Kịch bản nào cho VN-Index 2018?

Để nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2017, dự báo các yếu tố tác động đến nền kinh tế trong năm 2018, từ đó chỉ ra những cơ hội đầu tư, kinh doanh trong năm tới, Trung tâm Tin tức VTV24 và BizLIVE tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư - kinh doanh 2018”.

Các diễn giả tại Hội thảo. Ảnh: Quang Sơn.
Các diễn giả tại Hội thảo. Ảnh: Quang Sơn.
Theo dõi tọa đàm về các kênh đầu tư tài chính, bất động sản tại đây.
 
PHIÊN 4: TỌA ĐÀM CHỨNG KHOÁN - KỊCH BẢN NÀO CHO VN-INDEX NĂM 2018? 

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước: Với tiêu đề cơ hội đầu tư 2018 thì nhìn lại 2017 chúng ta thấy thị trường có mức tăng trưởng tốt. Đây không phải là sự đột biến mà là sự tích luỹ. Tăng trưởng này là sự tất yếu. Do năm 2017 tăng trưởng tốt, GDP tăng trưởng tốt, lạm phát kiểm soát được. Mức độ thoái vốn của cổ phần hoá cũng được thực hiện.

Theo chiến lược phát triển đến 2020, chúng tôi mong muốn giá trị vốn hoá cổ phiếu đạt 70%. Tôi không nghĩ năm 2017 lại vượt 74% nhưng trong những ngày cuối năm đã làm được.

Mức vốn hoá của thị trường chứng khoán và ngân hàng đã dần cân bằng. Năm 2017, tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán là gần 250.000 tỷ. 

Thoái vốn cổ phần hoá chưa bao giờ chúng ta thực hiện những đợt thoái vốn tạo tiếng vang lớn như vậy. Riêng Sabeco là gần 110.000 tỷ. Như vậy chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn trong và ngoài nước.

Dòng vốn nước ngoài trong năm 2017 cũng tăng cao. Số lượng tài khoản là gần 20 triệu. Giá trị doanh thu của nhà đầu tư nước ngoài là trên 30 tỷ USD. Nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đã đặt kỳ vọng lớn vào thị trường.

Câu hỏi đặt ra là tăng trưởng có nóng không? Cách đây vài ngày chúng ta đã vượt đỉnh 1000 điểm. Thanh khoản thị trường 5.000- 6000 tỷ phiên.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 1
 Toàn cảnh phiên thảo luận về Thị trường chứng khoán 2018. Ảnh: Quang Sơn

Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam: Năm 2017 khép lại những tín hiệu vui mà chúng ta được anh Hồng Sơn chia sẻ. Những nhà đầu tư, hoạch định chính sách tài chính ngân hàng bảo hiểm ghi nhận năm thành công cả vĩ mô và tài chính. Câu chuyện kịch bản nào cho năm 2018 là vấn đề đáng quan tâm.

Anh Hoàng nêu cho tôi vài luận điểm, đây là vấn đề khi tôi ở cương vị xây dựng chính sách cho thị trường. Chúng ta rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 thành T+2 và có ngắn hơn không. Đây là những câu chuyện nhầ đầu tư quan tâm, là đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư quay vòng nhanh hơn.

Trở lại chu kỳ thanh toán, chuyển từ T+3 và rút ngắn T+2 , đây là nỗ lực lớn từ cơ quan quản lý, đơn vị vận hành thị trường. Ngoài nỗ lực ngành chứng khoán, cần hợp tác từ ngân hàng thanh toán, cân nhắc khi rút ngắn xuống chu kỳ tiếp theo.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 2
 Ông Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Ảnh: Quang Sơn

Chúng ta được mua chứng khoán khi chúng ta chưa có tiền và được bán chứng khoán khi ta chưa tất toán. Ta có thể sử dụng SBL cho vay từ phía chứng khoán là những ví dụ trong việc chúng tôi sẽ nỗ lực về công nghệ để cuối năm 2018 hoặc đầu 2019 có thể triển khai được.

Tôi cũng xin chia sẻ 1 chút là từ tháng 9 chúng tôi đã cho nhà đầu tư được vay trái phiếu chính phủ từ ngày T+0 và đc tất toán vào ngày T+1.

MC Huy Hoàng: Năm 2017 chỉ số đỉnh cao VN Index là hơn 1000 điểm vậy khả năng vượt đỉnh này như thế nào, anh Nguyễn Đức Hùng Linh có thể chia sẻ không ạ?

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty chứng khoán SSI: Nhìn xa một chút, chỉ số VN Index vẫn chưa vượt mốc 1300 điểm nên cũng chưa có gì đáng mừng.

Thị trường những năm trước cũng gặp nhiều khủng hoảng, như cuộc  khủng hoảng kép trong và ngoài nước năm 2008. Năm 2009 khủng hoảng trong nước nhưng có hỗ trợ lãi suất nên không còn khủng hoảng nữa. Đến năm 2010 khủng hoảng liên quan đến tài khoá.

Giai đoạn 2010- 2015, tăng trưởng thấp, thị trường chứng khoán èo uột. Đến 2017, thị trường lấy lại đà hồi phục và có thể thấy đây là kết quả của một quá trình tích luỹ. 

Về nợ xấu, ta không thể xử lý nợ xấu như cách của người Mỹ là cho phá sản. Ta chỉ dùng cách câu giờ, tức là mua nợ xấu và trích lập dự phòng 5 năm, sau 5 năm nợ xấu có thể giải quyết. Như vậy là vào năm 2017 ta đã phải chờ rất lâu để giải quyết những tồn đọng từ năm 2010. 

Như vậy những tín hiệu tích cực của thị trường là có nhưng không thể lạc quan quá mức. 

Đằng sau con số 1000 điểm có thể thấy đến từ hai nguyên nhân cơ bản: 

+ Tăng trưởng kinh tế kéo theo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết, hơn 23% cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Giá cổ phiếu tăng là đương nhiên. Nhưng các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN Index như Vinamilk, đóng góp hơn 50 điểm thì lợi nhuận lại chỉ tăng 14%. 

+ Tăng trưởng cổ phiếu lớn hơn rất nhiều so với tăng trưởng lợi nhuận. Điều này mang đến việc định giá thị trường tăng. PE tăng lên 19,2 thì Việt Nam không còn là thị trường rẻ so với khu vực. Năm 2017 chúng ta dựa vào rất nhiều dòng tiền nước ngoài nhưng do chúng ta không còn rẻ so với khu vực thì liệu chúng ta còn hấp dẫn không?

Một kỳ vọng khác là kỳ vọng về thoái vốn.

Khi mà kéo giá lên chắc chắn ảnh hưởng VN Index. Có khá nhiều cố phiếu mới niêm yết có đóng góp như Vietjet Air, Vincom Retail… Đặc điểm cổ phiếu này, giống như năm 2016, các cổ phiếu lên sàn với giá mềm, điều này là bản thân thị trường định giá cổ phiếu cao hơn lên sàn, khi lên sàn mềm vậy thì giá tăng, kéo theo VN index tăng lên. 

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 3
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty chứng khoán SSI. Ảnh: Quang Sơn  

Tôi muốn nói thêm về ngân hàng, sóng ngân hàng là sóng bất kỳ của thị trường, muốn thị trường sóng lớn phải có ngân hàng. Nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, như BID lợi nhuận không tăng giá tăng mạnh, Viettinbank cũng vậy.

Bóc tách kỹ hơn lợi nhuận ngân hàng, tổng lãi tăng 25% so với năm 2016, tổng chi phí lãi tăng 25%, tổng lợi nhuận lãi thuần tăng 25%. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 35%, tăng từ 28,7 nghìn tỷ lên 38 nghìn tỷ. Tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng không chủ yếu tăng từ lãi. Sau khi trừ chi phí dự phòng cộng lợi nhuận khác, ngành ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 23%, cao hơn với năm 2016 là tăng 14%. 

Lãi suất, chúng ta nói nhiều về giảm lãi suất, nhìn con số này hoàn toàn giảm được. 

Nếu chúng ta hạ được lãi suất thì rất tốt. Lãi suất thấp là bạn của chứng khoán, bạn của doanh nghiệp. Lãi suất thấp không chỉ tốt cho ngân hàng mà chứng khoán cũng tốt lên. Nếu giảm lãi suất cho vay, hiệu quả nền kinh tế tăng lên.

"Vinamilk hay Sabeco cho thấy Việt Nam đã làm tốt trong việc thoái vốn và cổ phần hoá"

MC Huy Hoàng: Nói về câu chuyện đắt hay rẻ hay cũng như việc thoái vốn. Mới đây bán vốn Sabeco và Vinamilk đã đem về cho nhà nước gần 130 nghìn tỷ đồng. Con số rất là lớn. Theo chuyên gia qua hai thương vụ này chúng ta rút ra bài học gì?

Ông Võ Trí Thành - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương: Tôi xin nói ngắn gọn, thoái vốn hay cổ phần hoá là khâu rất quan trọng của tái cấu trúc khu vực DNNN. Sâu xa hơn nó là kết quả chứng minh Việt Nam có thực sự làm thật, chơi thật, cải cách thật hay không. Việc Việt Nam động chạm đến các tập đoàn, đẩy mạnh việc cổ phần hoá, cách quyết liệt ấy đem lại niềm tin chothị trường. Việc cổ phần hoá sẽ tiếp tục gắn bó khăng khít với quá trình cải cách. Sắp tới còn nhiều tập đoàn, tổng công ty nữa ngoài Sabeco, VNM.

Cho đến nay về minh bạch thông tin, 1 số doanh nghiệp không cổ phần hoá hoặc thoái vốn do thị trường ưa hoặc không ưa do vấn đề minh bạch hoặc định giá.

Vinamilk hay Sabeco cho thấy Việt Nam đã làm tốt trong việc thoái vốn và cổ phần hoá.

Bản chất thoái vốn và cổ phần hoá, cái gì tư nhân làm tốt thì trả lại cho họ, tôi tin như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.

Áp lực với ngân sách hiện nay đang rất lớn nhưng rất may hiện nay Quốc hội nắm chắc vấn đề này.

Câu chuyện hiệu quả này là bài học lớn về xúc tiến, là trò chơi thị trường. Tuy nhiên, cổ phần hoá - chuyển đổi sở hữu là cuộc chơi dài, ko phải cuộc chơi 1 lần. 

Tôi nghĩ ta có nhiều bài học từ trường hợp của Sabeco và Vinamilk.

MC Huy Hoàng: Sau Sabeco thoái vốn được 5 tỷ đô, được cất giữ rồi nhưng điều này làm dấy lên vấn đề là khi Việt Nam mang hàng tốt bán cho nước ngoài thì thương hiệu việt còn gì? Xin ý kiến chuyên gia, mời ông Nguyễn Trí Hiếu.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng: Tôi nhìn sự phát triển của thị trường chứng khoán một cách thận trọng. Tôi làm ngân hàng nên luôn đánh giá từ phía rủi ro. 

TTCK năm nay có một độ tăng tốt nhưng tôi không đồng ý là tăng ổn định bền vững. Tháng 6 và 7 tôi nhớ các chuyên gia cũng ngồi ở đây và dự báo là VN Index có thể tăng lên 800 điểm nhưng không ai dám nói lên 1000 điểm. Vậy mà đột nhiên lên tới hơn 1000 điểm, ai cũng vui mừng nhưng sự rủi ro đã hiện hữu. 

Tăng đột biến trong 1 Quý, tiền đó ở đâu. Ta phải nghiên cứu, nhà đầu tư nào bỏ tiền vào, khối ngoại bao nhiêu từ quốc gia nào: Nhật hay Hàn hay Mỹ hay đâu? 

 Dòng tiền đó ra vào như nào, họ đến Việt Nam với mong muốn xây dựng hay trục lợi và khi nào thị trường chênh vênh thì rút. Theo tôi ta cần nghiên cứu sâu về vấn đề này và phải thận trọng. 

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 4
 Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu. Ảnh: Quang Sơn

Việt Nam đang quá lệ thuộc vào dòng vốn ngoại, hội nhập thì tuyệt vời (xuất siêu, FDI đổ vào nhiều...) nhưng đấy cũng tiềm ẩn rủi ro và có thể gọi là rủi ro tập trung.

Sự tăng đột biến có yếu tố trong nước. Tôi làm ngân hàng thấy tăng trưởng tín dụng trên 19% nhưng tiền đổ vào đâu? Đó là hai lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. 

Tôi e rằng sự tăng trưởng của VN Index nằm trên thị trường thứ cấp chứ không phải sơ cấp. Tiền này chỉ là các đại gia trao đổi với nhau chứ không đi vào sản xuất.

Tôi cảm tưởng các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư ngoại họ đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng mang tính cảm tính. Tất nhiên họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đưa ra nhiều chỉ số nhưng ta thấy họ đầu tư vào vì cảm giác Việt Nam là thị trường hấp dẫn.

Sau 20 năm chúng ta chưa thấy có một công ty nào xếp hạng doanh nghiệp. Làm sao để khuyến khích Việt Nam có những công ty chấm điểm doanh nghiệp.

Cuối cùng, việc chúng ta lo ngại liệu có bong bóng hay không, tôi không nghĩ có đâu. Thực sự có dòng tiền vào hi vọng ổn định nhưng không loại trừ không ổn định. Ranh giới không ổn định sang bong bóng rất nhanh. Chúng ta cần phải ổn định.

Xin trở lại vấn đề thương hiệu, mất Sabeco, không phải thương hiệu như cà phê hay gạo, nó là thương hiệu chúng ta có thể trao tay cho nước ngoài. Cái ta cần là nông sản Việt Nam, thương hiệu mà phục vụ cho đời sống hơn là bia rượu và hàng hoá tiêu thụ không đóng góp nhiều cho xã hội.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

MC Huy Hoàng: Nói về dòng vốn ngoại, năm nay dòng vốn ngoại vào Việt Nam lớn, 1,7 tỷ USD. Không biết ông đánh giá thế nào về dòng vốn ngoại với thị trường chứng khoán Việt Nam năm vừa qua?

Ông Thomas Felix Baden - Quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ hợp lực (Unicap):  Bàn về đầu tư nước ngoài trong việc thoái vốn DNNN, điều này tốt cho nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt. Đó là cách tích cực để các doanh nghiệp này xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, giúp doanh nghiệp Việt mở rộng đầu tư ra quốc tế.

Cổ phần hoá doanh nghiệp là cách mà thị trường Việt Nam mở rộng thu hút vốn nước ngoài. Ở đây không có câu trả lời đúng hay sai. Mà phụ thuộc vào cách nhìn dài hạn, chiến lược đối với công ty đó. Ở đây không có sự can thiệp mang tính chất chính trị nữa. Cách đây 2 năm doanh nghiệp Trung Quốc có tham gia vào cổ phần hoá doanh nghiệp ở Đức. Sau đó họ đã có sự cẩn trọng hơn đối với các nhà đầu tư.

 Ông Thomas Felix Baden - Quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý quỹ hợp lực (Unicap)

MC Huy Hoàng: Nói đến dòng tiền của khối ngoại, sự quan tâm của khối ngoại đến thị trường Việt Nam là gì?

Ông Thomas Felix Baden: Tôi có thể nói Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng với dân số trên 95 triệu người, tạo ra thị trường tiêu dùng lớn.

Chính phủ Việt Nam đang làm rất tốt công việc của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động thương mại và đầu tư.

Việt Nam đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp, vì vậy khi các doanh nghiệp nước ngoài đến đây có thể dễ dàng tìm kiếm được những người lao động chăm chỉ, có kỹ năng tốt.

MC Huy Hoàng: Đánh giá tổng thể thị trường Việt Nam, có thể ngay trong quý I này sẽ có những đơn vị thu hút mạnh vốn quỹ ngoại như lọc hoá dầu Bình Sơn, công ty dầu khí, PV Oil, các nhà đầu tư đánh giá ra sao về nguồn lực này?

Ông Lê Đức Khánh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược Thị trường- CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI): Năm 2017 đến 2018, ta sẽ tiếp tục đón nhận các bom tấn. Quý vị có thể không để ý về ý nghĩa của chỉ số VN Index nhưng chỉ số này bao gồm toàn bộ sức khoẻ của thị trường bao gồm tổng cung cầu, khối lượng mua vào bán ra... Khi chúng ta dự báo VN Index sẽ lên một đỉnh cao mới thì tức là các cổ phiếu đầu ngành sẽ tiếp tục chứng tỏ sức hút của chúng. 

Năm 2018 có PV Oil, Bình Sơn hay PV Power... đều là những cổ phiếu thu hút sự quan tâm. Trong đó PV Oil hấp dẫn hơn cả, sau đó là Bình Sơn. PV Power thì kém hấp dẫn hơn do đa số nhà đầu tư ngoại muốn mua vào số lượng lớn thì cổ phiếu này khó đáp ứng. 

Tiếp tục câu chuyện cổ phần hoá và IPO thì sẽ thu hút được các công ty nước ngoài.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 6
 Ông Lê Đức Khánh - Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược Thị trường- CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI)

MC Huy Hoàng: Việc tăng trưởng chỉ số đã kéo theo nhận định về dòng tiền. Mời các quý vị vote dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2018 sẽ tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2017?

1. <30% : 28% chọn

2. 30% đến 50% : 56% chọn

3. 50 đến 70%: 17% chọn

4. >70%: 0% chọn

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Tôi nghĩ năm nay lượng cung hàng ra thị trường nhiều, bao gồm cả thoái vốn cổ phần hoá, cả doanh nghiệp phát hành. Lượng cầu lớn sẽ có những biến động. Việt Nam là điểm thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhìn vào tận gốc rễ, các nhà đầu tư sẽ thấy việc tăng trưởng có những rủi ro. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường đầu tư trung và dài hạn. Nên nếu nhìn vào đây là cơ hội dài hạn thi chúng ta sẽ thành công.

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Tôi xin chúc mừng UBCK nhà nước về những thành công trong năm 2017. Tôi có hai câu hỏi, trong đánh giá, Phó Chủ tịch UBCK không thấy nhắc đến trái phiếu doanh nghiệp, vì sao trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường ít vậy?

Câu thứ hai, anh Nguyễn Sơn cách đây hai năm nói trước hội nghị triển vọng thị trường phái sinh, hình thành nhưng tôi muốn hỏi sản phẩm phái sinh đạt mức kỳ vọng của chúng ta chưa? Thực tế, sản phẩm phái sinh làm hài lòng quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam chưa?

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Về Trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính có chỉ đạo ở Nghị định 90. Trái phiếu doanh nghiệp tập trung nhà đầu tư lớn vì có bộ phận đánh giá, như anh Hiếu nói là có tổ chức đánh giá mức tín nhiệm tốt. Quan điểm của chúng tôi phải thận trọng, nhìn nhận doanh nghiệp có phân tích rõ ràng, trái phiếu doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư lớn nhiều hơn, có nhận định phân tích tương đối hơn.

Và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 42 về thị trường chứng khoán phái sinh. Tôi xin chia sẻ rằng, qua hơn 4 tháng vận hành của thị trường phái sinh, lần đầu tiên chúng ta tạo lập ra thị trường để làm quen và chúng ta không để xảy ra bất cứ vấn đề gì. Từ 7 thành viên hiện nay, sắp tới sẽ có thêm 4 thành viên nữa tham gia. Chúng ta đang vận hành suôn sẻ thị trường này và sẽ vượt qua ngưỡng chỉ số VN30, vượt 1.000 điểm.

MC Huy Hoàng: Trong năm 2018, sau 1 năm chúng ta sẽ có hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu chính phủ?

Ông Võ Trí Thành: Từ năm 2000 chúng ta đang làm rất chậm. Đầu tiên là trái phiếu chính phủ liên quan đến thời hạn và đường cong lãi suất. Tiếp nữa là vấn đề nền tảng về hạch toán và hệ thống tín nhiệm. Kế đến là những đòi hỏi dài hạn, phát triển các định chế tài chính dài hạn như quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm.

Ông Nguyễn Trí Hiếu: Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán cần khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Hai là cần tách bạch, ngân hàng đang cộng chung trái phiếu với dư nợ của khách hàng.

MC Huy Hoàng: Trong một số dịp gặp các tổ chức nước ngoài, như IFC, hay các quỹ thì cho rằng TTCK Việt Nam đang mang nhiều đặc điểm giống của Nhật Bản, của Hàn Quốc ở giai đoạn đầu của sự phát triển mạnh. Và họ ví chúng ta như một con hổ mới của châu Á. Vậy các chuyên gia định giá tương quan của thị trường chứng khoán Việt Nam so với khu vực?

Ông Bùi Nguyên Khoa - Đại diện Công ty Chứng khoán BIDV (BSC): Thị trường chúng ta tăng điểm rất nhanh cùng với quy mô của nền kinh tế. Cách đây không lâu GDP của Việt Nam chỉ ở mức 130 tỷ USD và cuối năm 2017 đã đạt trên 220 tỷ USD, cùng với đó, vốn hóa của thị trường chứng khoán đã tăng trưởng mạnh và đạt hơn 70% GDP. Hệ thống doanh nghiệp phát triển, các ngành nghề cơ bản cổ phần hoá được xây dựng và có cơ hội rộng mở.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 8
Ông Bùi Nguyên Khoa - Đại diện Công ty Chứng khoán BIDV (BSC). Ảnh: Quang Sơn  

MC Huy Hoàng: Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá trong năm nay, vậy ngành này còn tiếp tục sáng trong năm 2018 không?

Ông Hoàng Xuân Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Kiến Thiết: Xét về cổ phiếu ngành ngân hàng, theo tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài, họ quan tâm rất nhiều đến ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. 

Năm 2018 vẫn còn dư địa rất lớn cho ngành ngân hàng, bởi bản chất là khi thị trường đang phát triển thì các ngành về vốn sẽ được quan tâm.

MC Huy Hoàng: Có cơ hội nào cho ngành bất động sản không?

Ông Đặng Văn Quang - JLL Vietnam: Sáng nay tôi vẫn chưa chia sẻ được hết toàn bộ bức tranh bất động sản. Trong năm 2017, các công ty bất động sản đều tăng trưởng tốt và tăng trưởng này có thể tiếp tục trong năm 2018.

Về tổng quan, bức tranh bất động sản 2018 tương đối ổn định, có xu hướng tăng trưởng tốt. Vì vậy, giá cổ phiếu của những công ty bất động sản “ăn nên làm ra” sẽ cao hơn. Hiện nay, công ty chúng tôi tư vấn quỹ chuyên đầu tư vào bất động sản, săn cổ phiếu công ty bất động sản.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 9
 Ông Đặng Văn Quang - JLL Vietnam. Ảnh: Quang Sơn

MC Huy Hoàng: Thưa đại diện Công ty Quản lý quỹ của Vietcombank, xin bà cho biết quan điểm về một số lĩnh vực ngành nghề năm nay đáng quan tâm?

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga - Phó giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý quỹ Vietcombank - VCBF: Về ngành nghề thì một số ngành có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, chủ yếu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bao gồm Ngành tiêu dùng. Các ngành liên quan đến tiêu dùng chúng tôi nghĩ được hưởng lợi như lương thực thực phẩm, ngành khác như bán lẻ phân phối hay như du lịch.

Về du lịch, tôi thấy nhu cầu tăng trưởng du lịch lớn, tiềm năng cũng lớn. Điểm tích cực là gần đây, Bộ Chính trị coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Nếu nhìn lợi thế so sánh của Việt Nam với nước khác, thì du lịch có lợi thế.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 10
 Bà Nguyễn Thị Hằng Nga - Phó giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý quỹ Vietcombank - VCBF. Ảnh: Quang Sơn

Du lịch là ngành thực sự nên tập trung. Chúng tôi tập trung tìm ngành hưởng lợi từ ngành du lịch như hàng không, công ty bất động sản phát triển chuỗi khách sạn, công ty nằm trong chuỗi bán lẻ của hàng không… 

Một ngành liên quan cũng đến tiêu dùng tài chính, đó là ngân hàng. Nhiều ngân hàng tập trung bán lẻ. Khối dịch vụ ngân hàng được lợi. Một ngành khác là logistics, khi tiêu dùng tăng thì luân chuyển tăng. Khi Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định tự do thương mại (FTA) khác thì chắc chắn ngành logistics cũng hưởng lợi.

Liên quan đến hàng hoá, dự đoán khi nào giá cả tăng lên rất khó, nên chúng tôi có đầu tư trước vào 1 số doanh nghiệp và theo chân doanh nghiệp trong thời gian tới.

MC Huy Hoàng: Xin hỏi ông Cao Minh Hoàng - Trưởng phòng phân tích, Công ty quản lý quỹ IPAAM, ông có đồng quan điểm với bà Nga không?

Ông Cao Minh Hoàng: Khi xem xét đầu tư, cần quay lại bức tranh tổng thể nền kinh tế Việt Nam để đánh giá xem thị trường đã đủ nóng hay chưa. Theo tôi thị trường mới chỉ ấm thôi. 

Câu chuyện xuyên suốt là câu chuyện bán vốn doanh nghiệp của chính phủ. Để bán được hàng phải nóng nhưng mới chỉ ấm thôi thì chưa đủ. Cần nóng hơn hay ngon hơn thì mới đắt hàng, mới bán được.

Năm nay chỉ số VN-Index lên hơn 1.000 điểm, nhưng nếu bóc tách các cổ phiếu có mức cao ra thì số còn lại phù hợp với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Nếu không có tăng trưởng thì không thể hấp dẫn nguồn vốn nước ngoài.

Tôi đồng tình với chị Nga rằng khi kinh tế tăng trưởng sẽ tác động đến ngành ngân hàng, tài chính. 

Kinh tế tiêu dùng là 1 ngành không thể không nhắc đến, lời khuyên của tôi nên chọn cổ phiếu của các đơn vị có năng lực quản lý đáng tin cậy và khả năng sinh lời mới là sự lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 11
Ông Cao Minh Hoàng - Trưởng phòng phân tích, Công ty quản lý quỹ IPAAM. Ảnh: Quang Sơn

MC Huy Hoàng: Một nhóm ngành chịu ảnh hưởng nhiều của chính sách, liên quan đến thuế là ô tô thì có các biến động gì về giá không?

Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam: Thị trường ô tô trong năm 2017 có sụt giảm do tâm lý khách hàng chờ đợi giá xe năm 2018 giảm xuống khi thuế nhập khẩu bằng 0%.

Tuy nhiên, gần đây có 1 số thay đổi chính sách, theo đó Quốc hội đang hạn chế nhập khẩu nguyên chiếc.

 Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam. Ảnh: Quang Sơn

Dù chúng ta biết thuế suất 0% được quy định 10 năm nay rồi nhưng đến tháng 10 năm nay chính phủ mới ban hành chính sách (Nghị định 116) hạn chế nhập khẩu xe khiến doanh nghiệp không kịp trở tay. Doanh nghiệp mong rằng nếu chính phủ thay đổi về chính sách thì nên đưa ra sớm hơn để các nhà sản xuất có thể đầu tư mạnh hơn vào sản xuất xe trong nước. Nghị định ban hành quá gấp khiến doanh nghiệp xe không kịp chuyển hướng.

MC Huy Hoàng: Vậy giá xe rẻ hay không thì phải chờ thời gian. Một ngành chưa đề cập tới là Bảo hiểm. Ngành bảo hiểm trong những năm qua đã đạt được sự tăng trưởng mạnh. Trên sàn chứng khoán cũng ghi nhận một số mã tiêu biểu như BVH tăng 20%, Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) tăng 60%. Các chuyên gia nhìn nhận thế nào về cổ phiếu ngành bảo hiểm trong năm nay?

Bà Nguyễn Thị Hồng Mai - Trưởng ban đầu tư, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện: Là người trong ngành, tôi cho rằng còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư cả dài hạn và ngắn hạn trong lĩnh vực bảo hiểm. Các anh chị đang quan tâm nhiều về vấn đề thoái vốn nhưng xin lưu ý là tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm lâu nay đều trên hai con số, rất hấp dẫn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm khi tiếp nhận dòng vốn ngoại thì vị thế tài chính thay đổi, tỷ suất sinh lời đều rất tốt. Như vậy tôi xin khuyến cáo các nhà đầu tư nên xem xét các cơ hội trong lĩnh vực bảo hiểm trong thời gian tới.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 13
 Bà Nguyễn Thị Hồng Mai - Trưởng ban đầu tư, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện. Ảnh: Quang Sơn

VOTE: Nếu có tiền đầu tư năm nay, thì sẽ đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành nào?

1. Ngân hàng (kết quả 12%) 

2. Chứng khoán (15%)

3. Dầu khí (17%) 

4. Vận tải (2%) 

5. Thực phẩm (22%)

6. Thép (10%) 

7. Bất động sản (22%)

TS. Cấn Văn Lực: Câu hỏi nên đưa ra nhiều ngành hơn, nếu có thì tôi bình chọn cho các ngành viễn thông, IT, du lịch, giáo dục và y tế, nông nghiệp công nghệ cao. Tôi khuyên nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn các ngành này.

Năm 2018 sẽ tiếp tục đà tăng trưởng năm 2017. Tuy nhiên có nhiều rủi ro như sau:  

+ Đầu tiên là cho vay margin, cho vay ký quỹ tăng khá mạnh. Chính phủ chắc sẽ yêu cầu kiểm soát chặt bởi đây là đòn bẩy nóng và khá đáng quan tâm. Bài học từ Trung Quốc đã phải trả giá vì cho vay ký quỹ. 

+ Tiếp theo là thị trường có bền vững hay không, tính bền vững phải hết sức lưu ý. Năm 2017 thị trường tăng 48% nhưng tôi cho rằng thiếu tính bền vững vì chủ yếu tập trung vào 3-4 doanh nghiệp, vào mấy tháng cuối cùng trong năm. 

+ Khâu cuối là truyền thông. Rõ ràng truyền thông đang thúc đẩy thị trường hưng phấn hơn. Tôi mong truyền thông nên có những cảnh báo đặc biệt bởi người Việt có tâm lý bầy đàn rất rõ nét.

Thị trường trái phiếu vẫn chưa phát triển chủ yếu là do doanh nghiệp thiếu minh bạch, chúng ta thiếu thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp, họ không biết về thị trường trái phiếu. Tiếp đó, số lượng những tổ chức chuyên đầu tư vào thị trường trái phiếu còn thiếu và yếu. Các quỹ đầu tư bảo hiểm gần đây mới manh nha đầu tư, và cần phát huy.

MC Huy Hoàng: Có những cổ phiểu đã đắt và có thể kèm theo rủi ro. Với vai trò là một trong những thành viên của thị trường, ông Nguyễn Ngô Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Artex có thể chia sẻ một chút về tình hình không?

Ông Nguyễn Ngô Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Artex: Nếu nói về thị phần môi giới thì trong năm vừa qua chúng tôi đã có những bước phát triển vượt bậc, với việc lọt vào top 10 và đạt lãi 100 tỷ đồng trước thuế.

Tôi tin tưởng vào năm tới sẽ tiếp tục tăng theo chu kỳ và sẽ tăng trưởng mạnh, nhưng chỉ tập trung vào những cổ phiếu tăng trưởng bền vững, ổn định, vốn hoá lớn. Trong thời gian qua, thị trường tăng điểm nhờ những cổ phiếu vốn hoá lớn. Vẫn có những mã không tăng trưởng.

Thị trường thì luôn có người này được người kia mất nhưng người bán thì có kỳ vọng họ bán lãi còn người mua thì có kỳ vọng cổ phiếu họ đầu tư tăng trưởng. Tăng trưởng phải liên tục có dòng vốn mới thì thị trường mới giữ được tiền.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 14
 Ông Nguyễn Ngô Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Artex. Ảnh: Quang Sơn

MC Huy Hoàng: Ông Moon Kang có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán với các kênh khác?

Ông Moon Kang - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Mirae Assets: Tôi xin chia sẻ quan điểm tôi như sau. Giống với các diễn giả trước, về dài hạn có hai lĩnh vực thu hút FDI là công nghiệp tiêu dùng, cụ thể thực phẩm và đồ uống, và thứ hai là ngân hàng. Trong ngắn hạn, ngành xăng dầu sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Các công ty Hàn Quốc ở Việt Nam quan tâm sự kiện các Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), PV Oil, PV Power. Việc IPO thành công cho phép nhà đầu tư Hàn Quốc hợp tác công ty này thành đối tác chiến lược. Tôi cho rằng, trong ngắn hạn, xăng dầu là lĩnh vực thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

Kịch bản nào cho VN-Index 2018? ảnh 15
 Ông Moon Kang - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Mirae Assets. Ảnh: Quang Sơn
VOTE: Năm 2018 nếu có tiền chọn kênh nào?
1. Chứng khoán (kết quả 53%)
2. Bất động sản (10%)
3. Ngoại tệ (0%)
4. Gửi tiết kiệm (7%)
5. Các loại tiền ảo (17%)
6. Kinh doanh (7%)
7. Kênh khác (7%)
Theo quý vị VN-Index sẽ là bao nhiêu khi hết năm 2018?
1. Dưới 900 điểm (kết quả 4%)
2. 900 đến 950 điểm (0%)
3. 951 đến dưới 1000 (4%)
4. 1000 đến 1100 điểm (19%)
5. 1100 đến 1170 điểm (11%)
6. Vượt 1170 (63%)

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK Nhà nước: Trước hết, tôi nghĩ buổi hôm nay chúng ta làm tốt. Ở đây chúng ta có chuyên gia, nhà đầu tư, tổ chức, nhà báo đưa ra các ý kiến trái chiều, và tôi cảm nhận rằng điểm chung của chúng ta có là sự tin tưởng. Dù ở ngành nào, bất động sản, chứng khoán hay ngân hàng thì niềm tin đều có. 

Năm 2018, thị trường phát triển nóng lạnh hay gì thì phải minh bạch. Năm 2018, chúng tôi tập trung tăng cường nâng cao kỷ luật thị trường. Sống trong môi trường kinh doanh công bằng mới phát triển được, các doanh nghiệp tự nhận thức để nâng cao quản trị rủi ro. 

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đào tạo nhà đầu tư quan trọng, nhiều lớp học được tổ chức làm thế nào để nhà đầu tư thông minh hơn, có cơ sở hơn, tránh đầu từ theo phong trào. Các anh chị phải có tư vấn khách quan, không có lồng ghép. Mục tiêu của chúng ta bảo vệ lợi ích hợp pháp nhà đầu tư, tạo thị trường phát triển bền vững. 

Cảm ơn MC, VTV24, BizLIVE, các diễn giả, chuyên gia đã cùng ngồi bàn, hướng tới thị trường công khai minh bạch hơn. Có lòng tin lớn hơn vào Chính phủ kiến tạo, xây dựng nền kinh tế phát triển.

Đọc tiếp

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

1 ngày ra 15 "án phạt" - số tiền gần 7 tỷ đồng

1 ngày ra 15 "án phạt" - số tiền gần 7 tỷ đồng

Chỉ trong ngày 7/2/2024, ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo phạt đến 15 tổ chức, cá nhân vi phạm trên thị trường chứng khoán với tổng số tiền gần 7 tỷ đồng.

Chat với BizLIVE