HoSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu HNG

Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ HNG âm 1.119,43 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 3.426,49 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra quyết định tiếp tục duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico).

HoSE cho biết, ngày 9/3/2020, cơ quan này đã ra Quyết định số 503/QĐ-SGDHCM chuyển cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo do công ty có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2020 là 11,09 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2020 là âm 2.312,96 tỷ đồng.

Đến ngày 30/3/2022, HoSE nhận được báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm 1.119,43 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 3.426,49 tỷ đồng. Báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán là chấp thuận toàn phần.

Do đó, HoSE quyết định tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu HNG theo Quyết định số 503/QĐ-SGDHCM ngày 3/9/2020 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu HNG sau khi có báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2022 của công ty.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 của HAGL Agrico, năm 2021 doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 1.199 tỷ đồng, giảm một nửa so với mức 2.375 tỷ năm 2020. Sau khi trừ chi phí, công ty lỗ ròng năm 2021 hơn 1.119 tỷ đồng nâng lỗ luỹ kế lên mức hơn 3.426 tỷ đồng.

HAGL Agrico cho biết, nguyên nhân lỗ chủ yếu do trong năm 2021, công ty đã thực hiện rà soát sổ sách và ghi nhận hạch toán các khoản chi phí đánh giá lại các khoản mục tài sản và nợ phải trả đã phát sinh từ năm 2020 trở về trước như:

Trích lập dự phòng khoản phải thu phát sinh từ năm 2018 là 52 tỷ đồng và dự phòng phải thu trên báo cáo tài chính tổng hợp là 174 tỷ đồng; thực hiện thanh lý hàng tồn kho trái cây chế biến (xoài, mít sấy dẻo) đã sản xuất từ năm 2019 là 37 tỷ đồng.

Đánh giá lại và ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đang ghi nhận hàng tồn kho trên báo cáo tài chính tồn đọng từ năm 2018 - 2020 vào giá vốn hàng bán trong niên độ tài chính năm 2021 là 427 tỷ đồng; căn cứ điều 69 Thông tư 200 về chênh lệch tỷ giá hối đoái và chuẩn mực kế toán số 25 về báo cáo tài chính họp nhất: Tại thời điểm cuối năm, công ty thực hiện đánh giá lại chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá là 230 tỷ đồng.

Về kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cụ thể của năm 2022, cuối tháng 2/2022, HAGL Agrico từng gửi cổ đông kế hoạch doanh thu 2.400 tỷ đồng với dự kiến sản lượng đạt 177.000 tấn.

Còn theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 công bố mới đây, HAGL Agrico cho biết trong năm 2022, công ty dự kiến tiếp tục đầu tư hoàn thiện sân bay Nong Khang và bàn giao cho Chính phủ Lào trong năm 2022. Dự kiến tổng mức đầu tư năm 2022 là 898 tỷ đồng và dự kiến giải ngân 422 tỷ đồng.

HAGL Agrico dự kiến sẽ tiếp tục làm việc với HAGL và BIDV để giải quyết công nợ các bên và nhận lại các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Lào, Campuchia thuộc sở hữu của HNG đã thế chấp trước đó cho BIDV đang bảo đảm cho khoản vay của HAGL với giá trị đảm bảo 4.780 tỷ đồng.

Công ty sẽ ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây từ năm 2020 trở về trước nhưng chưa hạch toán nên ước lỗ chỉ riêng cho khoản chi phí này là 2.400 tỷ đồng.

Tại tờ trình phân phối lợi nhuận, HAGL Agrico dự kiến sẽ không thực hiện việc chia cổ tức năm 2022.

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Chat với BizLIVE