iPhone ở đâu trên “bản đồ tiêu dùng” thế giới?

Theo Canalys, Apple chiếm 22% tổng lượng smartphone bán ra toàn cầu trong quý cuối năm 2021, thấp hơn 1% so với cùng kỳ 2020. 
Khủng hoảng chip toàn cầu ít ảnh hưởng đến iPhone và Apple
Khủng hoảng chip toàn cầu ít ảnh hưởng đến iPhone và Apple
Tuy vậy, doanh số vượt trội của iPhone 13 dịp cuối năm giúp “Táo khuyết” vươn lên giành lại ngôi vương trên thị trường điện thoại thông minh. Trung bình hơn 5 smartphone được bán ra thị trường trong quý vừa qua, có 1 chiếc là iPhone.
Trong khi đó, Samsung dẫn đầu về thị phần trong 3 quý đầu tiên của 2021, nhưng tụt xuống vị trí thứ 2 với 20%. 3 vị trí còn lại đều thuộc về các hãng smartphone Trung Quốc, gồm Xiaomi (thị phần 12%), Oppo (9%) và Vivo (8%).
iPhone ở đâu trên “bản đồ tiêu dùng” thế giới? ảnh 1
Thị phần iPhone đứng đầu trong quý 4/2021
Theo các chuyên gia, Apple trở lại ngôi đầu thị trường smartphone sau 3 quý của năm nhờ thành công từ thế hệ iPhone 13. Ngoài ra, công ty Mỹ bán điện thoại tốt chưa từng có ở Trung Quốc, nơi phải cạnh tranh quyết liệt với các nhà sản xuất nội địa.
Canalys phân tích nguyên nhân cuối cùng giúp Apple có quý khả quan trong bối cảnh khó khăn về chuỗi cung ứng và thiếu hụt chip toàn cầu chính là hãng ít bị ảnh hưởng nhất bởi chuỗi cung ứng toàn cầu do chủ động về nguồn cung từ trước.
Khủng hoảng bán dẫn toàn cầu kéo dài thời gian qua khiến nhiều hãng smartphone phải loay hoay thích nghi. Các công ty thậm chí điều chỉnh thông số kỹ thuật của thiết bị để phù hợp với các linh kiện sẵn có. Những hợp đồng cung cấp chip được tăng thời hạn với hy vọng tạo động lực cho các nhà sản xuất chip.
Tuy vậy, các chiến lược chỉ có thể duy trì trong ngắn hạn, bởi tổng nguồn cung ứng chip không thể gia tăng trong ngắn hạn, ít nhất cho tới nửa cuối 2022.
iPhone ở đâu trên “bản đồ tiêu dùng” thế giới? ảnh 2
Các đối tác của Apple nỗ lực đáp ứng những đơn hàng
Đối tác lớn nhất của Apple chuyên lắp ráp iPhone là Foxconn mới đây tuyên bố thưởng cho lao động trở lại làm việc số tiền 1.470 USD, bên cạnh lương cơ bản hàng tháng là 1.080 USD. Đây là động thái để duy trì và tăng sản lượng iPhone đáp ứng các đơn đặt hàng của Apple.
Mức thưởng này từng được đưa ra vào năm ngoái khi nhà máy tăng cường sản xuất dòng iPhone 13. Trước đó, tỉnh Hà Nam, nơi Trịnh Châu là thủ phủ, trải qua lũ lụt nghiêm trọng khiến nhiều nhà máy Foxconn phải đóng cửa, công nhân tạm thời nghỉ việc.
Mức thưởng đầu năm 2022 cho thấy Foxconn đang tăng cường tìm công nhân có kinh nghiệm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, diễn ra từ 31/1-6/2. Trong kỳ nghỉ, nhiều lao động về quê để đoàn tụ cùng gia đình. Chính sách tặng thưởng của Foxconn được đưa ra trong bối cảnh làn sóng Covid-19 khiến việc di chuyển đến Trịnh Châu bị gián đoạn. 
Khu phức hợp tại Trịnh Châu với hơn 250.000 nhân công đóng vai trò quan trọng với chuỗi cung ứng của Apple. Áp lực sản xuất lớn hơn khi một nhà máy khác của Foxconn gần thành phố Chennai, miền Nam Ấn Độ phải tạm đóng cửa sau đợt biểu tình của công nhân về ngộ độc thực phẩm.
Tháng 6/2021, Foxconn từng có “đợt tăng lương lớn nhất trong 5 năm” nhằm thu hút lao động. Tập đoàn này đưa ra khoản thưởng ký hợp đồng 1.237 USD cho công nhân các bộ phận lắp ráp iPhone, đặc biệt là những người có kinh nghiệm.
iPhone ở đâu trên “bản đồ tiêu dùng” thế giới? ảnh 3
 LG Display mở rộng nhà máy để cung cấp tấm nền OLED cho Apple
Liên quan đến Apple, LG Display mới đây công bố mở rộng dây chuyền sản xuất OLED phục vụ công ty Mỹ. Theo đó, LG Display sẽ tăng công suất nhà máy OLED kích thước vừa và nhỏ ở Paju, Hàn Quốc. Đây là bước đi nằm trong chiến lược đầu tư 3,3 nghìn tỷ won được công bố vào năm ngoái. 
Khi dây chuyền bổ sung đi vào hoạt động, công suất sản xuất OLED Gen 6 sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024, phần lớn được sử dụng để cung ứng cho thiết bị di động của Apple.
Theo nguồn tin từ báo chí Hàn Quốc, chi phí đầu tư của LG Display lên đến hàng chục tỷ won, đặc biệt cho thiết bị quan trọng sản xuất màn hình OLED. Cỗ máy phơi này được sử dụng để vẽ sơ đồ mạch bằng cách châm ánh sáng lên chất nền thủy tinh bảng điều khiển transistor.
LG Display đặt hàng thêm 8 máy phơi từ Canon. Đến năm 2024, năng lực sản xuất tấm nền Gen 6 trở lên sẽ tăng đến hơn 700.000 đơn vị mỗi năm. 
Công ty Hàn Quốc chuyển từ màn hình tinh thể lỏng (LCD) sang kinh doanh OLED. LG Display đang tăng tốc sản xuất các màn hình OLED kích thước vừa và nhỏ dùng trên smartphone, iPad sau khi tập trung vào những tấm nền OLED lớn cho TV.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE