Huy động trái phiếu Chính phủ còn hụt sâu so với kế hoạch

Qua quý 1, huy động thực tế mới hoàn thành 10% kế hoạch năm; đồng thời, kế hoạch phát hành 105.000 tỷ TPCP trong quý 1 của KBNN cũng chỉ hoàn thành hơn 39%.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) vừa có báo cáo cập nhật về thị trường trái phiếu tháng 3, trong đó có hoạt động của kênh trái phiếu Chính phủ trong tháng và lũy kế 3 tháng đầu năm.

Trong tháng 3/2022, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức 18 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) với tổng giá trị gọi thầu (GTGT) là 28.500 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu đạt 30,9%.

Cụ thể, tại 18 phiên đấu thầu TPCP này tổng giá trị đặt thầu là 59.082 tỷ đồng, trong đó giá trị trúng thầu là 8.820 tỷ đồng (tỷ lệ 30,9%).

Kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 15 năm có khối lượng gọi thầu cao nhất (lần lượt là 4.500 và 3.000 tỷ đồng), tỷ lệ trúng thầu là 45% (đối với kỳ hạn 10 năm) và 28,6% (đối với kỳ hạn 15 năm).

Lý do khiến tỷ lệ trúng thầu trong tháng 3 đạt thấp do trong tháng, KBNN đã gọi thầu thất bại trái phiếu tại kỳ hạn 5 năm, 7 năm và 20 năm.

Như đã thông tin, tại phiên gọi thầu 6.000 tỷ đồng TPCP của KBNN đã thất bại khi vùng lãi suất đặt thầu thấp nhất – cao nhất đồng loạt tăng so với phiên trước đó, với mức tăng phổ biến từ 10 – 30 điểm. Trong phiên này, các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm lần lượt là 1.000 tỷ đồng, 2.000 tỷ đồng, 2.000 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng.

Trong tháng 3, lãi suất trúng thầu trung bình của kỳ hạn 10 năm tăng 6 điểm, kỳ hạn 15 năm tăng 5 điểm và kỳ hạn 30 năm tăng 1 điểm so với tháng trước.

Khối lượng phát hành TPCP giai đoạn 2017- 2T2022. Nguồn VBMA

Khối lượng phát hành TPCP giai đoạn 2017- 2T2022. Nguồn VBMA

Lũy kế quý 1, KBNN đã phát hành tổng cộng 41.282 tỷ đồng TPCP trong năm, tương ứng mới hoàn thành 10% kế hoạch năm 2022 (400.000 tỷ đồng).

Cụ thể, tổng giá trị phát hành của kỳ hạn 10 năm là 18.642 tỷ đồng (đạt 13% kế hoạch năm), 15 năm là 12.950 tỷ đồng (đạt 9% kế hoạch năm), 20 năm là 1.685 tỷ đồng (đạt 6% kế hoạch năm) và 30 năm là 8.005 tỷ đồng (đạt 23% kế hoạch năm).

Trong khi đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 7 năm đã gọi thầu thất bại.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị phát hành của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng 3.742 tỷ đồng (tăng 25,11%), 15 năm tăng 369 tỷ đồng (tăng 2,93%), 20 năm giảm 455 tỷ đồng (giảm 21,34%) và 30 năm tăng 4.552 tỷ đồng (tăng 131,82%).

Ở diễn biến liên quan, trong tháng 4/2022, sẽ có khoảng 6.543 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, tương đương khoảng 12,86% giá trị trái phiếu sẽ đáo hạn cả năm.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE