Chứng khoán 19/7

Khối ngoại "kéo xả", dùng Bluechips để giữ sắc xanh cho chỉ số

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng nhiều cổ phiếu trụ lẫn FUEVFVND. Tuy nhiên, VIC đã được họ dùng đến để neo chỉ số trên tham chiếu.
Diễn biến giao dịch phiên 19/7
Diễn biến giao dịch phiên 19/7

Việc phán đoán xu hướng của VN-Index đang trở nên rất khó khăn với biến số khối ngoại. Trong phiên chiều, khối này không hề dừng lại các động thái bán ra. Từ mức bán ròng trên 100 tỷ đồng cuối phiên, giá trị đã được nâng lên 290 tỷ đồng khi kết phiên giao dịch.

Áp lực được gia tăng thêm ở HPG (-72 tỷ đồng), VHM (-38,1 tỷ đồng), VCB (-27,2 tỷ đồng), STB (-22,52 tỷ đồng) và hầu hết các mã này đều kết phiên trong sắc đỏ. HPG giảm 2%, VHM giảm 0,3%, VCB giảm 1%.

Các mã GAS (+4,5%), PLX (+4,6%), VNM (+1,5%) trong khi đó lại tăng giá nhờ có sự tham gia của tiền ngoại. Tuy nhiên, tác động của nhóm này chỉ giúp hạn chế đi tác động của các mã ở trên.

Họ đã phải dùng đến VIC (+1,2%) với những động thái mua bán cả 2 chiều mới khiến VN-Index chốt phiên trong sắc xanh. VIC cả phiên hôm nay giao dịch 45 tỷ đồng thì khối ngoại mua vào 21,3 tỷ đồng và đồng thời bán ra 19,3 tỷ đồng.

Chốt phiên, VN-Index đảo chiều tăng 0,16% lên 1.178,33 điểm. Thanh khoản của sàn đạt 532,68 triệu đơn vị, tương đương 11.262 tỷ đồng.

Với những hoạt động co kéo của Bluechips, nhóm Midcap và Penny vẫn có sự sôi động hơn với một số mã tăng trần như HQC, NT2, VGC, CKG bên cạnh HDG (+4,16%), KBC (+2,67%), HNG (+3,09%). Sắc xanh có cải thiện nhẹ lên 36% so với 16% mã đứng giá và 48% mã giảm.

Với HNX, các mã THD (-0,9%), NVB (-1%) vẫn làm lu mờ đi sắc xanh của PVS (+3,03%), HUT (+2,96%), CEO (+1,01%), IDC (+2,4%), MBS (+3,08%). Chỉ số HNX-Index đóng cửa giảm 0,07% xuống 284,43 điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.298 tỷ đồng.

Còn UPCoM-Index dù đóng cửa trong sắc xanh cũng không hề thuận lợi. Nỗ lực của BSR (+4,3%), VGI (+6,9%) chỉ đem lại kết quả vào những phút cuối, chỉ số tăng 0,49% lên 87,89 điểm. Giá trị giao dịch đạt 752 tỷ đồng.

****

VN-Index có khó khăn thêm từ việc khối ngoại lại xả tiếp FUEVFVND. Trong khoảng từ 10h45 đến 11h, ETF nội đã đón nhận lực bán mạnh hơn. Tổng giá trị bán ròng là 48,5 tỷ đồng trong đó bao gồm cả thỏa thuận.

Khối ngoại vì vậy đã rút ròng hơn 110 tỷ đồng trong cả phiên sáng. Cả rổ VN30 lẫn VN Diamond đều chứng kiến sự lấn lướt của sắc đỏ. Hiện VN30 chỉ còn lại 6 mã tăng còn VN Diamond có 2 mã.

Tính trên cả HOSE, số mã giảm chiếm tới 67% mã. Tâm lý trước đó thực tế đã cảnh giác nhưng các mã hầu hết vẫn không ghi nhận việc bị bán tháo do hoảng loạn. Một số cổ phiếu giảm mạnh nhất cũng mới chỉ có biên độ 2-3% như SSI (-2,4%), DIG (-2,4%), FRT (-2,9%), SZC (-3,22%), DBC (-3,43%), còn lại chủ yếu vẫn dưới 1%.

Điểm đáng chú ý nhất là tiền nội đang cho thấy sự vững vàng khi giá trị giao dịch đang xấp xỉ mức bình quân 1 tháng có được trong phiên sáng. Tổng giá trị giao dịch hiện đạt 6.087 tỷ đồng trong đó HPG, VND, SSI đang là những cổ phiếu có quy mô trên 200 tỷ đồng.

VN-Index chỉ giảm 0,48% xuống 1.170,81 điểm còn HNX-Index thực tế nếu loại đi nhiễu từ NVB (-3,3%), THD (-2%) biên độ cũng không đáng kể. Chỉ số đại diện HNX hiện đang mất 1,07% xuống 281,6 điểm, giao dịch đạt gần 700 tỷ đồng.

****

Liên tiếp có các động thái đảo chiều các phiên gần đây đã phản ánh đúng những khó khăn của thị trường trong việc lan tỏa dòng tiền. Khối ngoại là nhóm đã tạo ra nhiều sức ép nhất cho các cổ phiếu lớn.

Vẫn luôn có những mã như VHM, VIC, VCB, VRE, HPG vào vai "tội đồ" dù thực tế biên độ của các mã này là không đáng kể. Các mã cầm chân chỉ số trong sáng nay đang là MWG (-1,3%), MSN (-1%), VRE (-1,5%), HPG (-1,1%) với biên độ giảm trên 1%.

Cùng với một loạt cổ phiếu Ngân hàng hợp sức lại như VPB (-0,5%), MBB (-0,6%), OCB (-0,9%), TPB (-0,9%), VIB (-1,2%). Trong số này, VIB cho thấy hiệu ứng thông tin được HOSE công bố vào VN30 thay thế cho PNJ đã gần như không còn tác dụng.

Biên độ của các mã trên không lớn nhưng đủ để khiến cho các đối trọng khác như GAS (+2,5%), POW (+3,4%), PLX (+1,7%) phải chịu trói.

VN-Index đi theo quỹ đạo lình xình quanh tham chiếu, chủ yếu giao dịch dưới mốc này. Những thời điểm ngoi lên của chỉ số thực tế không có bất kỳ sự đồng thuận nào.

Nhiều nhóm cổ phiếu như Chứng khoán, Bán lẻ, Thép, Bất động sản cũng đều đang giảm quanh 1%. Nhóm Khu Công nghiệp và Năng lượng đang được xem là khả quan nhất với KBC (+1,8%), SIP (+4,7%), VGC (+1,4%), POW (+3,1%), NT2 (+5,3%), VSH (+3,4%), GEG (+2,8%), REE (+2,5%). Tuy nhiên, mức tăng cũng dè dặt phản ánh tâm lý đang rất thận trọng.

VN-Index tính đến 10h30 đang giảm xuống 1.175 điểm còn HNX-Index giảm xuống 280,41 điểm.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đến ngày 30/11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ các năm.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay và không có chuyện phải xin room tín dụng

Trong thời gian tới, dứt khoát không có chuyện ngân hàng phải xin room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chủ động triển khai phân bổ hạn mức tín dụng một cách hợp lý nhất dựa trên nhiều yếu tố, đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giá vàng SJC tiếp tục đi lên.

Giá vàng SJC đi ngược chiều thế giới

Giá vàng trong nước nhích nhẹ bất chấp bối cảnh trên thị trường thế giới, giá kim loại quý đang đi xuống sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần do gặp áp lực từ đồng USD mạnh lên.

Chat với BizLIVE