Indonesia dự báo xuất khẩu tăng gần 13% trong năm 2023

Ngày 11/1, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết chính phủ nước này đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu năm 2023 sẽ tăng 12,8% so với năm nay.
Indonesia dự báo xuất khẩu tăng gần 13% trong năm 2023

Phát biểu sau phiên họp nội các về tình hình xuất khẩu năm 2022 và mục tiêu năm 2023, Bộ trưởng Airlangga cho hay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm nay thấp hơn nhiều so với mức 29,8% của năm 2022. Ông Airlangga cho hay: “Chúng tôi dự báo tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 sẽ chậm lại so với số liệu rất cao của năm ngoái”. Tương tự, nhập khẩu dự kiến sẽ tăng 14,9%, thấp hơn mức 29,4% vào năm 2022.

Bộ trưởng cấp cao này giải thích rằng dự báo tăng trưởng xuất khẩu thấp cũng xuất phát từ những quan sát về sự vận động của nền kinh tế toàn cầu, vốn được dự báo sẽ sụt giảm mạnh. Ông Airlangga cho rằng nền kinh tế Indonesia được đánh giá là có khả năng chống chịu tốt do sự phụ thuộc vào xuất khẩu tương đối thấp, chỉ ở mức dưới 50%.

Hiện đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế của Indonesia là 45%, thấp hơn một chút so với Nhật Bản (47%), song cao hơn so với Brazil (Bra-xin, 40%), Trung Quốc (39%) và Mỹ (28%). Bên cạnh đó, với việc tỷ lệ phụ thuộc vào xuất khẩu dưới 50%, Indonesia được xếp trong nhóm các quốc gia có thị trường nội địa mạnh.

Tăng trưởng thương mại của Indonesia cũng được dự báo sẽ chậm lại, đạt 3,5% vào năm 2022 và ước tính chỉ còn 1% vào năm 2023. Theo ông Airlangga, năm 2022, giá trị xuất khẩu của Indonesia đã gia tăng đáng kể lên mức 268 tỷ USD nhờ vào 3 mặt hàng chính gồm sắt thép, năng lượng hóa thạch, và dầu cọ thô (CPO) vốn góp phần lớn cho thặng dư thương mại.

Ông Airlangga cho hay: “Ngay cả than đá cũng có thể bù đắp cho dầu nhập khẩu, nhờ đó cán cân thương mại năng lượng đạt thặng dư 6,8 tỷ USD. Trong khi, thặng dư thương mại sắt thép đạt 29 tỷ USD và CPO là 30 tỷ USD”.

Về thị trường xuất khẩu, các đối tác truyền thống vẫn chiếm thị phần lớn nhất. Tính đến tháng 11/2022, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tiếp đó là Mỹ với 26,1 tỷ USD, Ấn Độ với 21,6 tỷ USD và Nhật Bản với 21,1 tỷ USD.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE