Ifo: Nhiều doanh nghiệp Đức dự định tăng giá bán sản phẩm

Ngày 5/10, Viện kinh tế Ifo của Đức cho biết, ngày càng nhiều doanh nghiệp Đức có kế hoạch tăng giá bán, và điều này có thể có nghĩa là tình trạng lạm phát của nước này vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 5/10, Viện kinh tế Ifo của Đức cho biết, ngày càng nhiều doanh nghiệp Đức có kế hoạch tăng giá bán, và điều này có thể có nghĩa là tình trạng lạm phát của nước này vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt.”

Ifo cho biết, chỉ số dự báo giá của họ trong những tháng tới ở mức 53,5 điểm trong tháng 9/2022, tăng từ mức 48,1 điểm trong tháng Tám.

Timo Wollmershaeuser, người đứng đầu bộ phận dự báo của Ifo cho biết: “Thật không may, điều này mang ý nghĩa là làn sóng lạm phát vẫn chưa lắng xuống”.

Tuần trước, báo cáo của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, trong tháng 9/2022, do giá cả năng lượng, thực phẩm tiếp tục tăng cao, lạm phát tại Đức đã đạt mức 10%.

Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất tại Đức kể từ năm 1951 và cũng là lần đầu tiên nước Đức ghi nhận tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số kể từ khi nước này chính thức sử dụng đồng euro vào năm 2002. Trong tháng 8/2022, tỷ lệ lạm phát tại Đức là 7,9%.

Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu nên tỷ lệ lạm phát cao tại Đức chắc chắn sẽ có tác động mạnh đến kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu- Eurozone. Nhằm trấn an các doanh nghiệp và người dân trước cuộc khủng hoảng giá năng lượng, Chính phủ Đức đã tung ra gói hỗ trợ năng lượng trị giá 200 tỷ euro (198 tỷ USD).

Tuy nhiên, kế hoạch này khiến một số nước thành viên EU lo ngại rằng ngành công nghiệp của họ sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến thị trường chung EU.

Theo Vietnam+

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE