Không phải do Omicron, chứng khoán Việt giảm sốc do đâu? ​

Chuyên gia cho rằng VN-Index "bốc hơi" gần 40 điểm là do hiện tượng "call margin" ở nhiều cổ phiếu.
Chỉ số sàn HOSE về mức thấp nhất hơn 1 tháng.
Chỉ số sàn HOSE về mức thấp nhất hơn 1 tháng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên cuối tuần (3/12) lại chứng kiến một cú "swing" gây sốc. Nếu như phiên sáng sắc xanh còn hiện diện nhiều trên bảng điện thì ở phiên chiều, lực xả giá thấp ồ ạt diễn ra ở nhiều cổ phiếu khiến thị trường đóng cửa rực trong sắc đỏ với 415 mã giảm giá, trong đó 25 mã nằm sàn, chỉ có 61 mã tăng giá và 31 mã chốt giá tham chiếu.

Rổ VN30 chỉ duy nhất PDR của Bất động sản Phát Đạt có được sắc xanh và VJC của Vietjet Air giữ giá tham chiếu còn lại 28 mã giảm đỏ. SSI dẫn đầu nhóm giảm giá với tỷ lệ 6,5%, kế đến là các mã GVR của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (-5,6%), VRE của Vincom Retail (-5,2%), BID của ngân hàng BIDV (-5%)…

Không phải do Omicron, chứng khoán Việt giảm sốc do đâu?

​ ảnh 1
Rổ VN30 chỉ le lói 1 sắc xanh  

VN-Index chốt phiên giảm tới 38,73 điểm (-2,61%) xuống 1.443,32 điểm, mức thấp nhất trong phiên và xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tháng qua (phiên 28/10 là 1.438,01 điểm). Lực bán gia tăng khiến thanh khoản của sàn HOSE vọt mạnh so với phiên hôm qua, đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương đương hơn 32.864 tỷ đồng được giao dịch.

Như vậy, thị trường Việt đã có diễn biến xấu, có phần trái chiều so với nhiều chỉ số trong khu vực châu Á cũng như một số thị trường châu Âu, Mỹ. Ngay cả với thị trường Singapore, nơi xuất hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron cũng vẫn duy trì sắc xanh phiên hôm nay. Chỉ số Straits Times Index của nước này đóng cửa phiên vẫn tăng 9,82 điểm, tương đương 0,32%.

Không phải do Omicron, chứng khoán Việt giảm sốc do đâu?

​ ảnh 2
Dù Singapore xuất hiện ca nhiễm biến thể mới nhưng Straits Times Index cũng không sụt mạnh.

Vậy, vì sao VN-Index có diễn biến tiêu cực? Đâu là nguyên nhân chính khiến thị trường điều chỉnh sốc?

Chia sẻ quan điểm với BizLIVE, ông Nguyễn Tuấn Long, Giám đốc Tư vấn đầu tư cao cấp, CTCK Tiên Phong chi nhánh Hà Nội cho rằng có một số nguyên nhân nhưng yếu tố chính khiến thị trường chứng khoán phiên cuối tuần giảm sốc là do call margin.

Thứ nhất, mấy phiên trước áp lực giá cao khi P/E thị trường hiện khoảng 19,5 lần.

Thứ hai là áp lực cuối năm khi mà tháng 12 là câu chuyện xử lý tiền giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Và tới phiên hôm nay câu chuyện nữa là bán tháo do call margin, ở đây là margin do khách hàng đánh kho trên thị trường.

“Câu chuyện là của call margin ở kho chứ không phải call margin ở các công ty chứng khoán. Nhà đầu tư thường đánh margin kho với tỷ lệ 2:8, tức margin bên ngoài thị trường rất nhiều nên áp lực nếu hàng về do ngồi đỉnh 3 phiên trước. Lúc giảm điểm nhà đầu tư cũng không có tiền nộp vào thì đương nhiên các kho phải bán đi để thu tiền về. Đó là lý do lớn nhất của phiên hôm nay”, ông Long bình luận.

Lý giải hiện tượng call margin không liên quan công ty chứng khoán, chuyên gia TPS cho rằng các CTCK hiện quản trị rủi ro tốt, giá vay hợp lý. Chuyện margin của các CTCK đã căng từ trước, ở đây là do tỷ lệ vốn của các CTCK còn thấp trong khi chỉ cho vay không quá 200% trên vốn.

Theo vị này, thị trường có nhiều kho margin cho nhà đầu tư vay với tỷ lệ cao 80%, các mã theo danh mục đầu kho đưa ra. Lấy ví dụ cụ thể, phiên hôm nay hiện tượng call margin kho xảy ra ở mã GEX của tập đoàn Gelex là do các đầu kho bán ra mạnh.

“Ví dụ nhà đầu tư mua 10 tỷ đồng thì phải nộp  2 tỷ đồng, được khoảng 300.000 cổ phiếu GEX ở giá 47.000 đồng/CP. Nay hàng về còn chưa tới 41.000 đồng. Nếu nhà đầu tư không nộp tiền vào thì kho họ bán ngay. Quan sát cho thấy có 2 kho trên thị trường bán mạnh suốt từ 10 giờ sáng, cộng với một số nhà đầu tư bán theo khiến giá nằm sàn”, chuyên gia của TPS diễn giải.

Theo vị này, điểm cộng là lực tiền từ F0 rất mạnh. Nhưng ông Long cũng cho rằng, thị trường hiện nay, F0 nếu không cẩn trọng sẽ dễ rơi vào tình trạng cưa chân bàn, mỗi ngày lỗ một chút, vì thường F0 không dùng margin nên họ tự tin.

Ông Long cho rằng nhà đầu tư cần rất thận trọng khi giao dịch ở thời điểm này, khi mà thị trường Việt cũng tương tự nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ với độ dao động mạnh (tăng 500 điểm đầu phiên nhưng chốt phiên giảm 500 điểm…).

Nhận định về thị trường sắp tới, ông Long cho rằng nếu thị trường giảm sâu do bài toán margin, việc hút tiền về của các doanh nghiệp thì VN-Index sẽ được hỗ trợ ở vùng 1.400 điểm. Với kịch bản này, nhà đầu tư không nên mua mới các mã có kết quả kinh doanh kém mà có thể bắt đầu “nhặt” các mã như trong rổ VN30 vì đang trong vùng đáy, với tỷ lệ 20% để theo dõi.

Đọc tiếp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

VN-Index hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng là động lực chính kéo chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng 1.281 điểm trong tuần qua. Tuần tăng mạnh trên nền thanh khoản cao sẽ tiếp tục tạo động lực để thị trường hướng tới ngưỡng 1.300 – 1.320 điểm.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối kể từ ngày 8/3

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối kể từ ngày 8/3

Từ ngày 8/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Chat với BizLIVE