"Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 phải thu hút được các nhà đầu tư sản xuất thiết bị phát triển năng lượng tái tạo"

Với tổng diện tích 1.070 ha, Khu công nghiệp Sơn Mỹ I định hướng tập trung một số nhà máy điện khí và sản xuất trang thiết bị phục vụ phát triển năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các lãnh đạo thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Khu công nghiệp Sơn Mỹ I
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các lãnh đạo thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Khu công nghiệp Sơn Mỹ I

Khu công nghiệp Sơn Mỹ I do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Kết cấu Hạ tầng Khu công nghiệp Sơn Mỹ (IPICO) vừa chính thức khởi công vào ngày 30/8, tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Với tổng diện tích 1.070 ha, Khu công nghiệp Sơn Mỹ I sở hữu vị trí chiến lược, kết nối trực tiếp với các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, dễ dàng tiếp cận với hạ tầng đường hàng không, đường thủy nội địa và quốc tế; là cửa ngõ liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tại buổi lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng khu công nghiệp này, ngoài hình hài một số nhà máy điện khí mà nhà đầu tư đã đề cập, phải thu hút được các nhà đầu tư sản xuất các trang thiết bị phục vụ phát triển tái tạo gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các cơ quan trung ương phối hợp chặt chẽ, tăng cường hơn nữa sự quan tâm và hỗ trợ tích cực cho Bình Thuận, hướng dẫn và hỗ trợ một cách thiết thực, tháo gỡ nhanh các khó khăn, ách tắc để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo điều kiện cho Dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 triển khai thuận lợi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện IPICO tham quan mô hình Khu công nghiệp Sơn Mỹ I

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện IPICO tham quan mô hình Khu công nghiệp Sơn Mỹ I

Đại diện đơn vị chủ đầu tư, ông Lê Quang Hiếu, Phó chủ tịch IPICO cho biết khu công nghiệp Sơn Mỹ I nằm trong nhóm những khu công nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và cả nước. Nơi đây định hướng phát triển theo mô hình khu công nghiệp thông minh và thân thiện với môi trường. Theo đó, nơi đây sẽ ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giảm khí thải carbon và khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, khu công nghiệp Sơn Mỹ I cũng có vị trí thuận lợi để phát triển hệ thống cảng biển tổng hợp nhằm phục vụ nhu cầu xuất, nhập hàng hóa và nông sản trong vùng.

"Khi được chấp thuận phát triển, Khu công nghiệp Sơn Mỹ I kết hợp với Cảng biển Sơn Mỹ sẽ có vai trò chiến lược mang tầm quốc tế và sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực mới không những của tỉnh Bình Thuận mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Trung Bộ", ông Hiếu đánh giá.

Phối cảnh Khu công nghiệp Sơn Mỹ I

Phối cảnh Khu công nghiệp Sơn Mỹ I

Khu công nghiệp Sơn Mỹ I được quy hoạch với các chức năng: đất xí nghiệp, nhà máy; khu trung tâm dịch vụ; khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật; đất cây xanh và mặt nước. Trong đó, nổi bật là hai nhà máy điện khí Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 được xây dựng trên diện tích ước tính 200 ha với tổng công suất 4.500 MW; Kho cảng khí LNG khoảng 100 ha, hơn 430 ha đất dành cho các nhà máy, xí nghiệp.

Ngoài ra, Khu công nghiệp Sơn Mỹ I sẽ có phân khu chuyên sản xuất các trang thiết bị phụ trợ phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp năng lượng xanh.

Bên cạnh đó, khu công nghiệp cũng dành hơn 30% diện tích đất cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu vực cây xanh, mặt nước cũng như văn phòng điều hành, các công trình tiện ích, dịch vụ phục vụ hoạt động khu công nghiệp và đời sống của người lao động.

Với mục tiêu thu hút các dự án quy mô lớn có tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD, Khu công nghiệp Sơn Mỹ I mang kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ trở thành tâm điểm phát triển kinh tế cho tỉnh Bình Thuận cũng như các khu vực lân cận. Đồng thời, nơi đây sẽ mang đến cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội cho địa phương này.

Đọc tiếp

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nếu như trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chủ yếu ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Đề xuất xây nhà ở xã hội chỉ cho thuê

Chuyên gia cho rằng cần xác định đúng hơn mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho những người có thu nhập thấp hay giải quyết nhu cầu sở hữu nhà ở của người thu nhập thấp.

Thủ tướng: Cần đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng: Cần đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thời gian qua, việc phát triển nhà ở xã hội đã có chuyển biến tích cực, các bộ ngành, địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp cùng tìm cách, cùng làm, người dân cũng cố gắng, đã làm được một số việc, nhưng đến nay vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Đó là khẳng định của Thủ tướng được nêu ra khi chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chat với BizLIVE