Hợp đồng 30.000 tấn gạo Việt sang Bangladesh nguy cơ lỗ lớn?

Bộ Công Thương giao Tổng công ty Lương thực miền Nam đại diện Chính phủ ký bán 30.000 tấn gạo trắng thường cho Bangladesh vụ mùa 2022, giá 494 USD/tấn (CIF) giao cảng Bangladesh, giá FOB cảng TP.HCM là 393,5 USD/tấn. So với giá gạo hiện nay hợp đồng chưa giao đã lỗ 37 USD/tấn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong công văn gửi Bộ Công Thương báo cáo về tình hình phân giao chỉ tiêu hợp đồng bán 30.000 tấn gạo gạo trắng 5% tấm vụ mùa 2022, giữa Tổng công ty Lương thực miền Nam (VNF2) và Cục Lương thực Bangladesh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trình phương án phân bổ như sau:

Số lượng gạo 6.000 tấn, tương đương 20% tổng số lượng hợp đồng 30.000 tấn được phân bổ cho thương nhân đầu mối ký hợp đồng (VNF2). Số lượng gạo còn lại là 24.000 tấn, tương đương 80% tổng số hợp đồng sẽ được phân ủy thác cho các thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, với đơn giá ủy thác là 393,5 USD tấn FOB, cảng TP.HCM và phí ủy thác là 0,5 USD/tấn.

Trong trường hợp các thương nhân được phân bổ không thực hiện hợp đồng sẽ giao cho VNF2 thực hiện toàn bộ số lượng gạo mà hợp đồng đã ký.

Khó thực hiện chỉ tiêu phân giao

Ông Nguyễn Văn Đôn – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt Hưng cho biết, hợp đồng 30.000 tấn gạo trắng thường do VNF2 đại diện Chính phủ Việt Nam ký bán cho Cục Lương thực Bangladesh với giá 393 USD tấn (FOB) TP.HCM, và VFA đã phân ủy thác cho các thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, và các thành viên trong Hiệp hội mỗi thành viên nhận 120 tấn gạo, với đơn giá ủy thác là 393,5 USD tấn FOB, cảng TP.HCM và phí ủy thác là 0,5 USD/tấn, như vậy giá gạo doanh nghiệp nhận ủy thác là 393 USD/tấn.

Công ty Việt Hưng cũng nhận được chỉ tiêu phân giao này, tuy nhiên so sánh với giá gạo trong nước hiện nay thì loại gạo trắng 5% tấm đang có giá 430 USD/tấn, còn hợp đồng VNF2 ký bán cho Banglades giá 393 USD/tấn, theo đó doanh nghiệp chưa bán đã lỗ 37 USD/tấn.

“Trước tình hình giá gạo trong nước đang lên nếu thực hiện chỉ tiêu phân giao này doanh nghiệp sẽ lỗ, nên có nhiều người đã từ chối không nhận chỉ tiêu. Đó là chưa kể diện tích sản xuất lúa IR 50404 ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm rất nhiều, nên có nhiều doanh nghiệp không chuyên sâu đối với loại gạo này.

Bây giờ cũng đã xong vụ Hè Thu rồi khó mua được loại gạo này nên rất khó “ép” doanh nghiệp nhận chỉ tiêu. Trong trường hợp các doanh nghiệp không thì VNF2 phải đứng ra thực hiện hợp đồng này”, Giám đốc công ty TNHH Việt Hưng nói.

Ba nguyên nhân không nhận chỉ tiêu

Theo các doanh nghiệp, có ba nguyên nhân khiến họ không muốn nhận chỉ tiêu.

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp không kinh doanh gạo IR 50404 nên trong kho không có chân hàng, vả lại bây giờ cũng đã xong vụ Hè Thu nên rất khó mua được loại gạo này. Đó là chưa kể nông dân bây giờ rất ít trồng loại lúa cho gạo phẩm cấp thấp.

Thứ hai, gạo bán Bangladesh hiện nay đang có giá 9.800 – 9.900 đồng/kg, nhưng VNF2 ký bán giá tương đương 8.700 đồng/kg, tính ra lỗ 1.100 – 1.200 đồng/kg.

Thứ ba, không có phương tiện nào chịu vận chuyển khối lượng hàng hóa nhỏ.

“Giá ủy thác là 393,5 USD/tấn, sau khi trừ 15 USD/tấn chi phí bao bì và vận chuyển còn lại 378,5 USD/tấn, nếu quy đổi giá vnd/usd hôm nay 23.540 đồng/usd, tương đương giá 8.909 đồng/kg tại kho, trong khi giá gạo này hôm đã chạm ngưỡng 10.000 đồng/kg thì mức lỗ là rất lớn”, một thương nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long nói.

Còn theo ông Đôn thì lúc đầu công ty cũng muốn nhận hợp đồng này nhưng do không thuê được phương tiện, vận chuyển 120 tấn gạo là khá nhỏ so với tải trọng của các ghe chở gạo nên không có phương tiện nào chịu chở, họ yêu cầu phải chở từ 250 tấn trở lên mới chịu nhận.

Bên cạnh đó, công ty không kinh doanh gạo IR 50404 nên hiện nay trong kho không có loại gạo này, trước những khó khăn trên có lẽ công ty sẽ từ chối không nhận chỉ tiêu.

VNF2 xem chừng lỗ nặng?

Giá gạo trắng 5% tấm đã lên 430 USD/tấn, như vậy chưa bán mỗi tấn gạo đã thấy lỗ 37 USD/tấn, tương đương khoảng 1.100 đồng/kg gạo, nhưng chưa chắc giá thị trường hôm nay là còn đứng ở mức 430 USD/tấn.

Ngoài việc giá gạo tăng cao so với giá trong hợp đồng, hiện nay diện tích sản xuất gạo cấp thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long rất ít mà mùa vụ cũng đã qua, vì vậy mà tất cả các doanh nghiệp được phân giao đều chùn bước, không muốn nhận chỉ tiêu.

Tính ra chỉ tiêu 120 tấn/doanh nghiệp thì số lượng không nhiều và mức lỗ được chia đều ra thì không quá lớn đối với từng doanh nghiệp, nhưng nếu chỉ một mình VNF2 thực hiện hết 30.000 tấn Bangladesh thì con số lỗ là rất lớn.

Đó là chưa kể trong bối cảnh giá gạo tăng cao như hiện nay và mùa vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã qua, cho dù VNF2 chấp nhận chịu lỗ tập trung đẩy giá mua cao lên cũng chưa chắc mua được một khối lượng lớn gạo IR 50404, vì vậy hợp đồng 30.000 tấn gạo Bangladesh xem chừng khó thực hiện được.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE