Hôm nay, xét xử cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm sai phạm tại Sabeco

Hậu quả vụ án là sự dịch chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân; gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.713 tỷ đồng.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Hôm nay 7/1, TAND TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về tội danh "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.

Cùng xét xử về tội danh trên là bị cáo Phan Chí Dũng, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương.

8 bị cáo còn lại bị xét xử về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai gồm ông Nguyễn Hữu Tín, cựu phó Chủ tịch UBND TP.HCM; Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở TN&MT TP; Trương Văn Út, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất đai, Sở TN&MT TP; Lê Văn Thanh, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP; Lâm Nguyên Khôi, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP; Lê Quang Minh, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP; Nguyễn Lan Châu, chuyên viên phòng Quản lý đất, Sở TNMT TP; Nguyễn Thanh Chương, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.

Phiên sơ thẩm do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa, dự kiến kéo dài 8 ngày liên tục, gần 30 luật sư đăng ký bào chữa cho 10 bị cáo.

Theo bản cáo cáo trạng, ông Vũ Huy Hoàng là người có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, công nghiệp và thương mại.

Bị cáo Hoàng được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công thương từ ngày 2/8/2007 đến 8/4/2016, thường xuyên tham dự họp Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Chính phủ và Quốc hội về quản lý ngành công thương; thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công thương quản lý, trong đó có Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Mặc dù ngay từ những năm 2011, 2012, Chính phủ đã có các nghị quyết yêu cầu các bộ, ngành, tổng công ty nhà nước không đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, nhất là lĩnh vực bất động sản, tài chính… Đồng thời khi Sabeco triển khai thực hiện dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Sabeco không bố trí được số tiền phải nộp để chuyển mục đích sử dụng là hơn 1.236 tỷ đồng, nhưng bị cáo Vũ Huy hoàng Vẫn quyết định cho đầu tư dự án và đã không chấp hành các Nghị quyết của Chính phủ.

Từ năm 2012 đến 2016, bị cáo Hoàng thực hiện các hành vi chỉ đạo cấp dưới, cụ thể là bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương (hiện đang truy nã) cùng Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nghẹ, Bộ Công thương có các văn bản chỉ đạo các cán bộ tại Sabeco dùng quyền sử dụng đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.

Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý cho dự án, ông Vũ Huy Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã phê duyệt mà chỉ đạo Sabeco thoái vốn toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển nhượng quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.

Cáo trạng nêu, hầu hết các bị cáo trong vụ án là những người giữ vị trí lãnh đạo đầu nguồn, cán bộ chủ chốt của Bộ Công Thương và TP.HCM, có trình độ chuyên môn và hiểu biết trong lĩnh vực công tác. Các bị cáo được phân công nhiệm vụ quản lý ngành công thương trên toàn quốc và quản lý, phát triển kinh tế xã hội ở đô thị lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, vì những động cơ khác nhau các bị cáo đã thực hiện các hành vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, cố ý vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước, về quản lý đất đai.

Hậu quả là sự dịch chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân; gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 2.713 tỷ đồng.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE