Khảo sát: Hầu hết khách hàng chọn đầu tư vào đất nền, biệt thự trong năm 2018

Theo khảo sát của BizLIVE tại Hội thảo “Cơ hội đầu tư – Kinh doanh 2018”, có tới 58% đại biểu tham dự hội thảo chọn trong năm 2018 sẽ đầu tư vào phân khúc bất động sản đất nền và biệt thự, nếu có tiền.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

 Sáng 5/1 tại Sầm Sơn (Thanh Hóa), BizLIVE và VTV24 đã tổ chức Hội thảo “Cơ hội đầu tư – Kinh doanh 2018”.

Đáng chú ý, tham dự hội thảo này, gần 500 khách mời, khi được hỏi trong năm 2018, nếu có tiền đầu tư bất động sản, bạn chọn phân khúc nào? có đến 58% chọn sẽ đầu tư đất nền, biệt thự; 21% chọn đầu tư vào condotel; 11% chọn đầu tư vào căn hộ chung cư còn lại 11% chọn đầu tư vào phân khúc khác.

Theo nhận định của các chuyên gia tham dự hội thảo, kết quả 58% chọn sẽ đầu tư vào đất nền, biệt thự trong năm 2018 phản ánh đúng văn hoá người Việt là luôn có tâm lý muốn sở hữu mảnh đất của riêng mình.

Trong khi đó, tại báo cáo tổng kết thị trường bất động sản quý IV vừa công bố mới đây, đơn vị nghiên cứu thị trường CBRE cũng đưa ra nhận định khá khả quan cho phân khúc đất nền, biệt thự trong quý I/2018.

Theo đơn vị này, với nhiều dự án quy mô lớn sẽ được mở bán, bao gồm một số dự án như: Starlake giai đoạn 2, Gamuda giai đoạn 4 – Dahlia Homes, Him Lam Shophouse... dự báo thị trường biệt thự, nhà liền kề trong quý I/2018 sẽ rất sôi động.

Theo CBRE, riêng tại thị trường Hà Nội, tương lai dự kiến sẽ có thêm các dự án mới tại khu vực phía Đông, nhất là theo quy hoạch sẽ có thêm các cây cầu mới qua sông Hồng (Tứ Liên và Trần Hưng Đạo), được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện giao thông và cơ sở hạ tầng cho khu vực phía Đông, thu hút thêm sự chú ý của các nhà đầu tư và người mua nhà để ở.  

Nhìn lại sức hút của phân khúc này trong 2017 có thể thấy, mặc dù phân khúc đất nền, biệt thự không được nhắc nhiều đến như chung cư cao cấp, condotel nhưng vẫn luôn âm thầm tạo ra những “cơn sóng” trên thị trường bất động sản, thể hiện qua các cơn sốt đất ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai và Đà Nẵng.

Đầu tiên và mạnh mẽ nhất có lẽ là cơn sốt được ghi nhận tại Đồng Nai, nơi có hệ thống đường giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tại địa phương này, thông tin về việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế  Long Thành được phê duyệt và đưa vào đầu tư xây dựng đã khiến cho đất nền quanh khu vực tăng chóng mặt.

Cơn sốt đất tại Long Thành kéo dài nhiều tháng với những giao dịch mua bán rầm rộ, khiến cho UBND huyện Long Thành đã phải cắm biển khuyến cáo người dân không mua bán, chuyển nhượng đất nền tại các khu vực mà cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, chưa được kiểm tra nghiệm thu, ở các xã Long Phước, An Phước, Lộc An, Bình Sơn.

Tại Đà Nẵng, theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Đà Nẵng, ngay tại thời điểm sôi động nhất của thị trường bất động sản Đà Nẵng, 35 - 40% giao dịch trên thị trường là đất nền, giao dịch chung cư rất thấp (chỉ chiếm 10%). Các giao dịch đất nền cũng chủ yếu là đầu cơ chứ không phải đầu tư.

Ngay tại Hà Nội cũng vậy, đất nền tại nhiều khu vực tăng giá mạnh, sau thông tin Hà Nội dự định xây thêm 4 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống đã tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản tại 3 quận, huyện Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên.

Theo đánh giá của ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group, đất nền thường sốt sau cùng vì đó là những công cụ đầu tư rất dài hạn. Nó rất khác với chung cư, nhà xây sẵn bởi chung cư khách mua để ở rất cao, còn đất nền khách hàng mua để đầu tư, lướt sóng sinh lời lại là chủ yếu.

Theo ông Hưng, khi thị trường bất động sản nóng lên, đất nền các tỉnh sẽ là nơi nóng cuối cùng nhưng khi nguội thì lại nguội trước tiên. Vì thế, khi đất nền lên giá tức là đang ở chu kỳ chín muồi của thị trường bất động sản. 

“Khi quỹ đất không còn nhiều thì việc đất nền lên giá trong chu kỳ bất động sản có thể diễn ra”, ông Hưng nói về dự báo của phân khúc này trong năm 2018.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Chat với BizLIVE