN 2 - TỌA ĐÀM KÊNH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018

Nhà báo Vũ Minh Hường - Phó Giám Trung tâm tin tức VTV24 - Đài truyền hình Việt Nam: Về hành lang pháp lý năm qua ngân hàng đã thông qua 2 hành lang pháp lý quan trọng về giải quyết nợ xấu, luật tín dụng. Với khía cạnh nhà báo theo dõi các hoạt động của ngân hàng tôi nhận thấy ngân hàng đã có được nhiều thành công với lợi nhuận hết sức ấn tượng. 

Xin mời ông Lê Xuân Nghĩa có nhận xét về vấn đề này.

Ông Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia tài chính ngân hàng: Năm 2017, về khu vực tài chính bao gồm cả ngân hàng, đã có những thành công trong chính sách tiền tệ. Thành công ở đây không phải là đưa ra chính sách tốt mà hành động thực thi chính sách tốt. Chính sách của Việt Nam tốt nhưng hành động lại không mấy khi tốt. Tuy nhiên, năm 2017 chúng ta đã kiên định với mục tiêu dài hạn, không để cho mục tiêu ngắn hạn và thành tích chính trị phá bỏ mục tiêu dài hạn. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao điều này.

Về tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, trong năm qua ngân hàng chưa có điều kiện giảm nhiều nên khá kiên định với mục tiêu dài hạn đề ra.

Năm 2017 là năm thành công của tài chính, bao gồm toàn bộ các ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm và nhất là khu vực ngân hàng. Thành công của chính sách tiền tệ là hành động thực thi chính sách tốt. Lâu nay ở Việt Nam thì chính sách lúc nào cũng tốt nhưng hành động thực thi chính sách không phải khi nào cũng tốt. 

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 8
 Chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa. Ảnh: Quang Sơn

Năm 2017, chúng ta kiên định các mục tiêu tài chính dài hạn và đã được các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao.  

Điều hành lãi suất cũng lấy mục tiêu dài hạn. Chính phủ mong muốn giảm lãi suất, giảm tỷ giá để hỗ trợ kinh doanh nhưng khối ngân hàng chưa có điều kiện giảm nhiều nên phần lớn vẫn kiên trì các mục tiêu ổn định và dài hạn. 

Lòng tin vào hệ thống ngân hàng được cải thiện, các xếp hạng về ngân hàng được thay đổi theo hướng tích cực. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định" và nay là triển vọng “ổn định tích cực”. Nợ xấu giảm từ 17% (2014), xuống 12% (2016) và 9,4% (2017).

Đây là những tiến bộ đáng kể do nền tảng tài chính được cải thiện tốt, bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Chỉ số sinh lời tăng gần gấp đôi lên tới 11%, có ngân hàng vượt mức 14-15%, đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á.

Công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và toàn hệ thống nói chung đạt kết quả bước đầu và tạo lòng tin nhất định, tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018.

Năm 2018 vẫn duy trì được sự ổn định và có thể cải thiện các mục tiêu dài hạn. Với tăng trưởng kinh tế, chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn sẽ kết thúc trong quý III/2018 và sau quý III sẽ vào chu kỳ giảm tăng trưởng ngắn hạn. Chu kỳ dài hạn thì đến 2019 sẽ giảm dần, không có đột phá. 

Phần lớn các nước đạt thu nhập bình quân đầu người 2.000 USD sau đó tốc độ tăng trưởng đều đi xuống, duy chỉ có Hàn Quốc và Trung Quốc là ngoại lệ. Việt Nam đã duy trì được 4 năm từ sau năm 2014, nhưng sau đó cũng tốc độ tăng sẽ đi xuống theo quy luật chung. Ngoại trừ ta có những thay đổi đột phá về công nghệ, về chất lượng nhân lực... thì mới tạo ra tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến của chúng tôi.

GDP năm 2018 dự báo chỉ tăng trên 6%, phù hợp với tính toán của các chuyên gia quốc tế. 

Năm 2018, lạm phát mức 4%, lãi suất ổn định, giảm nhẹ, tỷ giá ổn định. Tôi dự đoán, kiểm soát tín dụng với bất động sản sẽ như năm 2017, không siết vào nhưng cũng không nới lỏng làm bùng nổ. 

Cho vay tiêu dùng dự báo tiếp tục tăng mạnh. Phù hợp với thông tin chúng ta nói, càng ngày đóng góp tiêu dùng kinh tế tăng lên. Vốn tín dụng ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm tiếp tục tăng.

Về thách thức 2018: Thứ nhất, tình hình quốc tế, gỡ bỏ hạn chế kiểm soát tài chính ngân hàng. 

Thứ hai, yếu nhất là vốn và nhân lực. Cả hai yếu tố cuối hoà quyện với nhau, nên muốn đưa công nghệ mới vào khó, muốn nâng cao kỹ năng quản lý khó tiệm cận quốc tế về quản trị khó khăn. Đây là vấn đề lâu dài mà chiến lược phát triển quốc gia cần quan tâm làm nào doanh nghiệp có cạnh tranh.

Thứ ba, rủi ro chính quyền, nói như Thủ tướng là “trên nóng dưới lạnh” nhưng thật ra vẫn như cũ, rủi ro chính quyền còn lớn, chi phí để chống đỡ rủi ro chính quyền cao và chúng ta mất nhiều thời gian về điều này cho nên kéo theo ngân sách và nợ công, nếu không xử lý dứt điểm. Điều quan trọng, hiệu quả vẫn rất kém. Đó là những thách thức trước mắt với Việt Nam.

Như chúng ta nghiên cứu xem có giảm được lãi suất tiền gửi không. Nhưng nếu giảm được lãi suất tiền gửi thì sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Dân sẽ vác tiền đi mua vàng, USD. Nợ xấu là 1 phần thôi, còn do chi phí quá cao của chính quyền đều là nguyên nhân làm lãi suất ngân hàng cao. Nhìn vào chi phí vốn của ngân hàng sẽ thấy điều đó. Cần tập trung nguồn lực để giảm nó.

Những chính sách của lĩnh vực này không quan trọng bằng cách thức chúng ta thực hiện đó. Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ nhằm vào mục tiêu dài hạn. 

Nhà báo Vũ Minh Hường: Hệ thống tài chính được ông Lê Xuân Nghĩa gói gọn trong các chữ tích cực, ổn định. Tuy nhiên liên quan đến ý kiến tăng trưởng GDP của ông Nghĩa, ông Đông có ý kiến phản biện.

Ông Đặng Huy Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Ông Lê Xuân Nghĩa nói về các vấn đề tài chính, và khản giá đồng tình. Nhưng tôi chưa đồng thuận về tăng trưởng kinh tế và lạc quan kinh tế. Tôi nhấn mạnh về quy luật trong kinh tế không có gì là tuyệt đối. Không nhà kinh tế nào nói tuyệt đối, người ta chỉ nói “nếu” thôi. 

Tôi nói 8-10% là dựa trên những gì tôi biết. Tôi rất tự hào về trí tuệ người Việt. Những gì tôi nhìn vào công nghệ đối mới sáng tạo của người Viêt. Những gì đã làm đúng và chưa đúng. Những gì tôi nhìn thấy thì 8-10% là hoàn toàn có thể. Tôi xin nhấn mạnh trong kinh tế không có gì tuyệt đối.

"Không nên dựa quá nhiều vào tín dụng"

Nhà báo Vũ Minh Hường: Ông Nghĩa có nói năm 2018, tín dụng cho tiêu dùng tăng mạnh, tín dụng cho bất động sản sẽ như năm trước. Ông Cấn Văn Lực có ý kiến như thế nào?

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV: Năm 2018, đa số các nước lớn đã thắt chặt tài khoá và tiền tệ. Điều này có tác động đến lãi suất, đầu tư và tỷ giá. Mức độ tác động như nào thì có thể là giảm hơn với chúng ta do Việt Nam đang có sự điều hành chủ động.

Một mối lo khác là ở Trung Quốc. Câu chuyện giảm đầu tư, siết tín dụng là chính sách chủ đạo trong năm tới, dự đoán kinh tế Trung Quốc năm tới sẽ tăng 6,3%. Tác động từ kinh tế Trung Quốc tới kinh tế toàn cầu sẽ là làm giảm tốc độ tăng trưởng. Dự đoán nợ xấu của Trung Quốc từ 8% đến 10%. 

Với câu chuyện tín dụng của Việt Nam, quan điểm của tôi là chúng ta không nên dựa quá nhiều vào tín dụng. Tất nhiên tín dụng vẫn là kênh đầu tư quan trọng.

Tuy nhiên có mấy lý do: Thứ nhất, chúng tôi thấy rằng trong vốn đầu tư thì đầu tư bằng tín dụng chiếm 60%, còn 40% từ các dòng vốn khác. Vậy nếu tín dụng tăng trưởng tích cực còn 40% còn lại không tích cực thì cũng không thể phát triển kinh tế. 

Theo nghiên cứu của chúng tôi với số liệu của 10 nước, nếu đẩy tín dụng tăng thêm 10% thì tăng trưởng kinh tế chỉ tăng 0,5%. Như vậy không phải thúc đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ nhất thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Năm 2017, tín dụng tăng 19% nhưng năm nay chúng ta nên đưa ra con số thận trong hơn là 17% vì các lý do cơ bản. Thứ nhất, tín dụng không nhiều. Tín dụng tăng trưởng khá nhanh và mạnh với 8,9% - 2013, 14% - 2014, 15,7% - 2015 và 19% - 2016, như vậy là tăng đều trong các năm vừa qua.

Hiện nay liên quan đến cân đối nguồn vốn, tôi nhận thấy huy động vốn tín dụng chiếm 17,5%, tất nhiên thanh khoản ngân hàng tốt, với hơn 18% là mức chấp nhận được. 

Tuy nhiên ta cần có sự tách bạch trong thống kê về tín dụng. Ví dụ, trong bất động sản, nếu cho vay để mua nhà thì đó phải là tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản, không thể tính vào tín dụng tiêu dung, trừ khi vay để sửa nhà.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 9
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. Ảnh: Quang Sơn
Lãi suất ổn định lại thì được nhưng giảm tiếp thì rất khó

Nhà báo Vũ Minh Hường: Theo ông, lãi suất có thể giảm hay không? 

Ông Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp thì luôn mong lãi suất giảm nhưng phải đặt câu hỏi lãi suất có phải điểm nghẽn với doanh nghiệp hay không? Tôi cho là không.

Ta phải so sánh lãi suất của Việt Nam và các nước khác và phải so sánh lãi cho vay thực chứ không phải cho vay danh nghĩa. Hiện bình quân lãi suất của Việt Nam ở mức 5-12%. Đây là mức trung bình so với các quốc gia thu nhập trung bình thấp tại khu vực và có mức tăng trưởng tầm tầm như Việt Nam (Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ...).

Theo tôi khả năng giảm lãi suất là khó, vì 4 nguyên nhân sau: 

Thứ nhất, lãi suất đầu vào khó giảm.

Thứ hai, vấn đề nợ xấu hiện đã được xử lý nhanh hơn nhờ Nghị quyết 42. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để thì không phải ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình. Khi chưa thể xử lý nợ xấu nhanh hơn, hiệu quả hơn thì chưa thể giảm lãi suất.

Thứ ba, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của các ngân hàng Việt Nam đang ở mức tương đối thấp so với khu vực, chỉ 2,2%-2,4%, so với Trung Quốc khoảng 3%, Philippines, Indonesia khoảng 2,8%-3%.

Thứ tư, chi phí giao dịch kinh tế của Việt Nam rất cao.

Như vậy lãi suất ổn định lại thì được nhưng giảm tiếp thì rất khó.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam: Tỷ giá nếu như theo tôi, chúng ta chịu ảnh hưởng của năm 2017, như tôi nói, đồng tiền lớn đều lên giá so với đồng đô la, chúng ta duy trì ổn định. Nếu nhìn vào lực thị trường, rất nhiều yếu tố cho rằng có biến động không mạnh.
Dự trữ của Ngân hàng Nhà nước đủ để can thiệp. Lực thị trường có những yếu tố, định hướng chính sách có ổn định, nếu thế tỷ giá có thể biến động ở giữa +/-2 và +/-3%.
Rất khó có kịch bản cấm Bitcoin
Nhà báo Vũ Minh Hường: Theo quý vị năm 2017 từ khoá được nhiều người tìm kiếm thứ 2 trên Google? Vâng đó chính là Bitcoin. NHNN khẳng định là đây không phải là đồng tiền thanh toán hợp pháp ở Việt Nam. Bị cấm dưới hình thức thanh toán nhưng hình thức đầu tư thì có bị cấm không? Câu hỏi này tôi xin hỏi luật sư Trương Thanh Đức?

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Thành viên BASICO: Bitcoin là ứng dụng công nghệ. Nó không phải là tiền, nó cũng không phải là tiền mã hoá. Mọi người hay gọi là tiền ảo nhưng tôi gọi nó là tiền nhái. Nó không phải là loại 3 tài sản đầu theo quy định bộ Luật Dân sự (gồm vật, tiền và giấy tờ có giá), mà thuộc loại thứ tư là quyền tài sản. Tôi cho rằng không nên cấm kinh doanh, cấm đầu tư, cấm giao dịch dù nó rất rủi ro, nhưng càng rủi ro thì càng nhiều cơ hội.

Nếu chúng ta không công nhận nó là hàng hoá thì nó vẫn là giao dịch tài sản. Bản chất của tiền này khác so với các loại tiền tệ khác khi nó không phải qua bất kỳ hệ thống giao dịch nào mà hoàn toàn tự giao dịch với nhau.

Tôi nghĩ rằng rất khó có kịch bản cấm. Rủi ro hay bong bóng đó là nhận thức của nhà đầu tư. Cấm là cấm như phương tiện thanh toán thôi. Còn nếu là phương thức đầu tư thì không phạm luật.

Nhà báo Vũ Minh Hường: Quốc tế nhìn nhận sao về tiền ảo và Bitcoin thưa ông Noah Eric Silverman?

Ông Noah Eric Silverman - Sáng lập Công ty Helios. AI - Chuyên gia Trí tuệ nhân tạo, tiền ảo: Bitcoin có 3 xu hướng trong năm 2017. Bitcoin trong năm qua được nhiều nhà đầu tư coi như một dạng đầu tư như vàng. Xu hướng thứ 2 là được coi như tiền tệ, ví dụ như Nhật Bản, Bitcoin được sử dụng ở quán cafe, nhà hàng.

Còn xu hướng thứ 3 là gồm cả ưu điểm và khuyết điểm. Nhược điểm là nhiều doanh nghiệp coi Bitcoin là công cụ trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng 95% là thất bại. Nhưng đáng mừng là 5% đang phát triển và họ sẽ là những doanh nghiệp đột phá.

Nhà báo Vũ Minh Hường: Theo ông, xu hướng tiền ảo sẽ phát triển như thế nào ở châu Á?

Ông Noah Eric Silverman: Khu vực châu Á là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, mọi người rất hào hứng với tiền ảo, họ dễ dàng chấp nhận sử dụng Bitcoin và có sự dịch chuyển từ dùng Bitcoin sang bất động sản.

 Ông Noah Eric Silverman - Sáng lập Công ty Helios. AI - Chuyên gia Trí tuệ nhân tạo, tiền ảo. Ảnh: Quang Sơn

Nhà báo Vũ Minh Hường: Mọi người vẫn bấm 60% chưa muốn thừa nhận đồng tiền này ở Việt Nam, ông Noah Eric Silverman nhìn nhận thế nào?

Ông Noah Eric Silverman: Tôi hiểu kết quả đây là các bạn có suy nghĩ truyền thống, kinh doanh truyền thống vì Bitcoin hoạt động không theo khuôn khổ nào, nhiều rủi ro, Chính phủ cần xây dựng khuôn khổ phù hợp quản lý tiền Bitcoin tốt hơn, coi đây như là tiền tệ có tính hợp pháp.

Nhà báo Vũ Minh Hường: Để kết thúc, xin tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết quan điểm về việc quản lý Bitcoin như thế nào?

Ông Cấn Văn Lực: Trong khảo sát tại 10 nước thì 6 nước có xu hướng quản lý Bitcoin theo hệ thống bài bản, còn lại 4 nước còn khá thận trọng như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tương tự như Cách mạng 4.0, vấn đề chúng ta không nên cấm đoán hoàn toàn mà nên quan tâm đến vấn đề quản lý thế nào.

Ông Đặng Huy Đông: Không nên xem Bitcoin là phương tiện thanh toán. Còn về tài sản thì như ta đã thấy, 95% người chơi Bitcoin thua và chỉ có 5% là thắng. Như vậy độ rủi ro là rất cao và chúng ta phải cung cấp cho xã hội các thông tin về sự rủi ro đó. Nói đơn giản một ngày anh muốn chuyển Bitcoin sang tiền thì anh có chuyển được không?

Tôi nghĩ nên tìm hiểu gốc gác của Bitcoin là gì. Theo tôi biết, gốc của loại tiền này là một hình thức rửa tiền, được tạo ra từ những nhóm rửa tiền không muốn công bố nguồn gốc dòng tiền từ đâu. Nhưng khi Bitcoin ra đời thì tính công nghệ của nó đã vượt lên, trở nên tiện dụng cho thanh toán và nhiều mặt khác. Xu thế trên thế giới là đang hướng tới sự ưu việt về công nghệ của Bitcoin và chấp nhận các rủi ro còn lại. Được biết thời gian tới sẽ có nhiều đề xuất được đưa ra để quản lý tiền ảo một cách chính thức hơn.

PHIÊN 3: TỌA ĐÀM KÊNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

"Năm 2018 là năm phân khúc bất động sản trung cấp tỏa sáng"

Nhà báo Vũ Minh Hường: Năm qua, thị trường bất động sản ấm lên ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt TP.HCM ở phân khúc bất động sản thương mại, condodel. Xin mời đại diện Công ty Savills Việt Nam cho ý kiến.

Ông Dương Đức Hiển – Đại diện Savills Hanoi: Đối với thị trường bất động sản, 2017 là năm có nhiều thành công, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Ngoài ra, đối với phân khúc trung cấp và thấp cấp có tỷ lệ hấp thụ tốt. Đặc biệt, 2017 là năm sản phẩm mới bất động sản condotel, các hạng mục được nhà đầu tư quan tâm năm 2017.

Theo nhận định chúng tôi, từ năm 2016, 2017 phân khúc cao cấp toả sáng. Với 2018, đây là năm phân khúc trung cấp toả sáng ở thị trường Việt Nam. Vì nguồn cầu cao, số lượng người có nhu cầu mua nhà thực rất lớn. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy, số người có khả năng chi trả mua căn nhà của mình chưa nhiều. Năm 2017, nhiều dự án đưa ra có mức giá từ 40 triệu/m2, thậm chí lên đến 70-80 triệu/m2 thì không nhiều người đáp ứng được.

Vì thế, phát sinh ra những giao dịch cho thuê, nhiều căn hộ đưa vào cho thuê hiệu quả, nhu cầu cho thuê những người chưa đủ tài chính mua được nhà mong muốn, cũng có bài toán tính toán thuê căn hộ có mức thuê từ 12-15 triệu. Với cán bộ công nhân viên tuổi trẻ, trung bình 35-40 nhiều người đang có những tích luỹ có vốn đối ứng vay ngân hàng mua nhà nên nhiều người chọn thuê nhà ở.

Theo khảo sát chúng tôi, nhiều người tính thuê nhà 10 năm, mất tiền thuê nhà 1,5-2 tỷ nhưng 10 năm tích luỹ được phần vốn tương ứng có thể vay được. Dự án có mức giá trung bình rất thiếu, ngoài ra có chỉ số liên quan đến nhà ở xuống cấp ở Hà Nội, ở các thành phố là lớn.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 11
 Ông Dương Đức Hiển – Đại diện Savills Hanoi. Ảnh: Quang Sơn
Khung pháp lý nào cho Condotel?
Nhà báo Vũ Minh Hường: Còn một phân khúc là căn hộ condotel và khách sạn thương mại. Có tới 60% lượng tiền đổ vào condotel nhưng chính sách vẫn chưa có khả năng quản lý cụ thể về vấn đề này. Vậy cần lưu ý gì với phân khúc này?
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng: Năm 2017, rất nhiều người quan tâm đến condotel. Thứ nhất về khái niệm, đây là một từ Anh hoá trong pháp luật Việt Nam. Còn nhiều từ khác mà chúng ta chưa biết mà đây là từ nước ngoài đưa vào. Như vậy sinh ra vấn đề loại hình bất động sản này sẽ được quản lý như thế nào?
Hiện nay có hai luồng quan điểm. Thứ nhất, mọi người đều coi condotel, officetel là một dạng nhà ở. Quan điểm thứ hai là một công trình kinh doanh dạng du lịch không phải nhà ở. Quy định nhà nước là cấm sử dụng căn hộ nhà ở cho các mục đích khác, ngoài để ở.
Hiện pháp luật chưa công nhận condotel là nhà ở, Luật Đất đai cũng chưa công nhận.
Như vậy khi giao dịch pháp luật nào sẽ điều chỉnh khi có tranh chấp? Đối với căn hộ thì khi chúng ta mua sẽ được sở hữu lâu dài, nhưng nếu không phải nhà ở thì chỉ được sở hữu theo thời hạn dự án, 50 hay 70 năm.
Nghĩa vụ tài chính sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ quản lý theo kiểu khách sạn hay cơ sở lưu trú hay như nào, đó là một trong rất nhiều vấn đề.
Có gọi căn hộ khách sạn là nhà ở được hay không? Theo Luật Du lịch, căn hộ du lịch hay biệt thự du lịch là các cơ sở lưu trú chứ không phải nhà ở. Chúng tôi cũng đã có những báo cáo tài chính với Chính phủ về vấn đề này và đang trên con đường tiếp tục thảo luận xác định quan điểm này như thế nào.
Nếu không xác định rõ khái niệm này thì năm 2018 sẽ xảy ra nhiều bàn cãi tranh luận gây ra rủi ro không đáng có cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Nhà báo Vũ Minh Hường: Theo phán đoán của ông thì khi nào bộ ban ngành sẽ có các quy định xử lý loại hình bất động sản này và ông có khuyến nghị gì với nhà đầu tư?
Ông Nguyễn Mạnh Khởi: Tôi cho rằng theo pháp luật hiện hành thì căn hộ condotel không thể coi là nhà ở được. Hai là quy định của luật du lịch ra đời, đã được luật hoá và cá nhân tôi cho rằng đây là loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch chứ không phải kinh doanh nhà ở.
Trong tham mưu cho Bộ, chúng tôi cũng có quan điểm xác định liên quan đến Luật Đất đai, sở hữu sử dụng đất. Xuất hiện tình trạng xây condotel trên đất ở thì có cấm không vì đất ở dùng để ở, condotel xây trên đất kinh doanh du lịch thì rõ rồi vì có thời hạn 50 năm nhưng xây trên đất ở thì sao? Chúng ta sẽ tiếp tục tranh luận.
Nhà báo Vũ Minh Hường: Vậy là chưa có deadline (thời hạn) cho vấn đề này. Vậy với góc độ kinh doanh bất động sản, ông Trịnh Văn Quyết - đại diện cho một chủ đầu tư có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, ông có tranh luận gì, phản biện lại gì không?
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC: FLC chúng tôi đầu tư nhiều vào bất động sản nghỉ dưỡng, nên cũng rất quan tâm đến chính sách cho bất động sản nghỉ dưỡng. Với gần 20 năm trong nghề luật, tôi đồng tình với anh Khởi là loại hình này có thể ghép vào dịch vụ kinh doanh du lịch, nhưng tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng luật không rõ ràng về mô hình kinh doanh căn hộ condotel.
“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 12
 Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC. Ảnh: Quang Sơn
Nếu nói luật chưa rõ ràng về vấn đề này, tôi cho rằng không đúng. Bởi, Luật Nhà ở, Luật Bất động sản chưa đề cập thì chúng ta có thể áp dụng Luật Dân sự. Thực tế trước đây nhiều chủ đầu tư đã được tư vấn theo hướng này. 
Hãy áp dụng Bộ luật Dân sự. Luật này lớn hơn nhiều Luật Đất đai, Luật Nhà ở. Đó là luật chuyên ngành. Nếu không có luật này thì không có chuyện dòng tiền lớn đổ vào codotel thời gian qua như vậy.
Giao dịch condotel là thoả thuận dân sự theo hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư. Nếu luật không chấp nhận thì sao trên 60% dòng tiền đổ vào bất động sản là vào bất động sản nghỉ dưỡng.
Nhà đầu tư rất thông minh, họ bỏ tiền ra họ đều phải nghiên cứu rất nhiều. Những người mua đó đều có tư vấn từ văn phòng luật sư, từ cơ quan nhà nước.

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Xin hỏi ông Khởi, các nhà đầu tư trao đổi là sở hữu theo đúng thời hạn hay lâu dài vĩnh viễn condotel? 

Ông Nguyễn Mạnh Khởi: Một khi coi condotel là nhà ở, sở hữu lâu dài, ổn định cũng không biết lúc nào kết thúc. Nhưng khi được coi là sản phẩm du lịch thì nó theo dòng đời dự án. Theo Luật Đất đai, có thể được gia hạn. Ví dụ 50 năm hay 70 năm và có thể thêm 70 năm nữa. Khi không coi là nhà ở thì không được cấp cơ chế như nhà ở.

Ông Đặng Huy Đông: Căn cứ quyền đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, mọi người đều được quyền kinh doanh, làm thứ mà không cấm. Thứ hai là điều kiện kinh doanh, kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Muốn đưa ra điều kiện phải có yếu tố, là những ngành nghề có thể rủi ro an ninh quốc phòng, sức khoẻ cộng đồng, trật tự xã hội. Nếu muốn đưa condotel vào cái tên trong đó có điều kiện A, B, C để làm thì phải đấu tranh. Theo tôi không cần thiết quy định điều kiện kinh doanh.

Theo luật nhà ở, tôi sẽ mua nhà ở. Còn theo mục tiêu kinh doanh, tôi biết hợp đồng là 50 năm thì tôi sẽ mua. Hợp đồng là thuận mua vừa bán nên có thể chúng ta sẽ tạo ra một điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Chúng ta phải biết được chúng ta quản lý cái gì và tại sao quản lý cái đó, nó có thể ảnh hưởng tới môi trường, tới quốc phòng. Nhà nước hiện nay đang quản lý thuế.

Có thể nhà đầu tư đang bán được sản phẩm nhưng khi đưa ra quy định có thể làm khó họ. Các trường hợp xấu có thể do người mua không đọc kỹ hợp đồng.

Nhà báo Vũ Minh Hường: Như vậy không chỉ vì một sản phẩm mà cần một cái tên mới?

Ông Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Cuộc sống không thể chờ pháp luật, cuộc sống đến đâu pháp luật phải đến đó.

Pháp luật cần phải đưa ra những hướng dẫn cho người dân dựa trên khung pháp luật hiện hành chứ người dân và cuộc sống không bao giờ phải đợi pháp luật. Ta đừng loay hoay về việc định nghĩa tên của hàng hoá. Hãy tư duy bất động sản này làm gì chứ đừng tư duy tên gọi của nó là gì.

“Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ” ảnh 13
 Ông Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Quang Sơn

Đúng là trên thực tế, có những chính quyền địa phương hành xử hơi khác nhau với condotel. Như trường hợp của Khánh Hoà, chính quyền không có quyền cấm người ta đến ở trong tài sản của người ta, thậm chí khi người ta không đăng ký hộ khẩu.

Như vậy để tránh những hành xử khác biệt giữa chính quyền địa phương thì về mặt quản lý phải có hướng dẫn để tạo ra hành xử thống nhất: cái gì dựa trên Luật Dân sự, cái gì dựa trên luật Đất đai... cơ quan quản lý phải thống nhất.

Vấn đề quan trọng là ta phải xác định nên quản lý chặt hay nên phát triển kinh tế du lịch? Mà muốn phát triển kinh tế du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải tạo điều kiện để thu hút dòng tiền vào khu vực này.  

Nếu địa phương giao đất vô thời hạn giống như đất ở thì quá tốt. Chủ đầu tư có thể bán lại từng phần, từng căn hộ vĩnh viễn như đất ở. Địa phương giao đất cho chủ đầu tư, chủ đầu tư giao dịch với nhà đầu tư theo các hợp đồng và như vậy thì không có gì phức tạp và cũng không có gì để thảo luận nhiều.

Ông Trịnh Văn Quyết: Tất cả các giao dịch khi căn cứ vào hợp đồng dân sự, nhà đầu tư và chủ đầu tư sẽ có những quy định đảm bảo. Mong rằng các địa phương sẽ được hướng dẫn về vấn đề này theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Như vậy sẽ không có chuyện condotel hay officetel. Như anh Đông nói, nếu ngày mai ra sản phẩm gì có tên “tel” nữa thì bên anh Khởi lại sẽ phải trình Chính phủ điều khoản mới đưa thêm vào Luật Đất đai, Nhà ở. Như vậy rất phức tạp, chủ đầu tư và nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Nếu áp dụng ngay được thì tôi tin là vốn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng năm 2018 sẽ tăng, không phải là con số 60% như năm 2017.

Nếu chờ luật sẽ hạn chế phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, không thể đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước, Chính phủ về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tôi tin nếu thống nhất được về vấn đề này, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn phát triển hơn nữa vào năm 2018, và sẽ không còn tình trạng hiểu sai, gây tranh chấp về vấn đề căn hộ condotel.

Ví dụ như ở Bình Định, Chủ tịch tỉnh Bình Định có nói với chủ đầu tư là chúng tôi rằng, nếu giao đất lâu dài cho nhà đầu tư bán căn hộ condotel thì tỉnh thu được thuế nhiều hơn. Nếu giao đất không phải 50 năm mà là vĩnh viễn thì tỉnh càng thu được nhiều thuế hơn, trong khi tỉnh đang nghèo.

Cho thuê quyền sử dụng đất thì chỉ thu được vài chục tỉ thôi nếu không lâu dài. Còn nếu cho thuê lâu dài thì sẽ thu được hàng trăm tỷ, trong khi hiện tại thì 1 tỷ đối với tỉnh cũng còn khó khăn. 

Condotel là một cách huy động vốn nhanh, giúp đưa du lịch sớm trở thành kinh tế mũi nhọn. Quốc hội họp hai lần mỗi năm, thì nếu điều chỉnh luật có thể doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu nữa, trong khi dòng vốn đang đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng nhiều lên.

Nhà báo Vũ Minh Hường: Cuộc sống không bao giờ chờ đợi. Luật pháp không phải là siết, mà là tạo điều kiện cho sự phát triển. Rất nhiều vấn đề liên quan tới bất động sản nhưng thời gian hạn hẹp.

VOTING: Năm 2018, nếu có tiền đầu tư bất động sản, bạn chọn phân khúc nào? 

1. Đất nền, biệt thự : 58% chọn

2. Condotel: 21% chọn

3. Căn hộ: 11% chọn

4. Phân khúc khác: 11% chọn

Nhà báo Vũ Minh Hường: Mời đại diện Tập đoàn FLC bình luận về kết quả này.

Ông Trịnh Văn Quyết: Kết quả 58% là đất nền biệt thự phản ánh đúng văn hoá người Việt là luôn muốn có mảnh đất, như các cụ nói là phải có mảnh đất cắm dùi.

Đọc tiếp

Quang cảnh hội thảo

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và đại diện các bộ, ban, ngành tổ chức buổi chia sẻ về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE