Kinh tế châu Âu và thế giới chịu tác động ra sao nếu Nga ngừng hẳn xuất khẩu khí đốt?

Cuộc khủng hoảng thiếu khí đốt xảy ra, nhiều ngành sản xuất tại châu Âu sẽ phải đóng cửa, lạm phát phi mã, cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Các lực lượng Nga vào ngày thứ Năm đã tiến hành cuộc tấn công quân sự vào Ukraina, các thị trường tài chính toàn cầu vì vậy trở nên chấn động, đồng thời nhiều người lo sợ về tác động của các cuộc đối đầu này lên nguồn cung khí đốt trên khắp thế giới.

Căng thẳng Nga – Ukraina leo thang mạnh bất ngờ

Theo CNBC, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành động bất chấp làn sóng chỉ trích quốc tế và loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây bằng cách tuyên bố về nhiệm vụ quân sự đặc biệt nhắm đến việc phi quân sự hóa Ukraina.

Nhiều nguồn tin cho hay, các lực lượng Nga đã bắn tên lửa vào các trung tâm kiểm soát quân đội tại Kyiv, có nhiều tiếng nổ lớn được nghe thấy khắp thủ đô nước này. Còn theo NBC News, có nhiều vụ nổ tại Kyiv và nhiều thành phố khác trên khắp đất nước.

Trên tài khoản Twitter của mình, Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba viết rằng ông Putin đã thực hiện cuộc tấn công toàn diện vào Ukraina, ông Kuleba kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới ngăn chặn Tổng thống Nga: “Đã đến lúc cần phải hành động”.

Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt sau thông tin về căng thẳng tại Nga – Ukraina còn giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai vượt mức 100USD/thùng lần đầu tiên tính từ năm 2014.

“Trong khi chính phủ các nước phương Tây chắc chắn sẽ loại bỏ các giao dịch năng lượng khỏi việc trừng phạt, hàng loạt các biện pháp hạn chế mới sẽ buộc các nhà đầu tư phải vô cùng hạn chế với những thùng dầu Nga”, chuyên gia phân tích tại tổ chức tư vấn Euroasia nhấn mạnh.

“Khí đốt đi qua Ukraina nhiều khả năng sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến nguồn cung cho một vài nước Trung và Đông Âu, đồng thời làm cho giá khí đốt tại châu Âu tăng mạnh”, họ nói thêm.

Mỹ, Canada, Anh, EU, Australia và Nhật thuộc nhóm những nước đã thông báo đợt chính sách trừng phạt đầu tiên chống lại Nga vào đầu tuần này nhắm đến một số ngân hàng và cá nhân giàu có. Đợt chính sách trừng phạt lần thứ 2 dự kiến sẽ sớm được công bố.

Đức cũng đã thông báo tạm ngưng dự án khí đốt gây tranh cãi vốn được biết đến với cái tên Nord Stream 2, điều này khiến nhiều người buộc phải cân nhắc lại về việc châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.

Điều gì xảy ra nếu Nga chặn nguồn cung khí đốt?

Việc Nga tấn công Ukraina có thể coi như một trong những cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất tại châu Âu trong nhiều thập kỷ. Đồng thời nó dự kiến cũng gây ra nhiều tác động lên kinh tế toàn cầu, đặc biệt xét đến vai trò của Nga là nước sản xuất khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới và là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Trong vài tháng qua, Nga đã bị cáo buộc sử dụng nguồn cung khí đốt để tăng cường đối trọng trong vai trò nước cung cấp khí đốt lớn nhất vào châu Âu trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Ukraina.

Trên thực tế, hành động này của Nga đã bị Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) chỉ trích. IEA kêu gọi Nga tăng cường nguồn cung khí đốt sang châu Âu nhằm đảm bảo dự trữ đạt mức phù hợp trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ mùa đông cao điểm.

Điện Kremlin đã không ngừng bác bỏ những cáo buộc rằng họ đang sử dụng khí đốt như một vũ khí chính trị, tập đoàn nhà nước Gazprom tuyên bố họ đã hoàn thành trách nhiệm với khách hàng.

Giờ đây các chuyên gia phân tích năng lượng đang vô cùng lo ngại về rủi ro gián đoạn nguồn cung sang EU, nước nhận khoảng 40% khí đốt thông qua hệ thống đường ống của Nga, một vài trong số này đi qua Ukraina.

Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, chắc chắn sẽ có nhiều hậu quả y tế và kinh tế tệ hại, đặc biệt khi mà trong bối cảnh mùa đông lạnh giá và đại dịch COVID-19 còn nhiều căng thẳng.

Theo các chuyên gia tại Wood Mackenzie, châu Âu hoàn toàn có thể tự đáp ứng nhu cầu khí đốt trong thời gian hiện tại và hiện nay đang ở vị thế tốt hơn so với đầu mùa đông. Tuy nhiên, triển vọng trong dài hạn còn nhiều bất ổn.

Chuyên gia phân tích về khí đốt tại châu Âu thuộc Wood Mackenzie, bà Kateryna Filippenko, nhận định tình hình sẽ có thể tệ hơn hiện nay rất nhiều nếu xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu bị gián đoạn.

“Châu Âu sẽ phải huy động mọi nguồn lực trong hệ thống năng lượng nhằm đủ điện thắp sáng, hạn chế tiêu thụ khí đốt, giảm hoạt động tại hệ thống các nhà máy hạt nhân và than đá, tối đa hóa hoạt động sản xuất và nhập khẩu khí đốt, thuyết phục người châu Á sử dụng than đá và tăng cường nguồn cung khí đốt hóa lỏng”, bà Filippenko dự báo, ông cũng nói rằng tất cả các giải pháp trên đều chỉ mang tính tình thế.

Cũng theo bà Filippenko, nhìn chung nếu nguồn cung khí đốt của Nga bị chặn lại, châu Âu sẽ gặp khó khăn, châu Âu có thể vượt qua những khó khăn chỉ trong ngắn hạn thế nhưng về dài hạn, mọi chuyện sẽ khác.

Bà còn lo ngại nếu tình trạng gián đoạn kéo dài lâu, nguồn cung khí đốt không thể được khôi phục kịp phục vụ cho mùa đông năm tới, châu Âu sẽ đương đầu với tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng, giá khí đốt vô cùng cao, nhiều ngành sản xuất sẽ phải đóng cửa, lạm phát phi mã, cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE