Kiện tụng kéo dài, ngân hàng “mắc kẹt” với tài sản bảo đảm

Vụ việc kéo dài khiến tổ chức tín dụng đối mặt với nguy cơ thất thoát hàng chục tỷ đồng, nhất là khi ngân hàng lại có tới hơn 50% vốn cổ phần của Nhà nước.
Nhà xưởng Công ty TNHH Sikar hiện đã dừng hoạt động.
Nhà xưởng Công ty TNHH Sikar hiện đã dừng hoạt động.
Nguy cơ trên có tại một trường hợp xẩy ra và kéo dài tại PVComBank nhiều năm nay. Trong khi tài sản bảo đảm đang có những dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, cần kịp thời có phương án xử lý cụ thể thì các cơ quan chức năng huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) vẫn chưa có phương án nào để hạn chế các thiệt hại.
Mòn mỏi chờ… phán quyết cuối cùng
Ngày 10/5/2017, Công ty TNHH Sikar (địa chỉ tại Km 780, Quốc lộ 1A, Thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chi nhánh Đông Đô (Huế) theo Hợp đồng tín dụng số 0405/2017/HĐHM-DN.HUE với tài sản bảo đảm cho khoản vay là nhà xưởng và các hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất tại Nhà máy.
Đây là hợp đồng tái cấp hạn mức trên cơ sở HĐTD số 01/2016/HĐHM/PVB-CNĐĐ ngày 03/02/2016 của PVcomBank Đông Đô). Tính đến ngày 26/7/2021, Sikar còn phải cho PVcomBank tổng số tiền gần 22,86 tỷ đồng trong đó gồm nợ gốc là 14 tỷ đồng và nợ lãi gần 8,86 tỷ đồng.
Tháng 5/2018, do khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không còn khả năng thanh toán nên PVcomBank đã khởi kiện và được Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng thụ lý, giải quyết (theo TB thụ lý số 02/TB-TLVA ngày 21/5/2018). Tuy nhiên, vụ việc đã bị đình chỉ do Sikar có Đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp được Tòa án thụ lý. Vụ việc phá sản được Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng giao DNTN QL&TLTS Quảng Trị là Đơn vị/Quản tài viên xử lý vụ việc.
Quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục phá sản, quản tài viên đã kiểm kê và phát hiện một số TSBĐ tại Nhà máy có dấu hiệu thay đổi hiện trạng so với thời điểm thế chấp cho ngân hàng.
Phía Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng không có ý kiến gì đối với nội dung này và đã  hoàn thiện hồ sơ để tổ chức 2 lần Hội nghị chủ nợ. Tuy nhiên, cả 2 lần Hội nghị chủ nợ đều phải tạm hoãn do tỷ lệ chủ nợ không có bảo đảm tham gia Hội nghị không đủ điều kiện theo Luật phá sản.
Đến ngày 21/01/2020, TAND huyện Hải Lăng đã chuyển hồ sơ cho VKSND huyện Hải Lăng xem xét vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả đối với ông Trần Hữu Bằng – Giám đốc Công ty Sikar. Sau khi tiếp nhận, VKSND huyện Hải Lăng đã chuyển hồ sơ sang Công an Hải Lăng để điều tra dấu hiệu hình sự. Thế nhưng, vụ việc vẫn đang dừng ở đó, cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng. 
Ngân hàng đối diện với nguy cơ thất thoát hàng chục tỷ đồng
Nói về việc chịu nhiều ảnh hưởng do quá trình xử lý kéo dài (từ năm 2018 đến nay), đại diện PVcomBank cho biết, ngân hàng đã chịu nhiều thiệt hại cho các chi phí: bảo vệ tài sản, trông giữ tài sản… Cụ thể, chỉ tính riêng từ 1/9/2017 – 16/10/2018 (thời điểm bàn giao cho quản tài viên quản lý), PVcomBank đã phải trả hơn 321 triệu đồng cho đối tác để bảo vệ tài sản đảm bảo. Tiếp đó, tính từ ngày 10/11/2020 – 9/6/2021, ngân hàng phải bỏ ra số tiền 84 triệu đồng nhằm thuê đối tác bảo vệ tài sản đảm bảo riêng.
Đồng thời, do quá trình giải quyết vụ việc bị kéo dài khiến giá trị TSBĐ có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng và do không có đơn vị đầu mối thực hiện công tác bảo vệ tài sản, PVcomBank đã nhiều lần có văn bản đề nghị Tòa án, quản trị viên, Viện Kiểm soát, các cơ quan cảnh sát điều tra đẩy nhanh quá trình giải quyết và thống nhất phương án bảo vệ, xử lý các TSBĐ tại nhà máy nhưng đến nay vẫn không nhận được ý kiến phản hồi. 
Lãnh đạo PVcomBank cho biết, việc quá trình xử lý bị kéo dài từ tháng 5/2018 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đã khiến các TSBĐ của ngân hàng tại Công ty Sikar xuống cấp nghiêm trọng. Việc này có thể khiến ngân hàng có thể không thu hồi được bất kỳ khoản nợ nào của Sikar.
Từ vụ việc nêu trên của PVcomBank, có thể thấy hiện nay trong các vướng mắc về xử lý nợ xấu, thì xử lý tài sản đảm bảo đang là một trong những vấn đề  gây “đau đầu” nhất của các ngân hàng. Việc xử lý kéo dài không những gây thiệt hại cho các TCTD mà còn làm lệch lạc chủ trương của Nhà nước, gây trầm trọng thêm tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng. Trước thực trạng đó, Chính phủ đã kiến nghị với Quốc hội về việc xây dựng, ban hành Luật riêng  quy định về xử lý nợ xấu, trong đó hướng tới việc tăng quyền cho các TCTD trong việc xử lý nợ xấu. 
Tuy nhiên, trong thời gian chờ các quy định pháp luật mới về xử lý nợ được ban hành và áp dụng trong thực tiễn, để có thể giải quyết  được các vấn đề, khó khăn đang tồn tại thì ngoài sự nỗ lực của các ngân hàng, việc các cơ quan chức năng có những hành động cứng rắn, nhanh chóng và kịp thời để hỗ trợ TCTD giải quyết các vấn đề pháp lý là rất cấp thiết, bởi điều này sẽ giúp hiệu lực thực thi của pháp luật được đảm bảo, các chủ trương của Nhà nước về tín dụng được phát huy tối ưu.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Ảnh minh họa

Giá vàng giảm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh

Giá vàng SJC sáng nay ghi nhận giảm 1,1 triệu đồng/lượng, xuống mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND được các ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE