HSBC: Tăng trưởng GDP Việt Nam có khả năng đứng đầu toàn khu vực

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam...
Theo HSBC, dựa vào các dự báo lạm phát, lạm phát sẽ có thể vượt qua mức 4% kể từ quý 4/2022 đến quý 2/2023, đòi hỏi SBV cần bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ
Theo HSBC, dựa vào các dự báo lạm phát, lạm phát sẽ có thể vượt qua mức 4% kể từ quý 4/2022 đến quý 2/2023, đòi hỏi SBV cần bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ

Hôm nay (06/7), ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo "Vietnam At a Glance" mới, trong đó đưa ra một số nhận xét và dự báo về kinh tế Việt Nam.

Trong quý 2/2022, tăng trưởng của Việt Nam đạt 7,7% so với cùng kỳ, cao nhất trong 11 năm qua, phần lớn do được hưởng lợi từ việc tái mở cửa nền kinh tế. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa toàn cầu leo thang đã bắt đầu tác động tới thương mại và đẩy lạm phát lên cao

HSBC tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 lên 6,9% (trước đây là 6,6%), đồng thời hạ dự báo tăng trưởng 2023 xuống 6,3% (từ mức 6,7%).

Tốc độ ấn tượng

Như nhiều quốc gia khác, những rủi ro về biến chủng Omicron đang dần qua đi và các hạn chế được nới lỏng đã tạo cơ sở để Việt Nam trở lại trạng thái bình thường. Nhờ vào phục hồi trên diện rộng, GDP quý 2/2022 của Việt Nam đã tăng ngoạn mục 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành dịch vụ, vốn đã từng chịu hậu quả kinh tế nặng nề, nay cũng đã phục hồi ấn tượng. Cụ thể, những ngành dịch vụ liên quan đến du lịch và phục vụ khách hàng được hưởng lợi phần lớn từ việc tái mở cửa lâu dài.

Trong khi đó, ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng, giúp xuất khẩu đạt đỉnh cao lịch sử.

Vẫn còn đó những rủi ro tăng trưởng

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ giá năng lượng cao đang ngày càng rõ ràng hơn. Một mặt, giá cả hàng hóa leo thang đã dẫn đến thâm hụt thương mại trong quý 2/2022, có thể khiến tình hình tài khoản vãng lai vốn không được khả quan sẽ còn trầm trọng hơn.

Mặt khác, dù cho tiêu dùng gia đình đã phục hồi vững chắc, giá dầu cao sẽ có thể khiến túi tiền của người dân vơi đi nhiều, làm giảm tốc độ hồi phục thời gian qua. Thật vậy, áp lực giá cả đã bắt đầu thể hiện, mặc dù vẫn ở mức độ có thể kiểm soát được so với các quốc gia khác trong khu vực.

Cập nhật dự báo

Với những nguyên nhân đó, hiện nay HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm 2022, có khả năng đứng đầu toàn khu vực. Đồng thời, cân nhắc các rủi ro đang gia tăng, đặc biệt từ lĩnh vực năng lượng, HSBC cũng giảm dự báo tăng trưởng của năm 2023 xuống 6,3%.

Về mặt giá cả, HSBC dự báo lạm phát sẽ ở mức trung bình 3,5% trong năm 2022, nhưng đà lạm phát sẽ có thể tạm thời vượt mức trần 4% ở một vài thời điểm, đòi hỏi cần bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Sau hai quý tái mở cửa ổn định, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam tiếp tục là một ví dụ nổi trội trong khu vực. Tăng trưởng GDP quý 2/2022 chạm mốc 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, dễ dàng vượt xa những kỳ vọng của thị trường (HSBC: 5,8%, Các tổ chức nghiên cứu: 5,9%).

Đây cũng là mức tăng trưởng GDP theo quý cao nhất mà Việt Nam từng đạt được kể từ năm 2011, nhờ vào phục hồi kinh tế mạnh mẽ trên diện rộng ở các lĩnh vực. Nhưng khi phân tích kỹ hơn, một thông điệp ẩn khác cũng đồng thời xuất hiện. Dù cho tăng trưởng toàn phần rất khả quan, cuộc khủng hoảng năng lượng đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam.

Thoạt nhìn, rất đáng mừng khi chứng kiến lĩnh vực dịch vụ đã có sự tiến triển đáng kể. Nhờ dỡ bỏ những hạn chế quan trọng trong nước và đối với quốc tế vào giữa tháng 3, các lĩnh vực liên quan đến du lịch, đặc biệt là vận chuyển và lưu trú, đã bắt đầu khởi sắc.

Trong khi đó, bán lẻ của quý 2/2022 đã tăng vọt 17% so với cùng kỳ, dấu hiệu cho thấy tiêu dùng hộ gia đình đã phục hồi trở lại. Như vậy, thành công này phần nào là nhờ sự hồi phục dần của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 2,3% trong quý 2/2022, trong khi số lượng việc làm tiếp tục tăng gần đến mức trước đại dịch.

Du lịch cũng đang phát triển mạnh mẽ khi mùa hè đến. Lấy sân bay Nội Bài tại Hà Nội làm ví dụ: các bãi đậu xe đều kín chỗ, buộc các bộ phận quản lý sân bay phải đưa ra nhiều biện pháp như mở tất cả các làn đường để kiểm vé nhằm giảm tải ùn tắc giao thông. Các chuyến bay đã lên lịch tại sân bay Nội Bài đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2022, vượt số liệu được ghi nhận ở giai đoạn đầu đại dịch.

Điều này tương đương với hơn 100 nghìn lượt khách đi lại mỗi ngày, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2019, đồng thời cũng vượt quá sức chứa giới hạn 100 nghìn lượt khách của nhà ga T1.

Như vậy, ngay sau tái mở cửa biên giới vào ngày 15/3, Việt Nam đã đón lượng khách du lịch tăng đáng kể. Vào quý 2/2022, Việt Nam đã đón 0,5 triệu khách du lịch, gần gấp năm lần so với quý 1/2022. Tổng cộng trong nửa đầu năm 2022, lượng khách đến Việt Nam đạt 0,6 triệu (Biểu đồ 4). Trước dịch, 80% khách du lịch đến từ châu Á, với đại đa số từ Trung Quốc đại lục (32%) và Hàn Quốc (24%).

Hiện nay, chỉ 65% du khách đến từ châu Á, các khu vực như châu Âu (16%) và Mỹ (11%) đã chiếm tỷ lệ lớn khách du lịch sau đại dịch, xếp ngay sau Hàn Quốc (18%). Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT) đặt mục tiêu tham vọng thu hút được 5 triệu khách nước ngoài đến Việt Nam năm 2022, gần đạt mức 30% số du khách của năm 2019. Tuy nhiên, sự phục hồi du lịch có thể sẽ diễn ra từ từ, đặc biệt là do thiếu nguồn khách du lịch Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã vượt mức mục tiêu 60 triệu khách du lịch nội địa hàng năm do VNAT đặt ra.

Trong bối cảnh này, lấy thiên đường nghỉ dưỡng Phú Quốc làm ví dụ: khoảng 1,4 triệu du khách đã đến đảo Phú Quốc trong nửa đầu năm 2022, trong đó hơn 95% là du khách trong nước (VNA, 29/6). Tuy nhiên, dù lượng khách nội địa cao, doanh thu du lịch thu về 11 tỷ USD, chỉ đạt 66% mục tiêu của năm.

Bên cạnh nhu cầu nội địa phục hồi, sản xuất của Việt Nam đã khẳng định được vị thế dẫn đầu. Tất cả chỉ dấu đều cho thấy sự tăng trưởng sản xuất ổn định. Dù phần nào là nhờ vào hiệu ứng cơ sở thuận lợi, sản xuất công nghiệp (IP) trong quý 2/2022 đã tăng lên mức hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Sự thành công này không nghi ngờ gì phần lớn là nhờ vào những lô hàng điện tử xuất liên tục, thể hiện qua những số liệu thương mại. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong quý 2/2022, hơn 20% so với cùng kỳ, trong đó một phần ba là các lô hàng điện thoại thông minh và máy vi tính.

Tuy nhiên, hơn thế nữa, ngành dệt may và giày dép, cũng như máy móc, đều ghi nhận sự tăng trưởng phù hợp, chứng tỏ rằng động lực bên ngoài của Việt Nam đang quay trở lại.

Tuy vậy, nhập khẩu quý 2/2022 cũng tăng mạnh, lên mức hơn 15% so với cùng kỳ. Một phần là vì bản chất phụ thuộc nhập khẩu của ngành sản xuất Việt Nam. Ví dụ, các nguyên vật liệu điện tử chiếm gần 40% sản lượng nhập khẩu trong quý 2/2022. Và là một nhà nhập khẩu ròng năng lượng, ngày càng rõ ràng rằng giá năng lượng leo thang kéo theo gia tăng các hóa đơn năng lượng của Việt Nam. Nhập khẩu hàng hóa đã nhảy vọt trong năm nay.

Mặc dù hiện tại áp lực giá cả của Việt Nam chưa rõ ràng như những quốc gia khác trong khu vực, đà lạm phát vẫn tăng nhanh chóng. Lạm phát toàn phần tăng 0,7% so với tháng trước, tương đương với 3,4% so với năm ngoái, vượt khỏi dự báo của HSBC và thị trường (HSBC: 3,2%; Các tổ chức nghiên cứu: 3,2%; Trước đây: 2,9%). Tương tự những tháng trước, lạm phát vận chuyển cao vẫn đóng vai trò chủ đạo, tăng 3,6% so với tháng trước. Giá xăng đầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng, đạt mức cao kỷ lục.

Để ứng phó, nhà điều hành tìm cách giảm thuế đánh vào xăng dầu để giảm áp lực giá, vì thuế và phí chiếm đến 35% giá xăng dầu. Từ 01/4, thuế môi trường được giảm xuống 2.000 đồng đối với xăng và 700-1.000 đồng đối với các nhiên liệu khác. Chính sách này có thể được áp dụng đến hết năm 2022. Đầu tháng 6,

Bộ Tài chính (MoF) đề xuất giảm thuế xuống còn 500-1.000 đồng. Đề xuất này có thể có hiệu lực từ đầu tháng 8. Đây có thể chưa phải là kết thúc. MoF cũng ám chỉ rằng họ đang xem xét để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (8-10%), và VAT (10%), nhưng đề xuất này đang chờ Quốc Hội phê duyệt trong kỳ họp tiếp theo diễn ra vào tháng 10.

Trong khi giá năng lượng cao là điều đã được kỳ vọng, bất ngờ lớn nhất trong dự đoán của HSBC là lạm phát lương thực, tăng 0.8% so với tháng trước. Điều này phần lớn phản ánh tác động mạnh mẽ của chi phí năng lượng leo thang đối với lạm phát lương thực, khi giá cả của các mặt hàng tăng trên diện rộng bao gồm thịt, trứng và rau củ, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê (GSO). Hơn nữa, có những dấu hiệu cho thấy lạm phát đã bắt đầu lan rộng. Lần đầu tiên trong gần 2 năm, lạm phát cơ bản đã hồi phục ở mức 2% so với cùng kỳ năm trước, khi nhu cầu trong nước tiếp tục tăng.

Dự báo kinh tế của HSBC

Dự báo kinh tế của HSBC

Do giá dầu thế giới tăng, HSBC tin rằng áp lực lạm phát sẽ gia tăng. HSBC dự báo rằng lạm phát năm 2022 sẽ ở mức trung bình 3.5% - thấp hơn mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước (SBV) đặt ra – áp lực giá sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2022. Dựa vào các dự báo lạm phát, lạm phát sẽ có thể vượt qua mức 4% kể từ quý 4/2022 đến quý 2/2023, đòi hỏi SBV cần bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ.

HSBC dự đoán rằng SBV có thể sẽ bắt đầu tăng lãi suất 50bp từ quý 3/2022, và tăng thêm 50 điểm cơ bản mỗi quý cho đến quý 3/2023. Như vậy, đến cuối năm 2023, lãi suất điều hành có thể lên đến 6.5%.

Tóm lại, Việt Nam được hưởng lợi từ việc tái mở cửa nền kinh tế. Nhu cầu trong nước đang quay trở lại trong khi động lực bên ngoài tiếp tục thuận lợi. Tuy vậy, chúng ta cũng cần thận trọng với những rủi ro tăng cao đối với sự tăng trưởng, nhất là rủi ro từ giá năng lượng leo thang. Xem xét mọi yếu tố, HSBC tăng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 lên 6.9% (trước đây là 6.6%), nhưng giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống mức 6.3% (trước đây là 6.7%)

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Chat với BizLIVE