Chứng khoán 13/4

"Khởi nghĩa" sau 13h30, VN-Index chốt phiên tăng gần 22 điểm

Nhờ việc VN30 đã thể hiện trọn vẹn ý tưởng hồi phục, dòng tiền đang nương theo để kéo các mã Bất động sản, Chứng khoán, Khu Công nghiệp sau 13h30. Sắc xanh đã lật ngược tình thế khi mở rộng lên 65%.
"Khởi nghĩa" sau 13h30, VN-Index chốt phiên tăng gần 22 điểm

VN30 thể hiện ý tưởng hồi phục nhất quán trong cả phiên khi các mã trong rổ về cuối phiên không còn bóng dáng của sắc đỏ. Cả rổ có 27 mã tăng và 3 mã đứng tham chiếu.

BVH (+5,5%), TPB (+5,1%) đã vươn lên thành những mã tăng mạnh nhất theo sau là FPT (+4,8%), GVR (+4,5%), PNJ (+3,2%), VRE (+2,4%), MWG (+2,3%) cũng giữ vững thành quả tăng trong phiên. Trạng thái đóng cửa của VN30 cũng chính là mức cao nhất phiên với mức tăng 18,2 điểm.

Đây chính là cơ sở để dòng tiền cũng nương theo vào kéo các cổ phiếu Bất động sản cùng các nhóm ngành Chứng khoán, Khu Công nghiệp, Cảng biển.

Sự đảo chiều được ghi nhận ở DIG (+2,2%), CII (+1,8%), DLG (+2%), VCG (+2,32%), HQC (+5,73%) trong khi các mã DXG, GEX, SCR, VGC còn được kéo tăng trần.

Các nhóm ngành Chứng khoán, Khu Công nghiệp, Cảng biển, Hóa Chất đón chào sự trở lại của VND (+7%), APS (+6,1%), VIX (+4,1%), GMD (+6,91%), LHG (+6,9%), ITA (+6,8%), SZC (+3,2%), KBC (+5,1%), DPM (+4,3%), DCM (+3,3%)…

Sự hồi phục nhìn chung rất nhanh chóng và diễn ra chủ yếu sau 13h30. Lượng tiền đổ vào chưa thật sự thuyết phục khi chỉ đạt 22.062 tỷ đồng trong cả phiên.

Dù sao, VN-Index cũng đã cắt đứt chuỗi 3 phiên giảm sâu bằng một phiên bật tăng 21,95 điểm lên 1.477,2 điểm (+1,51%).

Tương tự, HNX-Index và UPCoM-Index cũng được các cổ phiếu IDC (+5,5%), CEO (+4,6%), TNG (+4,9%), C4G (+5,2%) kéo lại. 2 chỉ số này cùng đảo chiều tăng 1,53% và 0,68% lên 427,45 điểm và 113,3 điểm. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn cũng không quá ấn tượng khi chỉ đạt gần 4.000 tỷ đồng.

*****

Thị trường không còn lựa chọn nào ngoài việc nhìn về biến động của VN30 khi tâm lý đang quá nhạy cảm. Tới cuối phiên sáng, VN30 đã đạt được 5.786 tỷ đồng giá trị giao dịch, chiếm khoảng 45% giá trị toàn HOSE.

Đây vẫn chưa phải là mức giao dịch cao nhất khi VN30 đã từng chiếm tới hơn 60% giá trị thị trường vào đầu năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã mở rộng hơn so với giai đoạn dòng tiền đầu cơ chỉ hướng tới các cổ phiếu Midcap và Penny.

Các chuyển động của nhóm VN30 vẫn ghi nhận những nỗ lực bật lên từ đường xu hướng MA20. Và đặc biệt, các mã đã gây nhiễu ở cuối phiên chiều hôm qua như GVR (+4,2%), GVR (+3,3%) đều đã có cầu vào kéo giá hồi phục tương đối mạnh. Cùng với đó FPT (+2,6%), VNM (+2%) cũng bổ sung thêm được lực đẩy.

VN30 tiếp tục giữ vững được sắc xanh và không có bất kỳ nhịp giật xuống nào. Qua đó, VN-Index cũng tránh được việc bị tuột mốc 1.450 điểm. Chỉ số đã đảo chiều tăng 3,77 điểm lên 1.459,02 điểm (+0,26%). Giao dịch đạt 12.816 tỷ đồng.

Ở nhóm Bất động sản, DIG (-4,88%), LDG (-3,9%), CII (-2,46%), HQC (-2,01%) có thêm sự hỗ trợ để thu hẹp lại đà giảm. Độ rộng của HOSE hiện ghi nhận số mã giảm còn khoảng 57%.

Tại HNX, HNX-Index cũng đã có lực đỡ từ PVS (+2%) để áp sát lại vùng tham chiếu. Chỉ số chỉ còn giảm 0,52% xuống 418,84 điểm. Giao dịch đạt 1.285 tỷ đồng.

*****

Nhiều cổ phiếu Bất động sản vẫn "cắm đầu rơi"

3 phiên điều chỉnh liên tiếp của thị trường đã lấy đi gần 70 điểm của chỉ số VN-Index và đồng thời là xu hướng tăng ngắn hạn.

Xúc tác chính là nhóm VN30 cũng đã điều chỉnh đủ 3 phiên nhưng thiệt hại của rổ này nhẹ hơn rất nhiều khi vẫn giữ được xu hướng. Tới sáng nay, VN30 đã cho thấy một số tín hiệu khả quan khi bật nhẹ lên và không còn nhiều cổ phiếu giảm giá.

Mã giảm mạnh nhất chỉ là MWG (-1%) trong khi VHM (-0,3%), BID (-0,1%), GAS (-0,7%), HPG (0%), VCB (0%) đang trở lại với trạng thái giằng co.

Ở chiều hồi phục cũng đã có một số mã khởi sắc lại như MSN (+2,9%), VRE (+1,4%), GVR (+1,7%), FPT (+1,4%), CTG (+1,3%) giúp chỉ số này trở nên cân bằng. Trong toàn bộ khoảng thời gian 1 tiếng rưỡi đầu phiên, VN30 chưa có bất kỳ một nhịp nhúng nào xuống dưới tham chiếu.

Tuy nhiên, VN-Index vẫn còn những tàn dư của nhịp điều chỉnh nên việc chỉ số này xuất hiện các nhịp dìm về dưới tham chiếu lại là điều khó tránh khỏi. Nhóm cổ phiếu Bất động sản chính là nhóm còn nhiều cổ phiếu bị tháo chạy nhất. DIG (-5,66%), OGC (-6,71%), FLC (-6,97%), ROS (-6,83%), HQC (-4,01%), CTD (-6,6%), VPH (-6,4%), LDG (-5,6%), FDC (-4,1%), CII (-4,2%), DXG (-3,2%), SCR (-2,4%) vẫn tiếp tục dòng tiền rút mạnh dù đã có nhiều mã giảm hơn 30%.

Các nhóm ngành như Dệt may, Hạ tầng, Chứng khoán, Vật liệu xây dựng vẫn cho thấy bị liên đới khi các mã HT1 (-3,4%), KSB (-4,41%), HCM (-1,4%), DCM (-2,53%) vẫn đang giảm giá. Đây có thể là kết quả của hiện tượng giải chấp Margin.

Dù lý do bán ra là gì, thị trường cũng cần phải có được cầu đối ứng để sớm hồi phục. Tuy nhiên, tâm lý đã khác đi rất nhiều so với những pha điều chỉnh đầu năm. Thanh khoản vẫn không có nhiều cải thiện khi chỉ đạt khoảng 8.000 tỷ đồng trong vòng 1 tiếng rưỡi giao dịch.

Chỉ số VN-Index đang tạm thời giao dịch tại 1.455 điểm còn HNX-Index đang giảm về 417 điểm. Các mã CEO (-5,2%), HUT (-5,86%), ART (-8,33%), LAS (-5,2%) đang là những cổ phiếu giảm mạnh nhất của HNX.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

Chat với BizLIVE