Kết quả điều tra: Bà Hứa Thị Phấn rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỷ của Ngân hàng Đại Tín

Trong khoản tiền hơn 12.000 tỷ bà Hứa Thị Phấn rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng của Ngân hàng Đại Tín được cơ quan điều tra kết luận, ở giai đoạn I bị can Phấn bị truy tố liên quan khoản thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín là hơn 6.362 tỷ đồng.
Bà Hứa Thị Phấn tại phiên tòa xử giai đoạn 1 vụ Phạm Công Danh.
Bà Hứa Thị Phấn tại phiên tòa xử giai đoạn 1 vụ Phạm Công Danh.

Đây là kết quả điều tra được thể hiện trong Bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Bộ Công an về vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (nay là Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam).

Theo kết quả điều tra, bị can Hứa Thị Phấn cùng CTCP Đầu tư Phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng, đứng tên giúp bị can Phấn (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ), đầu năm 2007, đã tham gia mua hơn 254 triệu cổ phần của Ngân hàng Đại Tín, tương đương hơn 2.547 tỷ, chiếm 84,92% vốn điều lệ và giữ chức vụ Cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng.

Bị can Phấn lợi dụng việc nắm giữ lượng lớn vốn, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Đại Tín, thâu tóm toàn bộ HĐQT, Ban điều hành và cán bộ, nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang; lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng và hoạt động thu chi tiền mặt; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái Luật Kế toán, Luật các TCTD và Điều lệ Ngân hàng Đại Tín để rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỷ của Ngân hàng Đại Tín.

Thông qua 5 hành vi phạm tội gồm 1.Nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại 1.105; 2.Hạch toán thu khống, để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỷ; 3. Thông qua 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ, chiếm đoạt và sử dụng hơn 3.581 tỷ; 4.Chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư trái luật vào 4 dự án bất động sản, chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỷ; 5.Nâng khống 25 bất động sản khác bán cho Ngân hàng Đại Tín, để chiếm đoạt và sử dụng 1.024 tỷ.

Các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trên là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng tình hình tài chính của Ngân hàng Đại Tín rất xấu và bị NHNN xếp loại ngân hàng loại D (loại yếu kém).

Theo đó, cơ quan điều tra đề nghị truy tố bị can Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Mỹ, về hai tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng bị đề nghị truy tố về 2 tội danh trên còn có 2 bị can Ngô Kim Huệ, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ và Bùi Thị Kim Loan, kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ.

Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố 1 bị can Lâm Kim Dũng, nguyên GĐ Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và 24 bị can khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tách thành hàng loạt vụ án con

Ngoài việc quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra và tập phụ phục bản kết luận điều tra đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 28 bị can, cơ quan điều tra còn ra quyết định tách vụ án hình sự Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ của bị can Hứa Thị Phấn, ra khỏi vụ án hình sự số 05 ngày 9/9/2016 của HĐXX sơ thẩm giai đoạn 1 vụ án Phạm Công Danh; ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hịnh sự số 04 ngày 10/1/2018, chờ kết quả xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh rồi xử lý sau.

Căn cứ vào điều 170 BLHS, cơ quan điều tra tách các sự việc để tiếp tục điều tra làm rõ theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hình sự gồm ra quyết định tách hành vi Hứa Thị Phấn chỉ đạo ngân hàng đại tín đầu tư trực tiếp 1.037 tỷ vào 4 dự án bất động sản do 3 công ty của bị can Phấn làm chủ đầu tư; gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín, nay là Ngân hàng Xây Dựng - CB là 1.037 tỷ đồng.

Quyết định tách hành vi Hứa Thị Phấn chỉ đạo một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín nâng khống giá trị 25 bất động sản bán cho Ngân hàng Đại Tín gây thiệt hại hơn 1.024 tỷ đồng; gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín nay là CB 1.024 tỷ.

Quyết định tách nội dung tố cáo của bị can Hứa Thị Phấn, tố cáo Công ty Phương Trang chiếm đoạt 748 tỷ đồng theo 6 giấy biên nhận, nhận tiền từ Bùi Thị Kim Loan.

Quyết định tách hành vi ký khống 4 giấy nộp tiền và 4 bảng kê thu của Hứa Xường, em trai bà Hứa Thị Phấn gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại tín nay là CB hơn 75 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã ban hành quyết định truy nã số 03/C46 – P10 ngày 10/1/2018 đối với Hứa Xường (sinh năm 1952 tại Đồng Tháp, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Đại Tín).

Như vậy, trong khoản tiền hơn 12.000 tỷ bà Hứa Thị Phấn rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng của Ngân hàng Đại Tín được cơ quan điều tra kết luận, ở giai đoạn I bị can Phấn bị truy tố liên quan khoản thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín là hơn 6.362 tỷ đồng. Hơn 5.643 tỷ thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín do 3 hành vi của bị can Phấn tách ra điều tra tại giai đoạn 2 của vụ án.

Nữ đại gia này cũng là nằm trong số 200 cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng được tòa triệu tập trong phiên xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ Phạm Công Danh. Tuy nhiên bà Phấn cáo bệnh không tới dự với lý do mất sức khỏe 93% còn 7%, hiện bà nằm điều trị tại  một bệnh viện ở quận 7, TP.HCM.

Đọc tiếp

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Chính thức ra mắt thương hiệu LPBank Insurance

Thương hiệu LPBank Insurance nằm trong kế hoạch mở rộng hệ sinh thái của LPBank theo hướng tập đoàn tài chính đa năng, củng cố niềm tin, mang trải nghiệm trọn vẹn các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

ĐHĐCĐ VIB dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tới đây.

VIB dự kiến chia cổ tức 29,5%

VIB dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

Chat với BizLIVE