IMF: Các quốc gia nghèo nhất cần 436 tỷ USD để giải quyết hậu quả của COVID

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, 69 quốc gia nghèo nhất thế giới cần thêm 436 tỷ USD trong 5 năm để giải quyết hậu quả của đại dịch COVID-19, xây dựng lại các vùng đệm bên ngoài và tăng thêm nguồn thu.
IMF: Các quốc gia nghèo nhất cần 436 tỷ USD để giải quyết hậu quả của COVID

Trong số tiền 436 tỷ USD này, 170 tỷ USD là để giải quyết các tác động của đại dịch, chẳng hạn như thất học và nghèo đói ngày càng trầm trọng, đồng thời tăng cường dự trữ ngoại hối. Phần còn lại được yêu cầu để giúp các quốc gia có thu nhập thấp bắt kịp tỷ lệ chi tiêu trung bình so với tổng sản phẩm quốc nội của các thị trường mới nổi vào năm 2026.

“Cú sốc tổng hợp từ đại dịch và xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng không tương xứng đến các nước có thu nhập thấp. Bây giờ họ phải đối mặt với thách thức tiếp tục hội tụ thu nhập trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu yếu và không chắc chắn”, IMF cho biết.

Các quốc gia nghèo đang quay cuồng với lạm phát, lãi suất cao hơn, chi phí năng lượng và lương thực tăng cao trong khi phải đối phó với mức nợ kỷ lục, biến đổi khí hậu và tăng trưởng chậm hoặc suy thoái. Tính toán của IMF cho thấy, khoảng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ có ít nhất hai quý liên tiếp bị thu hẹp trong năm nay và năm tới, và sản lượng bị mất cho đến năm 2026 sẽ là 4.000 tỷ USD.

Giá cả tăng cao đã buộc các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới phải thắt chặt chính sách tiền tệ và lập trường cứng rắn của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã khiến đồng đô la tăng giá. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển đã tích lũy một khoản nợ khó đòi trị giá 250 tỷ USD có nguy cơ tạo ra một loạt các vụ vỡ nợ lịch sử.

Trong đó, 69 quốc gia mà IMF xác định là đủ điều kiện nhận vốn từ Quỹ tín thác Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGT) của IMF đã mất nhiều năm tiến bộ để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong các lĩnh vực như nghèo đói và giáo dục. Hầu hết các quốc gia này là ở châu Phi.

IMF cho biết trong một tuyên bố kèm theo báo cáo: “Với những thách thức lớn hơn trong điều kiện nguồn lực hạn chế hơn, việc loại bỏ các rào cản cấu trúc đối với tăng trưởng bền vững và toàn diện ngày càng trở nên quan trọng hơn”.

IMF cho biết, các nhà hoạch định chính sách “nên sử dụng tất cả các công cụ có sẵn” để chống lạm phát, bảo vệ những người dễ bị tổn thương, duy trì tăng trưởng, kiềm chế các khoản nợ dễ bị tổn thương và quản lý rủi ro trong lĩnh vực tài chính.

IMF cho biết rằng, các quốc gia nên lưu tâm đến việc duy trì các khuôn khổ chính sách tài chính và tiền tệ đáng tin cậy và không bỏ qua các vấn đề dài hạn như nghèo đói, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu và số hóa.

Theo Tin nhanh chứng khoán

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE