Không chỉ có "màu hồng", Việt Nam cần thay đổi ứng xử với vốn vay ODA?

Dù không thể phủ nhận sự cần thiết và lợi ích của nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), song sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái đã được chỉ ra nhiều năm nay mà chưa khắc phục được.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Với những mặt trái đó, vốn ODA không chỉ có "màu hồng" và Việt Nam cần thay đổi ứng xử để phù hợp hơn, theo ý kiến chuyên gia.

Hình minh họa
Hình minh họa

Tưởng rẻ mà hóa đắt

Năm 2015, lần đầu tiên có Dự án từ chối nguồn vốn ODA là Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 thuộc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng. Với tổng kinh phí 1.100 tỷ đồng, doanh nghiệp đã mời gọi và đề nghị Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho vay vốn.

Song, với kinh phí thuê tư vấn giám sát cùng nhiều loại phí khác mà các tổ chức cho vay ODA đưa ra, mất gần 30% “ăn” vào tổng vốn vay. Vì vậy, doanh nghiệp đã quyết định tự huy động vốn chứ không phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, ràng buộc từ phía tổ chức cho vay vốn ODA.

Trên thực tế, lãi suất ưu đãi, thời gian vay dài, thời gian ân hạn có khi tới cả chục năm… nguồn vốn ODA nếu chỉ nhìn đơn thuần sẽ là khoản vay giá rẻ. Nhưng thực tế trong một số trường hợp lại không hẳn như vậy.

Bởi đi kèm với nó thường là rất nhiều các điều kiện bắt buộc, chẳng hạn: Khi xây một dự án như muốn dùng vốn ODA thì phải cõng thêm các điều kiện về chuyên gia từ tư vấn, giám sát, thực hiện đến từ các quốc gia cấp vốn… Chưa kể, thiết bị thi công, công nghệ áp dụng cho dự án cũng thường được chỉ định…

Theo Kiểm toán Nhà nước, có những dự án gấp cả chục lần, bởi chuyên gia tư vấn thiết kế nước ngoài lương 20.000-25.000 USD/tháng trong khi chuyên gia trong nước trung bình chỉ tương đương 2.000 USD/tháng.

“ODA kể cả viện trợ không hoàn lại bao giờ cũng có điều kiện, dù là lãi suất thấp nhưng các điều kiện chi phí ban đầu rất là cao. Chính vì vậy, nếu không tiếp cận cẩn thận ngay từ đầu sẽ rất dễ mắc vào bẫy của các tài trợ bởi các điều kiện đi kèm như điều kiện về mặt kĩ thuật, về mặt chuyên gia. Kiểm toán cũng đã có những khuyến cáo, khuyến nghị đến Chính phủ cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần phải lưu ý”, đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết.

Còn theo ông Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế, không chỉ ràng buộc sử dụng tư vấn nước ngoài, còn có những ràng buộc về việc phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài, sử dụng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ bên cho vay.

“Nguồn nguyên nhiên vật liệu để thực thi dự án nhiều khi cũng phải xuất phát từ đất nước của nhà tài trợ và không ít trường hợp giá đó cao hơn giá ở thị trường cạnh tranh mà chúng ta có thể tiếp cận nếu đó không phải dự án ODA”, ông Ánh cho biết.

Chẳng hạn như Dự án Cát Linh - Hà Đông phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài chiếm tới 77% tổng mức đầu tư. Còn Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ nước tài trợ vốn từ 30% trở lên và nhà thầu chính cũng phải là nhà thầu nước này.

Nên từ chối những dự án không hiệu quả

Cảng Đà Nẵng từ chối ODA để mở rộng giai đoạn 2 không phải là trường hợp duy nhất.

Từ những năm 2006, Đà Nẵng cũng đã từ chối nguồn vốn ODA từ một nước châu Âu trong đầu tư xử lý rác thải. Bởi, phía cho vay này muốn đầu tư dây chuyền xử lý rác giá 6 triệu USD cho Đà Nẵng, song công nghệ lại lỗi thời.

Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ninh cũ đã từ chối gần 7.000 tỷ đồng ODA Trung Quốc bởi các điều kiện về nhà thầu của Trung Quốc là khó khăn, trong khi các nhà đầu tư trong nước hoàn toàn có khả năng làm con đường này.

Theo tính toán, lãi vay ODA chỉ từ 1% - 2%/năm. Nếu cộng thêm các khoản ngoài lãi như tư vấn, dàn xếp vốn, chi phí đội vốn vật tư nhà thầu… thì tổng chi phí vay ODA nhiều khi còn cao hơn các khoản vay thương mại hiện nay với lãi suất khoảng 7%/năm.

“Vì vậy, các nhà quản lý cần đánh giá toàn diện về việc lập kế hoạch đầu tư, hiệu quả, chất lượng, nhu cầu vốn ODA và chỉ lựa chọn và chấp nhận những ODA có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế - xã hội. Thậm chí, là từ chối những dự án không hiệu quả để ODA thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn mà không trở thành món nợ của tương lai”, ông Ánh nhìn nhận.

Còn theo ông Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế, dù là những khoản vốn ưu đãi nhưng vốn ODA sẽ là quá đắt nếu vẫn còn tình trạng giải ngân thấp. Đặc biệt, với trường hợp các bộ, ngành, địa phương đã nhận vốn rồi trả lại, thì Chính phủ cần có chế tài nghiêm để tránh tâm lý cứ “ôm” vốn về cho chắc, làm được bao nhiêu thì làm, đến lúc chắc chắn không làm được thì mới trả.

“Phải xử lý trách nhiệm của cả các bộ, ngành chậm giải ngân vốn và các bộ, ngành không giải ngân được nhưng đề xuất trả lại vốn vì nếu không xử lý nghiêm để răn đe thì bệnh nan y này sẽ còn tiếp diễn không chỉ những tháng cuối năm mà còn cả năm sau” ông Long đề xuất.

Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan thẩm định, cấp, phân bổ vốn, nếu họ không giải ngân được vốn mà vẫn giao thêm vốn thì cũng cần xem lại trách nhiệm của các cơ quan này. Hằng năm việc phân bổ vốn đầu tư công đều được xem xét rất kỹ nên cần làm nghiêm từ khâu này.

Tránh các điều khoản bất lợi?

Nếu như cách đây 5 năm (2017), nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vay ODA chỉ là hơn 44 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2000 con số này đã cao hơn gấp đôi nhưng sang năm và năm tiếp theo nữa là 2024 mới đến giai đoạn cao điểm của trả nợ và lãi vay cho ODA với số tiền ước lên tới 104 nghìn tỷ đồng/năm.

Đánh giá về sự gia tăng này, ông Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế cho rằng, Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với áp lực tăng cao của việc trả nợ. Bình quân ngân sách nhà nước trả nợ ODA khoảng một tỷ USD mỗi năm, thời điểm phải trả nhiều nhất sẽ vào năm 2022 - 2025.

Vì vậy, các bộ ngành và địa phương cần phải thay đổi phương thức vay và sử dụng vốn ODA. Trong đó, phải tăng vai trò, trách nhiệm của đơn vị nhận vốn ODA.

Không phải nhận vốn rồi sau này hiệu quả không quan tâm mà phải tăng yếu tố tự vay tự trả, không thể nhận vốn rồi trách nhiệm trả lại của Nhà nước. Khi tăng phần tự vay tự trả thì đơn vị nhận vốn sẽ có trách nhiệm hơn để thiết kế dự án, thảo thuận điều khoản để làm sao ít bất lợi nhất cho người sử dụng vốn.

"Đối với dự án dùng vốn ODA thuộc diện 100% Nhà nước tự vay tự trả phải tăng cường vai trò của cơ quan trong nước trong việc thiết kế dự án để tránh sai lệch trong triển khai. Ngoài ra, quá trình thỏa thuận phải tránh lệ thuộc vào những điều khoản bất lợi như thời gian vừa qua", ông Cường khuyến nghị.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE