“Khan hàng”, giá biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội tăng từ 33-60%

Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 180 triệu đồng/m2 đất, tăng 60% theo quý và 82% theo năm; giá trung bình của nhà liền kề là 171 triệu đồng/m2 đất, tăng 33% theo quý và 54% theo năm, theo báo cáo của Savills.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Không có dự án mới chào sàn, giá tăng cao
Savills Việt Nam vừa phát hành báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý 4/2021.
Tại báo cáo vừa phát hành, đơn vị này cho biết, trong quý 4/2021 thị trường biệt thự/nhà liền kề ở Hà Nội không ghi nhận dự án nào mới, trong khi nguồn cung mới chỉ đến từ các giai đoạn tiếp theo của 3 dự án đang bán. Nguồn cung mới đạt 245 căn, tăng 9% theo quý và 29% theo năm. 
Nguồn cung sơ cấp đạt 1.123 căn, tăng 3% theo quý nhưng giảm -27% theo năm. Mặc dù nguồn cung sơ cấp đã có sự tăng trưởng nhẹ trong quý này nhưng vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Quận Tây Hồ dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với 28% thị phần, nhỉnh hơn quận Hoàng Mai với 26%.
Về giao dịch, báo cáo cho biết, hoạt động giao dịch sản phẩm biệt thự/nhà liền kề trong quý 4 đã được cải thiện. Đặc biệt, tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới đạt 83% nhờ vào các hoạt động huy động vốn của chủ đầu tư. 
Theo báo cáo, hầu hết các dự án bắt đầu huy động vốn từ khá sớm với các phương thức đa dạng bao gồm hợp đồng góp vốn, hợp tác đầu tư hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. 
Cụ thể, lượng giao dịch trong quý đạt 411 căn bán được, tăng 96% theo quý nhưng giảm -19% theo năm. Quận Tây Hồ ghi nhận lượng giao dịch cao nhất với 40% thị phần, theo sau là huyện Đông Anh với 21%; trong đó, nhà liền kề và nhà phố chiếm 57% lượng giao dịch, trong khi biệt thự chiếm 43% thị phần, tỷ trọng cao nhất từ quý 1/2020. 
Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 180 triệu đồng/m2 đất, tăng 60% theo quý và 82% theo năm. Giá trung bình của nhà liền kề là 171 triệu đồng/m2 đất, tăng 33% theo quý và 54% theo năm. 
Với nhà phố, giá trung bình khoảng 239 triệu đồng/m2 đất, tăng 12% theo quý và 30% theo năm. Mặc dù hầu hết các chủ đầu tư đều không thay đổi bảng giá, giá sơ cấp trung bình vẫn tăng đáng kể do nguồn cung mới đắt đỏ. 
Bỏ qua những dự án có sự khác biệt này, giá sơ cấp trung bình năm 2021 có mức tăng trưởng thấp hơn với 6% cho biệt thự, 13% cho nhà liền kề và 15% cho nhà phố. 
Tuy nhiên, thị trường hiện vẫn khá thiếu nguồn cung mới có giá chào bán thấp tại các quận/huyện nằm ngoài trung tâm, dẫn tới sự biến động lớn trong giá trung bình toàn thị trường.
“Khan hàng”, giá biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội tăng từ 33-60% ảnh 1
Nguồn cung mới sẽ dồi dào trong năm 2022
Về triển vọng thị trường trong năm 2022, báo cáo cho biết, nguồn cung tương lai dự kiến đạt hơn 3.000 căn đến từ 13 dự án. 41% đến từ Hoài Đức, theo sau Đan Phượng với 26%. 
Khu vực phía Tây bao gồm các quận/huyện Hà Đông, Hoài Đức và Đan Phượng sẽ có nguồn cung lớn nhất trong năm 2022 với hơn 2.200 căn.
Phía Đông cũng sẽ có sự tăng trưởng mạnh với nguồn cung mới ở Văn Giang, Hưng Yên từ dự án Ecopark và và một dự án lớn mới chuẩn bị mở bán, Vinhomes Dream City. 
Ecopark với quy mô gần 500 ha, ra mắt năm 2009, vẫn là một dự án lớn tại đây với giá chào bán tăng bốn đến năm lần kể từ khi ra mắt, tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 13%. 
Đáng chú ý, trong quý 1 năm 2022, Khu đô thị Vinhomes Dream City rộng 445 ha sẽ bổ sung thêm 112 ha quỹ đất nhà ở thấp tầng.
Ngoài Vinhomes Dream City, từ 2022 - 2024, Vinhomes cũng sẽ triển khai hai đại đô thị khác tại Hà Nội bao gồm Vinhomes Wonder Park rộng 133 ha tại Đan Phượng và Vinhomes Cổ Loa tại Đông Anh khoảng 380 ha. Phần lớn sản phẩm của ba dự án này đều là nhà ở thấp tầng. 
Ba dự án tương lai này dự kiến sẽ đóng góp khoảng 2.000 đến 3.000 căn mỗi năm vào tổng lượng giao dịch thị trường (bao gồm cả Văn Giang), dự kiến sẽ quay trở lại mức trước đại dịch với 4.500 căn bán được mỗi năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 đạt 12,5 tỷ USD, tăng 10% theo năm. Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về lượng kiều hối năm 2021 theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Với tỷ trọng kiều hối vào bất động sản khoảng 20%, Savills ước tính nguồn vốn này chiếm 2% tổng giao dịch biệt thự/liền kề và khoảng 20% giao dịch căn hộ tại Hà Nội trong năm 2021.
Dự báo về những thay đổi cho năm 2022, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, thị trường biệt thự/nhà liền kề Hà Nội đã liên tục thiếu hụt nguồn cung sơ cấp trong một thời gian dài. 
Nguồn cung mới trong năm 2022 chủ yếu đến từ các dự án, khu đô thị lớn ở ngoài trung tâm TP.Hà Nội sẽ giúp khắc phục tình trạng này. Những nơi có cơ sở hạ tầng cải thiện, nguồn cung, lượng giao dịch, cũng như giá bán cũng sẽ có sự tăng trưởng đáng kể.
“Năm 2022 là một năm nhiều hứa hẹn cho các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, kết nối giao thông nội đô và vùng ven thành phố. Đây sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu mua bán khi nguồn cung tương lai đạt đến từ 13 dự án nằm chủ yếu tại các khu vực phía Tây và phía Đông của Thủ đô”, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định.

Đọc tiếp

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Cần gì để tránh vết xe đổ khi đấu giá lại loạt "đất vàng" Thủ Thiêm?

Theo kế hoạch đấu giá năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự định đấu giá 4 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 3.790 căn hộ chung cư trước đây được xây dựng tái định cư. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã và đang hoàn thiện các khâu trong quy trình đấu giá như: phương án đấu giá, việc tổ chức lại việc bán đấu giá, xác định giá khởi điểm.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Chuyên gia Savills: Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng cởi mở hơn khi đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nếu như trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào chủ yếu ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát, thì giờ đây họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh … để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Savills: Luật Đất đai giảm thiểu rủi ro cho Việt kiều sở hữu bất động sản ở Việt Nam

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Chủ tịch HoREA: 'Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất'

Đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đồng thời bước vào chu kỳ phục hồi, tăng trưởng trở lại. Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển mới từ nửa cuối năm 2024.

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Thị trường nhà ở Hà Nội 2024: Trông chờ vào sự thay đổi từ các dự án đầu tư hạ tầng

Các dự án đầu tư hạ tầng như đường Vành đai 3,5 và 4 sẽ mở rộng thị trường nhà ở Hà Nội, hướng tới không tập trung nguồn cầu ở các khu vực nội thành, khu vực trung tâm. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở ra các tỉnh và khu vực lân cận với giá cả hợp lý và quỹ đất lớn hơn, theo chuyên gia.

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Giá nhà sẽ quay đầu giảm khi nhu cầu chuyển sang vùng ven?

Trong dài hạn, mặt bằng giá bất động sản sẽ hạ khi nhu cầu đang dồn vào vũng lõi nội đô dịch chuyển sang khu vực ven trung tâm – nơi có ưu thế để tạo lập quỹ đất, phát triển các dự án quy mô lớn, giúp dự án có giá bán tốt hơn.

Chat với BizLIVE