Kinh tế tập thể phục hồi sau đại dịch COVID -19

Tăng số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã thành lập mới; hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường chuyển động tích cực... là những điểm sáng của kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Quảng Nam trong nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với hơn 2.840 tổ hợp tác và 578 hợp tác xã trên toàn tỉnh hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng các tổ hợp tác và hợp tác xã trong tỉnh đang tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, tích cực tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, thu hút nhiều sinh viên ra trường về làm việc…

Trong năm 2022, từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh hơn 105 tỷ, quỹ tiến hành giải ngân cho 106 tổ hợp tác và hợp tác xã với số tiền gần 42 tỷ đồng, để đầu tư phát triển khôi phục sản xuất. Trong 3 tháng đầu năm 2023 Quỹ hợp tác xã cũng đã giải ngân cho 21 tổ hợp tác và hợp tác xã với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Trong bối cảnh phục hồi sản xuất sau đại dịch, các hợp tác xã đã tập trung đáp ứng các dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp cho thành viên, hướng dẫn thành viên sản xuất theo kế hoạch, theo lịch thời vụ... Bên cạnh đó, các hợp tác xã đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh trong tình hình mới nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tùy theo điều kiện cụ thể, các hợp tác xã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau như tổ chức liên doanh liên kết sản xuất, làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên, tích tụ ruộng đất tổ chức sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng....

Các hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp cũng đã đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục lại thị trường cũ và tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới, thị trường mới. Một số hợp tác xã tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm của hợp tác xã đến với thị trường và ký kết các hợp đồng với các đối tác mới.

Các hợp tác xã đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên, từng bước khắc phục một số mặt hạn chế của kinh tế hộ; hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần xây dựng xã nông thôn mới, thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình mục tiêu khác...

Ông Nguyễn Quốc Thành - Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết: Là một xã nông nghiệp, nhưng quy mô sản xuất nhỏ hoặc rất nhỏ, phương thức sản xuất lạc hậu. Do vậy, nông dân phải bán nông sản thô, chưa được chế biến, nên thường bị thương lái ép giá.

Giải bài toán này, hợp tác xã đã mạnh dạn đứng ra làm cầu nối trung gian cho doanh nghiệp và nông dân; vận động các hộ liên kết cùng canh tác một loại giống để đảm bảo chất lượng, nâng cao năng suất, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bao tiêu đầu ra sản phẩm. Hiện nay, hợp tác xã hợp tác với nông dân phát triển 100 ha lúa giống liên kết với chi nhánh của Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed, hiệu quả kinh tế cao hơn 30% so với sản xuất lúa truyền thống.

Theo Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Nam, riêng năm 2022, đơn vị hỗ trợ 24 hợp tác xã có sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao tham gia Ngày hội xúc tiến thương mại và hội thi hợp tác xã tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên; 11 hợp tác xã tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại hành lang kinh tế Đông - Tây; 14 hợp tác xã có mặt tại Hội chợ xúc tiến thương mại do Liên minh hợp tác xã Việt Nam tổ chức tại Gia Lai. Liên minh còn hỗ trợ hợp tác xã tham gia các ngày hội xúc tiến thương mại trong chuỗi sự kiện Năm du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 mà các sở, ngành thực hiện. Bên cạnh đó, giúp các hợp tác xã trong công tác chuyển đổi số để có cơ hội chuyển mình, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Nam - ông Võ Bảy chia sẻ, phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19, các hợp tác xã nông nghiệp tập trung đáp ứng dịch vụ cơ bản, hướng dẫn thành viên sản xuất theo kế hoạch, đúng lịch thời vụ. Tùy điều kiện, họ liên doanh liên kết, làm dịch vụ đầu vào, đầu ra, tích tụ ruộng đất để sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng. Tiêu biểu như hợp tác xã Nông nghiệp Ái Nghĩa, hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp, huyệnĐại Lộc; Hợp tác xã Nông nghiệp 1 Điện Phước, thị xã Điện Bàn, hợp tác xã Công nghệ cao Quế Sơn hay hợp tác xã Nông nghiệp Hoàng Hải Tam Quang.

Các hợp tác xã trong tỉnh còn tích cực tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dựng khoa học công nghệ để nâng cao số lượng, chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm. Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ đầu vào, đầu ra, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị; làm đầu mối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

Chính vì thế, công tác chuyển đổi số được Liên minh hợp tác xã tỉnh Quảng Nam khuyến khích các hợp tác xã áp dụng và bước đầu đã bắt nhịp thị trường. Trong thời gian tới, Liên minh hợp tác xã tỉnh sẽ định hướng, tư vấn và tập huấn về chuyển đổi số cho thành viên hợp tác xã. Lựa chọn hợp tác xã hoạt động hiệu quả, nắm bắt nhanh về công nghệ thông tin và cán bộ có năng lực, tâm huyết để xây dựng mô hình điểm ứng dụng công nghệ số gắn với sản phẩm chủ lực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng… ông Võ Bảy chia sẻ.

Theo Vnanet

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE